Lễ hội Làm Chay - Một nét đẹp văn hóa dân gian

Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853185.jpg
Các cổng chào mừng tại Lễ hội Làm Chay. Ảnh: Thanh Bình -TTXVN

“Dù ai mua bán bộn bề/Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu”. Câu ca dao trên như lời nhắc nhở những người con xa xứ trở về mỗi khi Lễ hội Làm Chay đến. Đây là lễ hội truyền thống độc đáo, mang nét đẹp văn hóa dân gian, đậm tính cộng đồng của người dân ở Tầm Vu, huyện Châu Thành hơn 100 năm nay.

Trước đây, khi thực dân Pháp chiếm Tầm Vu, các cuộc khởi nghĩa liên tục nổi lên nhưng đều bị đàn áp dã man. Nhiều nghĩa sĩ ngã xuống, trong đó có 2 nhà yêu nước Đỗ Tường Tự và Đỗ Tường Phong. Sau khi 2 ông mất, thực dân Pháp nghiêm cấm việc làm ma chay và khóc thương hòng uy hiếp tinh thần nhân dân. Với lòng tiếc thương 2 nhà yêu nước nói riêng, các nghĩa sĩ trận vong nói chung, nhân dân Tầm Vu tổ chức lễ cúng với hình thức “trai đàn”, để cúng tế các nghĩa sĩ hy sinh trong phong trào kháng chiến chống Pháp và cầu an cho bá tánh. Về sau, người dân gọi chệch “làm trai đàn” thành Làm Chay.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853184.jpg
Ban Tổ chức đánh trống khai mạc Lễ hội Làm Chay. Ảnh: Thanh Bình -TTXVN

Đình Tân Xuân thờ Thần Thành Hoàng cùng anh linh của những người có công với làng, với nước. Trong đó, có những nghĩa sĩ yêu nước hy sinh trong phong trào Thủ Khoa Huân ở Tầm Vu, huyện Châu Thành. Với cuộc nổi dậy của hai anh em ông Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự, đã có tác động cổ vũ mạnh mẽ phong trào yêu nước ở địa phương lúc bấy giờ. Hai ông đã nêu gương khí tiết, để lại cho đời một tấm gương sáng chói về lòng yêu nước, kiên trung của người nghĩa sĩ.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853188.jpg
Lễ Cầu siêu tại Lễ hội Làm Chay. Ảnh:Thanh Bình -TTXVN

Tại ngôi đình cổ Tân Xuân, Lễ hội Làm Chay diễn ra với nhiều nghi thức cúng tế, cầu siêu cho các chí sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ, vong linh người quá cố, và cầu mong “Mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an”, người dân an tâm lao động sản xuất, đạt vụ mùa bội thu. Lễ hội tổ chức với ý nghĩa tôn vinh các giá trị thuần phong mỹ tục, tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân có công khai phá, bảo vệ và phát triển vùng đất này.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853183.jpg
Lãnh đạo UBND tỉnh Long An thắp hương tại Đình Vạn Xuân -nơi tổ chức Lễ hội Làm Chay. Ảnh:Thanh Bình -TTXVN

Năm 2014, đình Tân Xuân được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và Lễ hội Làm Chay được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853190.jpg
Không khí náo nhiệt tại Lệ hội Làm Chay. Ảnh: Thanh Bình -TTXVN

Chị Nguyễn Thị Thìn, ngụ xã Thanh Vĩnh Long (huyện Châu Thành, Long An) cho hay, chị tham gia lễ hội Làm Chay hằng năm, cảm thấy rất vui và hào hứng mỗi khi đến đây. Lễ hội này là dịp để chị gặp gỡ bạn bè, người thân, cùng nhau ôn lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Còn anh Nguyễn Châu Huân, Nhóm bếp ăn tình thương xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành (Long An) cho biết, anh cùng nhiều người tụ họp về đây để nấu những suất ăn chay miễn phí phục vụ cho toàn thể quý khách thập phương đi tham quan các chương trình Lễ hội. Kinh phí, vật chất được các nhà hảo tâm, cộng đồng gần, xa đóng góp để Nhóm thực hiện những suất ăn trong những ngày Lễ.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853187.jpg
Lễ Cầu siêu tại Lễ hội Làm Chay. Ảnh: thanh Bình -TTXVN

Bà Nguyễn Thị Diễm Quỳnh, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho hay: Ban Tổ chức đã chú trọng các biện pháp đảm bảo lễ hội diễn ra an toàn, lành mạnh. Bên cạnh đó, UBND huyện Châu Thành cũng yêu cầu thủ trưởng các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể và UBND xã, thị trấn triển khai có hiệu quả phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự Lễ hội Làm Chay năm Ất Tỵ 2025.

potal-long-an-khai-mac-le-hoi-lam-chay-7853180.jpg
Đông đảo người dân và trẻ em đến tham quan tại Lễ hội Làm Chay. Ảnh: thanh Bình -TTXVN

Năm nay, Ban Tổ chức thay đổi hình thức "tranh lộc" bằng cách "phát lộc" để đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động như văn nghệ, chiêu U, múa lân, diễu hành xe hoa, tái diễn hoạt cảnh dân gian đánh động yêu quái; các trò chơi dân gian như bắt vịt, kéo co, đập nồi diễn ra song song với các hội thi thể thao. Đặc biệt, đây là năm đầu tiên Câu lạc bộ Thư pháp của huyện Châu Thành tổ chức tặng chữ thư pháp miễn phí cho khách tham gia lễ hội; đồng thời, người dân còn có thể nhận chữ viết sẵn hoặc nhờ các ông đồ tặng chữ theo mong muốn.

Thanh Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Nỗ lực cho một mùa lễ hội văn minh, an toàn, tiết kiệm

Tháng Giêng là thời điểm các lễ hội Xuân diễn ra trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo du khách tham gia, đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải được thực hiện nghiêm túc. Những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực từ trung ương đến địa phương, giúp người dân có cơ hội du Xuân an toàn, lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội " Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Ngày 15/2, tại phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Đại lễ khánh thành Chánh điện và Kiết giới Sima. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương và thành phố Cần Thơ, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố và đông đảo bà con Phật tử Nam tông Khmer khu vực Nam Bộ.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Giữ nét đẹp văn hóa trong lễ hội Xuân

Một mùa Xuân mới đã về mang theo lộc biếc trên cành, các loài hoa đua nhau bừng nở, khoe sắc xuân. Trong hơi thở mùa xuân ấy, người dân nô nức trẩy hội, gửi gắm ước vọng về một năm mới bình an, mọi việc hanh thông.

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Pháo đất - nâng tầm trò chơi dân gian thành sản phẩm OCOP

Liên hoan pháo đất tỉnh Hải Dương năm 2025 diễn ra ngày 14/2 tại chùa Côn Sơn, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) là hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian của dân tộc.

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Long An: Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ mở rộng lần thứ 29

Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Công bố đề cử chính thức Giải Cống hiến lần thứ 19 năm 2025

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố Giải Cống hiến lần 19 năm 2025; đề cử chính thức trên cả 2 hệ thống giải là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Cùng với đó, Ban tổ chức mở cổng bình chọn cho công chúng, để cùng với lá phiếu của các nhà báo, tìm ra những chủ nhân Cống hiến mùa giải năm nay.

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc; Tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025); Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Hải Dương, Côn Sơn (15/2/1965 – 15/2/2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền

Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Lào Cai khai hội Đền Thượng Xuân Ất Tỵ

Ngày 12/2, hàng ngàn người dân và du khách tập trung dưới gốc cây đa hơn 300 năm tuổi tại phường Lào Cai (thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai) tham dự khai mạc Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025.

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Độc đáo phiên chợ người mua, người bán giao dịch bằng lá cây ở Tây Ninh

Ngày 12/2, tại khu vực thuộc ấp Long Hải, xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, nhiều người dân đã tổ chức phiên chợ lá độc đáo, với hàng chục gian hàng ẩm thực chay phục vụ miễn phí. Phiên chợ diễn ra mỗi năm một lần vào dịp rằm tháng Giêng. Người dân và du khách tham gia phiên chợ chỉ cần sử dụng lá cây để mua hàng thay cho tiền.

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Tưng bừng Lễ hội Lồng Tồng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Mỗi độ Xuân về, khi những cánh đào phai bung nở rực rỡ khắp núi rừng, đồng bào dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô nức tổ chức Lễ hội Lồng Tồng - một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện khát vọng về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no, hạnh phúc.

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm

Hát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên từ bao đời nay. Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.