Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

potal-nam-dinh-tap-nap-nguoi-dan-du-khach-den-den-tran-du-xuan-dau-nam-moi-7834186.jpg
Đông đảo người dân làm lễ tại khu vực đền Thiên Trường. Ảnh: Công Luật – TTXVN

Sáng mùng 4 Tết Nguyên đán, thời tiết tại thành phố Nam Định rất thuận lợi, trời khô tạnh có nắng ấm, là điều kiện lý tưởng để du xuân. Tại khu vực cổng chính đền Trần, rất đông người dân, du khách đã có mặt từ sớm tranh thủ chụp những tấm hình để làm kỷ niệm; trong khuôn viên đền Trần người dân thong thả thăm quan những nét kiến trúc cổ kính của ngôi đền và thắp hương cầu mong một năm mới may mắn, bình an… cho bản thân và gia đình.

Ông Đoàn Văn Sử, phường Nam Phong, thành phố Nam Định cho biết, đầu năm đi lễ đền, chùa đã trở thành một tục lệ, nét đẹp văn hóa của người dân địa phương, vì vậy năm nào ông và gia đình cũng đến đây để thăm quan, thưởng ngoạn phong cảnh và cầu mong một năm mới có nhiều sức khỏe, may mắn. Hơn nữa, đến với đền Trần cũng là dịp để con cháu tưởng nhớ, tri ân các vị vua Trần đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước với 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông.

potal-nam-dinh-tap-nap-nguoi-dan-du-khach-den-den-tran-du-xuan-dau-nam-moi-7834191.jpg
Đông đảo người dân, du khách đến đền Trần để vãn cảnh, chiêm bái cầu mong một năm mới may mắn, bình an… cho bản thân và gia đình. Ảnh: Công Luật – TTXVN

Cùng chung tâm trạng hứng khởi khi đến với đền Trần trong những ngày đầu Xuân năm mới, anh Nguyễn Văn Bình, du khách đến từ tỉnh Hà Nam cho hay, mỗi lần sang Nam Định đi chúc Tết người thân, anh lại tranh thủ đi lễ đền Trần để mong một năm mới làm ăn thuận lợi, bình an. Đến đây anh rất ấn tượng với lối kiến trúc cổ kính của ngôi đền, đặc biệt là những pho tượng vua Trần bằng đồng được làm tỉ mỉ, tinh xảo thể hiện tinh hoa của các nghệ nhân, cho thấy đây là một trong những vương triều thịnh trị bậc nhất trong lịch sử dân tộc.

Để tạo ấn tượng với du khách gần xa, năm nay Ban quản lý Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp đã dời 2 khu gửi xe ra bên ngoài khu vực khuôn viên đền, đồng thời thay bằng những tiểu cảnh với chủ đề chào Xuân năm 2025 và Khai ấn đền Trần để du khách có thể thăm quan, chiêm ngưỡng, lưu lại những bức ảnh kỷ niệm cùng người thân khi đến với ngôi đền cổ kinh, linh thiêng này.

potal-nam-dinh-tap-nap-nguoi-dan-du-khach-den-den-tran-du-xuan-dau-nam-moi-7834184.jpg
Xin chữ đầu xuân tại đền Trần. Ảnh: Công Luật - TTXVN

Chị Nguyễn Thị Ngọc, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định chia sẻ, những năm trước đây khi đến với đền Trần rất ít chỗ vãn cảnh, chụp ảnh thì năm nay ngoài khu vực hồ nước rộng lớn có cảnh quan đẹp thì Ban tổ chức đã làm thêm các hoạt cảnh rất đẹp ở ngay lối cổng ra vào, thuận tiện cho người dân chụp ảnh lưu niệm. Hôm nay có rất đông người đến đây chụp, để có bức ảnh ưng ý, gia đình phải đợi khá lâu mới đến lượt, nhưng khi chụp xong ai nấy đều rất vui vẻ, hoan hỉ.

Theo ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, ngay từ ngày mùng 1 Tết, Khu di tích đã đón đông đảo người dân, du khách đến đi lễ, vãn cảnh, nhà đền sẽ mở cửa liên tục từ nay đến Lễ hội Khai ấn để phục vụ người dân. Lễ Khai ấn năm nay sẽ có nhiều nội dung, bao gồm phần Lễ trang trọng và phần hội sôi động, đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Đặc biệt, năm nay Ban Tổ chức sẽ tổ chức livestream nghi Lễ Khai ấn qua màn hình để người dân không vào được khu vực làm lễ có thể theo dõi ở vòng ngoài.

Để bảo đảm tình hình an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra lễ hội, Công an thành phố Nam Định đã xây dựng phương án, huy động các lực lượng bố trí các vòng an ninh trong và xung quanh khu vực đền Trần, đồng thời tổ chức phân làn giao thông, phòng, chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho người dân và du khách khi đến với đền Trần.

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 29/1 đến 27/2 (từ mùng 1 đến 30 tháng Giêng Âm lịch). Phần lễ được tổ chức trang trọng theo nghi lễ truyền thống, diễn ra từ ngày 8/2 và kết thúc vào ngày 13/2 (từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng Âm lịch). Các hoạt động chính gồm: Lễ rước Kiệu Ngọc Lộ, lễ rước Nước và tế Cá, nghi thức dâng hương, nghi lễ Khai Ấn...

Từ 5 giờ sáng 12/2 (15 tháng Giêng), Ban Tổ chức sẽ phát ấn lộc cho nhân dân và du khách tại 3 địa điểm: Nhà Giải vũ, Nhà Trưng bày và Đền Trùng Hoa.

Công Luật

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.

Trong tâm thức của ngư dân, tàu thuyền là ngôi nhà thứ 2 nên dịp Tết đến xuân về, các phương tiện tàu, thuyền đều được trang trí mang không khí ấm áp của mùa xuân. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Về miền biển Ngọc Bích xem ngư dân thực hiện phong tục “nhúng giã” đầu năm

Nghề biển là nghề truyền thống có từ gần 100 năm qua của ngư dân xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ trong lao động sản xuất, ngư dân tạo lập nên nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét đặc trưng của cư dân miền biển như: Phong tục cúng thuyền đêm giao thừa, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư..., trong đó tục "nhúng giã" là một nghi thức độc đáo, được thực hiện đầu năm, mang ý nghĩa xuất hành, khai mở cửa biển, cầu mong năm mới với những chuyến vươn khơi gặp may mắn, biển lặng, an yên, thuận lợi và cho nhiều hải sản.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Du xuân - về thăm Di tích Lam Kinh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mang kiến trúc triều đình đặc trưng cùng với những trầm tích mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa, Lam Kinh đã trở thành khu di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh thiêng liêng của dân tộc.

Màn múa rồng tại lễ hội Thành Bản Phủ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Điện Biên - miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Những năm vừa qua, các di sản văn hóa Chăm đã có đóng góp không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa Chăm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ tạo bứt phá cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới...

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Chiều 30/1 (mùng 2 Tết), trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội đua thuyền, thúng truyền thống, mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao truyền thống do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, mang đậm nét đặc trưng của người dân vùng biển.

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Xuân đã về, Tết đã chạm ngõ mọi nhà, lòng người muôn nơi hân hoan trong niềm vui sướng đón chào năm mới. Tại Bến Tre, trong không khí se lạnh của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, các gia đình vui Xuân đón Tết nhưng không quên hướng về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được trao truyền và tiếp nối tự ngàn đời.

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống. Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

“Ăn bánh với giò không bằng xem trò Xuân Phả” - đó là câu nói cửa miệng của người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, quê hương của trò múa Xuân Phả. Với người dân Xuân Trường, từ lâu nay, xem múa hát Xuân Phả đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống - là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con trong những ngày lễ trọng đại, trong dịp Tết đến, Xuân về.

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Với lịch sử hơn 400 năm, tranh dân gian làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Để hồi sinh và phát triển dòng tranh dân gian truyền thống độc đáo này, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai công tác truyền nghề cũng như quảng bá, gìn giữ nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp), tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột), Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào Xuân” đã diễn ra trong không khí rộn ràng, phấn khởi, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Mường Lay là thị xã nhỏ miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm yên bình bên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái trắng qua hàng trăm năm mà còn là vùng đất thấm đẫm nét đẹp văn hóa. Với những di sản độc đáo như múa xòe, đàn tính tẩu... Mường Lay được ví như một bảo tàng sống, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của dân tộc Thái giữa đại ngàn Tây Bắc.

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Cốm gạo (còn gọi là bỏng gạo) là một thứ quà bình dị, không mẫu mã bắt bắt và cũng đắt tiền như nhiều loại bánh thời nay. Nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cốm gạo luôn là một trong những món ăn truyền thống, gắn liền với làng mạc, quê hương được nhiều người yêu thích.

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ

Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.

Du Xuân vùng đất cổ Đông Triều

Du Xuân vùng đất cổ Đông Triều

Đông Triều, mảnh đất cổ kính nằm ẩn mình giữa núi non trùng điệp của tỉnh Quảng Ninh, từ lâu đã là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách. Nơi đây không chỉ là cái nôi của vương triều nhà Trần hào hùng mà còn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng với những ngôi chùa cổ kính, di tích lịch sử trầm mặc. Vào mỗi dịp Xuân về, Đông Triều lại khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc màu, thu hút hàng vạn người dân thập phương về đây hành hương, lễ Phật.

Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Những nét đẹp độc đáo trong phong tục đón Tết của đồng bào vùng cao ở Lào Cai

Mùa xuân mới đang về trên khắp các bản làng vùng cao Lào Cai. Trong hơi sương lạnh, những cánh hoa đào phớt hồng, chùm mận trắng vươn mình khoe sắc cùng gió núi. Khắp các làng trên, xóm dưới rộn rã không khí chuẩn bị cho một mùa lễ hội tưng bừng với những nghi lễ độc đáo, những món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt, mỗi dân tộc ở Lào Cai đón năm mới với phong tục tập quán riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng, tạo nên một bức tranh đa sắc màu của 25 dân tộc anh em vùng biên giới.

Từ bao đời nay, người Dao đỏ luôn gìn giữ, bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống với các hoa văn, cách bài trí cùng gam màu sắc rực rỡ, nổi bật tạo nên bộ trang phục mang nét đặc sắc riêng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Giữ gìn nghề thêu thổ cẩm của người Dao đỏ Yên Bái

Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo phải kể đến dân tộc Dao.

Đại biểu và khách tham quan trải nghiệm khu vực gói bánh chưng. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN

Không gian văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Trong không khí đón Xuân Ất Tỵ, ngày 27/1, tại khu vực Cung Quy hoạch Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long diễn ra sự kiện “Không gian Văn hóa Tết các dân tộc tỉnh Quảng Ninh”. Đây là chương trình ý nghĩa, đặc sắc thu hút đông đảo người dân, du khách, diễn ra đến hết ngày 3/2.

Tết cổ truyền – Bản sắc văn hóa người Việt

Tết cổ truyền – Bản sắc văn hóa người Việt

Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 1- 28/2/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 2 với chủ đề “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ (2025).

 Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Trải nghiệm phong vị Tết Hoàng cung

Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.