Mùa xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào dân tộc K’ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên...
Những ngày đầu Xuân, Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ khi được tô điểm thêm đủ sắc màu của các loại hoa đào, mận, cải. Cùng với đa dạng văn hoá của đồng bào các dân tộc, nơi đây luôn là điểm đặc biệt thu hút du khách trong vào ngoài nước đến Hà Giang du lịch và khám phá.
Mùa Xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào người K’Ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du Xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của người dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), du khách tấp nập đổ về tham quan, nghỉ dưỡng. Tuy lượng du khách tăng cao nhưng vẫn không xảy ra tình trạng “cháy” phòng khách sạn hay quá tải các dịch vụ du lịch.
Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mang kiến trúc triều đình đặc trưng cùng với những trầm tích mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa, Lam Kinh đã trở thành khu di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh thiêng liêng của dân tộc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết ngày 29/1 (mùng 2 Tết Ất Tỵ) thời tiết cả ba miền thuận lợi để người dân du Xuân, chúc Tết. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ấm dần lên, các khu vực khác thời tiết chủ đạo là ngày nắng, đêm không mưa. Nam Bộ mát.
Đông Triều, mảnh đất cổ kính nằm ẩn mình giữa núi non trùng điệp của tỉnh Quảng Ninh, từ lâu đã là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo du khách. Nơi đây không chỉ là cái nôi của vương triều nhà Trần hào hùng mà còn là trung tâm văn hóa, tín ngưỡng với những ngôi chùa cổ kính, di tích lịch sử trầm mặc. Vào mỗi dịp Xuân về, Đông Triều lại khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc màu, thu hút hàng vạn người dân thập phương về đây hành hương, lễ Phật.
Khoảng một tuần qua, hoa mai anh đào bất ngờ bừng nở đã thu hút đông đảo du khách đến du Xuân sớm tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), dù còn nửa tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Không chỉ vang danh với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cùng những di tích lịch sử như đồi A1, hầm De Castries…, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Điện Biên còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những loài hoa, của nhưng núi đồi, danh thắng kỳ vĩ…
Với chủ đề “Xuân yêu thương, Tết sum vầy”, Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn năm 2024 khai mạc tối ngày 07/02/2024 (ngày 28 tháng Chạp âm lịch) mở màn cho chuỗi sự kiện Lễ hội Tết năm 2024 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, lượng khách đến địa phương du Xuân, tham quan, trải nghiệm từ ngày 21 - 26/1(tức ngày 30 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết) ước đạt 130.000 lượt khách. Tổng thu từ du lịch trong dịp này ước đạt 14 tỷ đồng, tăng 51,4 % so với Tết Nhâm Dần 2022; trong đó, khách quốc tế ước đón 350 lượt người, tăng 61,29%.
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) để nghỉ dưỡng, du Xuân.
“Thứ nhất chơi chữ - thứ nhì chơi tranh”... Từ xa xưa, chơi tranh là thú vui tao nhã đứng thứ hai của người Việt, nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Trong đó, dòng tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh tứ bình nói riêng với sắc màu rực rỡ, mang ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, như lời chúc bình an, hạnh phúc gửi đến mọi người, mọi nhà nhân dịp Xuân mới rất được ưa chuộng.
Với du khách ưa thích không gian cổ kính thì không đâu bằng vùng đất cố đô Huế. Khi nhắc đến Huế, du khách thường nghĩ ngay đến kinh thành Huế, đến đền đài, lăng tẩm, chùa cổ hoặc những cảnh đẹp nên thơ.
Vào mỗi dịp Xuân sang Tết đến, cùng với việc du xuân, thăm người thân, bạn bè, không ít người lựa chọn cho mình một thú chơi truyền thống, tao nhã. Người chọn chơi chữ, người chọn chơi tranh, người lại chọn chơi hoa cây cảnh… Cứ như thế, theo dòng thời gian, những thú chơi tao nhã ngày Xuân ấy đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt, được các thế hệ duy trì, nối tiếp và phát huy.
Cứ mỗi dịp xuân về, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) như khoác lên mình chiếc áo mới, nhộn nhịp với trăm hoa khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ, Hội hoa Xuân Tao Đàn… Người người, nhà nhà du Xuân, đón Tết giữa phố xá thanh bình ngập tràn cờ hoa.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 3/2 cho biết: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ban hành công điện số 396/ CĐ-BVHTTDL gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus gây ra trong hoạt động lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Hòa trong không khí tưng bừng của những ngày Tết cổ truyền dân tộc, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều địa điểm vui chơi giải trí đã thu hút đông đảo người dân thành phố đến du xuân, thưởng ngoạn và chụp ảnh lưu niệm.
Kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2017 kéo dài ba ngày, nhiều người dân tại Tp. Hồ Chí Minh đã tận dụng thời gian này đến các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị để vui chơi, ăn uống và mua sắm. Mặt khác, các nhà bán lẻ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, giảm giá, nên sức mua trên thị trường tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào xuân, trên cung đường Tây Bắc từ Sơn La lên Điện Biên, Lai Châu, rẽ sang Lào Cai, Yên Bái…, nơi nào cũng rực rỡ sắc màu của hoa đào, hoa mơ, hoa mận.