Dân tộc Sán Chay

Dân tộc Sán Chay
Người Cao Lan
Người Cao Lan
Ðơn vị cư trú của người Sán Chay là bản, mỗi bản có từ 20 đến 30 nóc nhà. Bản của người Sán Chay thường ở ven sông, suối.
 
Người Sán Chay ở trong những ngôi nhà sàn được dựng lên từ ý tưởng, kết cấu theo hình dáng của con “trâu thần”, con vật tiêu biểu của nền nông nghiệp lúa nước. Bốn cột chính của nhà tượng trưng cho bốn chân trâu. Kết cấu khung nhà tượng trưng cho xương sườn và nóc nhà được coi là xương sống của “trâu thần”. Bên trong nhà, chỗ đặt thùng thóc, thùng gạo được coi là dạ dày của trâu. Trong mỗi ngôi nhà của người Sán Chay đều có một căn buồng nhỏ để thờ cúng tổ tiên. Nơi đây là chỗ linh thiêng nhất của mỗi gia đình.

Người Sán Chay
Người Sán Chay    

Người Sán Chay có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời, ngoài ra họ còn canh tác thêm ngô, khoai, sắn. Vật nuôi chủ yếu của người Sán Chay là trâu, bò, lợn, gà để lấy thịt và làm sức kéo.
 
Phụ nữ Sán Chay mặc váy chàm và áo dài có trang trí hoa văn ở đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo và lưng áo. Thường ngày, họ chỉ dùng một thắt lưng chàm nhưng trong ngày lễ, tết họ dùng 2 đến 3 chiếc thắt lưng bằng lụa hay nhiễu với nhiều màu khác nhau.

Mênh kênh một nghi lễ trong đám tang của người Sán Chay
Mênh kênh một nghi lễ trong đám tang của người Sán Chay

Dân tộc Sán Chay có vốn văn nghệ dân gian phong phú với nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Ðặc biệt, sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú, hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Ngoài ra, họ còn có các điệu múa như: múa trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa dâm cá, múa thắp đèn...

Có thể bạn quan tâm