Trà Vinh đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP

Giai đoạn 2022-2025, tỉnh Trà Vinh tập trung nhiều giải pháp để thực hiện Chương trình Mỗi xã Một sản phẩm (OCOP). Tỉnh đặt mục tiêu, giai đoạn này có thêm 100 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 đến 4 sao; trong đó, sẽ lựa chọn 5 - 7 sản phẩm để nâng cao chất lượng đạt OCOP 5 sao (sản phẩm cấp quốc gia).

Tra Vinh dat muc tieu den nam 2025 co them 100 san pham OCOP hinh anh 1Các hợp tác xã, hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Theo đó, Trà Vinh sẽ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp về những kiến thức liên quan đến chương trình này, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, ngành chức năng nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP phát triển sản xuất, kinh doanh, từ lập phương án sản xuất kinh doanh; mua sắm trang thiết bị tiên tiến, xây dựng tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm; thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu; đào tạo nguồn nhân lực; công tác xúc tiến thương mại…

UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành chức năng thường xuyên tư vấn, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ sở tiếp cận các chính sách của tỉnh trong quá trình thực hiện chương trình; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở tích cực tham gia hội chợ quảng bá sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị,... bán sản phẩm OCOP của tỉnh, đưa lên sàn thương mại điện tử. Tỉnh cũng sẽ ban hành quy chế quản lý cửa hàng bán sản phẩm OCOP; chế tài xử lý vi phạm, tránh việc lợi dụng thương hiệu OCOP để bán hàng kém chất lượng, hàng không phải sản phẩm OCOP…

Tỉnh sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh sản phẩm OCOP, các dịch vụ thông qua năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu thị trưởng nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Trà Vinh chủ trương xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản là thế mạnh của tỉnh theo hưởng liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia (VietGAP); tiêu chuẩn toàn cầu (GlobalGAP) và tiêu chuẩn hữu cơ (Ogranic). Đồng thời, đẩy mạnh phát triển một số cây trồng có thế mạnh của tỉnh gồm lúa - gạo, màu thực phẩm, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản và ngành nghề nông thôn.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, hiện nay, tỉnh có 80 sản phẩm OCOP của 49 chủ thể (gồm 8 hợp tác xã, 9 công ty, 2 doanh nghiệp và 30 hộ kinh doanh); trong đó, 13 sản phẩm đạt 4 sao, 67 sản phẩm 3 sao.

Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh huy động tổng nguồn lực gần 1 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP, bao gồm tư vấn và thiết kế nhãn hiệu, đăng kí nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng câu chuyện sản phẩm; xây dựng cửa hàng kinh doanh sản phẩm OCOP, hỗ trợ xúc tiến thương mại… Thông qua Chương trình OCOP, các sản phẩm nông nghiệp nông thôn của tỉnh được nâng cao giá trị, giúp thị trường tiêu thụ ngày càng ổn định. Tuy vậy, việc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP thời gian qua còn thiếu tính đồng bộ nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Thanh Hòa

Tin liên quan

Trà Vinh có thêm 24 sản phẩm OCOP

Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công nhận thêm 24 sản phẩm OCOP năm 2021 (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của 9 hộ kinh doanh, 1 doanh nghiệp, 1 công ty và 5 hợp tác xã; trong đó, chủ yếu là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống. Các giấy chứng nhận sản phẩm OCOP này đạt hạng 3 sao, có giá trị trong 3 năm.


Trà Vinh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025

Tỉnh Trà Vinh đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025. Trong hai năm 2022-2023, tỉnh phấn đấu có thêm 8 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.


Trà Vinh công nhận thêm 26 sản phẩm OCOP

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định công nhận 26 sản phẩm OCOP năm 2020 (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của 16 hộ kinh doanh, công ty và hợp tác xã đạt hạng 3 sao và 4 sao. Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP này có giá trị trong 3 năm.


Trà Vinh hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm OCOP

Hội đồng nhân tỉnh tỉnh Trà Vinh vừa thống nhất thông qua Nghị quyết về thực hiện chính sách hỗ trợ cho Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất 100 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP từ 3 sao trở lên.


Phát triển nhãn hiệu “Tôm Trà Vinh”

UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định dành nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ gần 545 triệu đồng để thực hiện Dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Tôm Trà Vinh” do Tiến sĩ Lê Thị Nam Giang, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ AGL làm chủ nhiệm dự án.


Dừa sáp Cầu Kè

Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được mệnh danh là “thủ phủ dừa sáp”, loại dừa cơm dày như sáp, mềm, dẻo, đặc quánh, hương vị béo thơm rất đặc biệt, khác hẳn dừa bình thường, trở thành thương hiệu đặc sản của vùng đất này.


Nâng cao giá trị cho đặc sản dừa sáp Trà Vinh

Được bao bọc bởi dòng sông Hậu, vùng đất Cầu Kè từ lâu nổi tiếng là xứ vườn trù phú nhất của tỉnh Trà Vinh. Những dãy đất cù lao ở huyện Cầu Kè, như: Tân Qui I, Tân Qui II, cồn An Lộc… bốn mùa quanh năm xum xuê cây trái. Trong số những trái cây đặc sản, như: măng cụt, cam sành, bưởi năm roi, nhãn tiêu…, Cầu Kè còn có dừa sáp được nhiều người tôn vinh là “ông hoàng” của trái cây đặc sản.



Đề xuất