Người Mông phát triển kinh tế từ cây cà phê

Những năm gần đây, nhờ tích cực khai hoang và chuyển đổi các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp như ngô, sắn, lúa nương sang trồng cà phê, đời sống đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đã được cải thiện đáng kể.

Nguoi Mong phat trien kinh te tu cay ca phe hinh anh 1Niềm vui của đồng bào dân tộc Mông ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) khi vụ cà phê năm nay được mùa, được giá. Ảnh: Xuân Tư

Theo ông Lầu A Dùa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tỏa Tình, với định hướng phát triển kinh tế từ cấp ủy, chính quyền địa phương, Tỏa Tình hiện có hơn 400 ha với trên 300 hộ dân thuộc 6 bản (Hua Sa A, Hua Sa B, Háng Tàu, Sông Ia, Tỏa Tình và Chế Á) tham gia trồng cà phê. Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc, cây cà phê nơi đây cho năng suất cao, khoảng 7 tấn quả tươi/ ha. Với giá bán 10.000 đồng/ kg, nhiều hộ đã có của ăn, của để và vươn lên làm giàu. Điển hình như hộ gia đình ông Mùa A Sùng ở bản Hua Sa A, có thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.

Nguoi Mong phat trien kinh te tu cay ca phe hinh anh 2Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, cây cà phê ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) cho năng suất cao, khoảng 7 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Xuân Tư
Nguoi Mong phat trien kinh te tu cay ca phe hinh anh 3Cây cà phê phủ kín nhiều sườn đồi ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên). Ảnh: Xuân Tư

Để phát triển bền vững cây cà phê, huyện Tuần Giáo đang tổ chức thành lập hợp tác xã sản xuất cà phê, liên kết với Công ty cổ phần cà phê Hồng Kỳ Quốc tế (có sản phẩm được công nhận OCOP) để xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, giúp người trồng cà phê có đầu ra ổn định, bền vững.

Xuân Tư

Tin liên quan

Chàng trai K’Luys đưa cà phê K’Ho xuống núi

Từ cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng, sản phẩm cà phê của người K’Ho đã có mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh. Người đưa cà phê xuống núi là chàng trai người K’Ho – K’Luys ở thôn 2, xã Liên Đầm, huyện Di Linh.


Anh Nguyễn Bá Cừ làm giàu từ mô hình cà phê chồn

Mô hình khởi nghiệp làm ra sản phẩm cà phê chồn của anh Nguyễn Bá Cừ, một thanh niên ở huyện Đồng Phú vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước lựa chọn là những sản phẩm tiêu biểu mang đặc trưng của địa phương năm 2018. Hiện sản phẩm cà phê chồn làm ra không đủ sức cung cấp cho thị trường có nhu cầu khá cao, giúp nhà khởi nghiệp trẻ thu được hàng trăm triệu đồng.



Đề xuất