Lúa gạo buôn Chóah

Nhờ dòng sông Krông Nô bồi đắp phù sa và sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân, cánh đồng xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là địa phương có sản lượng, năng suất và chất lượng hạt lúa vào loại cao nhất Tây Nguyên.

Lua gao buon Choah hinh anh 1Nông dân xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô (Đắk Nông) thu hoạch lúa Đông Xuân. Ảnh: Hưng Thịnh

Xã Buôn Choáh hiện có trên 700 ha trồng lúa. Nhằm tạo bước ngoặt trong sản xuất nông nghiệp, nông dân Buôn Chóah đã chuyển sang trồng giống lúa ST24 và ST25, năng suất bình quân từ 11 - 12 tấn/ha. Canh tác đúng kỹ thuật, tuân thủ quy trình VietGAP nên hạt gạo Buôn Chóah luôn thơm ngon. Tháng 12/2020, Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Nông đã công nhận sản phẩm gạo Buôn Chóah đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Tháng 01/2021, UBND tỉnh Đắk Nông tiếp tục công nhận vùng sản xuất lúa xã Buôn Chóah là 1 trong 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

Lua gao buon Choah hinh anh 2Mùa lúa chín trên cánh đồng Buôn Chóah. Ảnh: Hưng Thịnh
Lua gao buon Choah hinh anh 3Sản phẩm gạo ST24 - thành phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ cánh đồng xã Buôn Chóah. Ảnh: Hưng Thịnh

Để tiếp tục nâng tầm hạt gạo Buôn Chóah, chính quyền và người dân xã Buôn Chóah mong muốn các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ đầu tư dây chuyền sơ chế, đóng gói sản phẩm gạo cũng như xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ra thị trường.

Hưng Thịnh

Tin liên quan

Phát triển thương hiệu gạo Séng Cù Mường Lò

Cánh đồng Mường Lò nằm trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh Yên Bái 80 km về phía Tây Bắc, là cánh đồng rộng lớn thứ 2 khu vực miền núi phía Bắc, sau cánh đồng Mường Thanh, tỉnh Điện Biên như câu ca truyền khẩu để nói về bốn vựa lúa lớn nhất vùng Tây Bắc: "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc". Đây là nơi sinh sống của 20 dân tộc anh em; trong đó dân tộc Thái chiếm 50%.


Gia Lai: Khẳng định thương hiệu gạo Ba Chăm của người Bahnar

Sản phẩm gạo Ba Chăm (huyện Mang Yang, Gia Lai) luôn được gọi là "hạt ngọc trời" vì đây là giống lúa quý, được người Bahnar canh tác theo phương thức truyền thống, hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Sau một thời gian dài tương thích với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất nắng gió Tây Nguyên, lúa Ba Chăm có sức đề kháng tốt, cây hiếm khi bị sâu bệnh, phát triển dựa vào nước trời.


Khẳng định thương hiệu "hạt ngọc trời" của người Bahnar

Năm 2019, sản phẩm gạo Ba Chăm (của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Cuối tháng 12/2020, huyện Mang Yang đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” cho sản phẩm gạo Ba Chăm. Khu vực địa lý bao gồm các xã: Đăk Trôi, Đê Ar, Kon Chiêng, Kon Thụp, Lơ Pang, huyện Mang Yang.


Nâng tầm thương hiệu gạo nếp tan Ngọc Chiến

Với tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, sản phẩm gạo nếp tan tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La đã khẳng định được thương hiệu với chất lượng thơm, ngon và đã trở thành sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Hiện, xã Ngọc Chiến đang triển khai nhiều giải pháp giữ gìn và phát triển thương hiệu gạo nếp tan gắn với phát triển du lịch cộng đồng.


Gạo Séng Cù, niềm tự hào của người Tây Bắc

Là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc: Mông, Thái, Dao đỏ, Nùng… trên vùng đất Tây Bắc, gạo Séng Cù được trồng tại các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên... Trong đó, gạo Séng Cù ở 2 huyện Mường Khương và Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá là ngon nhất, nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần các loại gạo thông thường.



Đề xuất