Ngày 31/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 693/QĐ-TTg về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.
Ngày 30/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1688/QĐ-TTg về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025.
Nhằm tôn vinh thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho” trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 345 năm đô thị Mỹ Tho (1679 - 2024) gắn với xúc tiến du lịch và chào đón năm mới Ất Tỵ 2025, chiều 27/12, tại Công viên Tết Mậu Thân, UBND thành phố Mỹ Tho tổ chức khai mạc Lễ hội hủ tiếu Mỹ Tho với chủ đề “Tinh hoa từng sợi gạo”.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa giao nhiệm vụ cho các cục dự trữ nhà nước khu vực Nam Trung Bộ, Nghĩa Bình, Tp. Hồ Chí Minh, xuất cấp không thu tiền 1.029,255 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 5 tỉnh để cứu đói cho nhân dân dịp giáp hạt năm 2024.
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua chủ yếu là đi ngang. Tại nhiều địa phương, hoạt động giao dịch chậm. Bên cạnh đó, trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định.
Ngày 28/2, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký quyết định về việc phân bổ, cấp phát gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân một số địa phương trong thời gian giáp hạt năm 2024.
Đầu tư phát triển kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ góp phần đưa ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững.
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, đóng góp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% trái cây của cả nước, 95% lượng gạo và 60% sản lượng cá xuất khẩu. Do đó, khoa học - công nghệ đã và đang trở nên vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho ngành nông nghiệp, thủy sản của vùng.
Nông sản Việt đã "đặt dấu chân" lên hơn 185 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau; không chỉ có gạo, cà phê, hồ tiêu mà các mặt hàng rau quả, đặc biệt là trái cây nhiệt đới cũng trở thành điểm sáng trong xuất khẩu khi lần lượt tiếp cận được các thị trường hàng đầu thế giới.
Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1272/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 478,305 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai để hỗ trợ nhân dân trong thời gian giáp hạt năm 2022.
Nhờ dòng sông Krông Nô bồi đắp phù sa và sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân, cánh đồng xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là địa phương có sản lượng, năng suất và chất lượng hạt lúa vào loại cao nhất Tây Nguyên.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời thông tin đã hoàn tất việc xuất khẩu gần 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng của tập đoàn - "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu trong tháng 6/2022.
Chiều 23/9, tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố các kết quả liên kết chuỗi giá trị dự án VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam), thuộc hợp phần lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Từ đầu tháng 9/2020, Quận Đoàn và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) đã phối hợp triển khai chương trình "Đổi rác thải nhựa lấy gạo" diễn ra trên địa bàn 10 phường trong quận. Người dân chỉ cần mang 1 kg rác thải nhựa hoặc rác tái chế các loại sẽ được đổi lấy 1 kg gạo. Sau 2 tuần thực hiện, hơn 1 tấn gạo đã được đổi cho người dân thu về khối lượng tương đương rác thải nhựa đem đi tái chế, góp phần bảo vệ môi trường Thành phố.
Sản lượng xuất khẩu gạo tiếp tục tăng, nhưng kim ngạch lại giảm khá mạnh. Nguyên nhân là do giá xuất khẩu gạo năm nay liên tục giảm và duy trì ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2018. Thậm chí có thời điểm, giá gạo xuất khẩu đã “chạm đáy” trong 12 năm qua. Điều này đặt ra yêu cầu các bộ, ngành liên quan có các giải pháp trước mắt và lâu dài cho mặt hàng này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, thực hiện chủ trương thu mua lúa, gạo tạm trữ của Chính phủ, giá lúa đã nhích lên từ 100-200 đồng/kg nhưng vẫn chưa đảm bảo vốn trong quá trình đầu tư sản xuất của nông dân.
Luôn giữ vững vị trí Top 3 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam hiện đã có mặt tại ở gần 150 quốc gia và vùng lãnh thổ với các sản phẩm khá đa dạng gồm gạo hạt dài, hạt ngắn, gạo thơm, gạo đồ, gạo hữu cơ… Đáng chú ý, gạo Việt bước đầu đã thâm nhập được vào những thị trường có yêu cầu cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU…Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo tăng trưởng cao hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đang đặt ra mục tiêu đa dạng hóa và chuyển hướng thị trường. Do đó, bên cạnh việc xây dựng và quảng bá cho hạt gạo Việt, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại cũng liên tục diễn ra nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang nhiều thị trường mới và tiềm năng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE. Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh tổ chức Hội nghị 5 nhà trong sản xuất kinh doanh, phân phối đa dạng hoá lúa gạo đặc sản các vùng miền. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các ban ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; lãnh đạo các tỉnh cùng các chủ nhiệm HTX, siêu thị, Trung tâm thương mại...
Vụ Đông Xuân 2017 – 2018, Cần Thơ sẽ triển khai sản xuất theo mô hình cánh đồng lúa sạch tại các huyện trọng điểm trồng lúa của thành phố là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai với diện tích 10.000 ha và sẽ được triển khai ngay trong các cánh đồng mẫu lớn.
Các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đổi mới, với tư duy kiến tạo, toàn diện, từ nền tảng thể chế, chính sách, pháp luật đến cấu trúc vận hành; tạo ra cuộc cách mạng về chất, một tầm nhìn mới, đi kèm với hoạch định chiến lược, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để gạo Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở Châu Á và thế giới. Chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được nêu trong Thông báo số 180/TB-VPCP.
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) hơn 10.400 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 12 tỉnh: Yên Bái, Cao Bằng, Hà Nam, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Lào Cai, Ninh Thuận, Đắk Nông, Kon Tum, Quảng Ngãi.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức phân bổ, cấp phát hơn 3.874 tấn gạo của Chính phủ để cứu đói đợt 2 cho người dân các địa phương trong tỉnh đang chịu thiệt hại do hạn hán gây ra.
Do ảnh hưởng của hạn hán khốc liệt kéo dài trong những tháng gần đây, gần 30.000 hộ dân ở các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang bị thiếu lương thực.
Vùng lúa Phú Thiện (Gia Lai) hiện có 12.500 ha, nằm trên địa bàn 3 huyện, thị xã là Phú Thiện, Ia Pa và Ayun Pa. Khai thác nguồn nước dồi dào từ công trình thủy lợi Ayun Hạ, kết hợp đưa tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, sản lượng của vùng lúa Phú Thiện đạt khoảng 90.000 tấn/năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 24/3, một đoàn 27 doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có buổi làm việc tại Paris với đại diện của tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp Auchan.