Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, tỉnh Thái Bình đang dồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.
Những ngày qua, nông dân vùng trồng lúa trên đất tôm ở huyện Hồng Dân, Phước Long, thị xã Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đón tin vui về giá lúa tăng; trong đó, giá lúa ST (chủ yếu là ST24, ST25) hiện đang đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay, dao động từ 12.000 – 13.000 đồng/kg, cao hơn cả giá lúa ST vụ lúa trên đất tôm năm trước. Với giá lúa này, nông dân trồng lúa ST đang rất háo hức chờ đợi ngày thu hoạch bội thu.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích đất trồng lúa chiếm hơn 58% đất nông nghiệp của tỉnh, diện tích trồng dừa đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau tỉnh Bến Tre, nên tỉnh xác định đây là 2 cây trồng chủ lực, lợi thế của địa phương.
Trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai bất lợi, thời gian gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển xanh, sạch, hữu cơ, an toàn và bền vững. Qua đó, nhiều mô hình sản xuất của nhà nông đã đem lại sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cập nhật nhanh đến 7 giờ ngày 8/9, đã có 121.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại; 5.027 ha cây ăn quả bị hư hại; trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).
Tại tỉnh Quảng Bình, nhiều năm trước đây tình trạng bỏ hoang lúa vụ Hè Thu diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Vụ Hè Thu năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình; trong đó chú trọng xây dựng chuỗi liên kết nên tình trạng ruộng bỏ hoang đã cơ bản được xoá bỏ.
Tỉnh Hậu Giang xác định phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị thích ứng với biến đổi khí. Theo đó, tỉnh tiếp tục đầu tư hợp lý hạ tầng thủy lợi phù hợp với mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu tại các tiểu vùng sinh thái. Nhiều nông dân của tỉnh đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng. Trên địa bàn tỉnh bắt đầu có nhiều mô hình thuận thiên, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng Chó Ngáp (cánh đồng rộng hàng nghìn ha trải dài trên 2 xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) được chọn làm Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu. Trước đây, khi nhắc đến đồng Chó Ngáp là nhắc đến cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng giờ đây, gần nửa thế kỷ sau Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, "năn, lác" – những loài cỏ dại đã một thời ngự trị nơi này, đang nhường chỗ cho con tôm – cây lúa, những sản vật đã và đang đem đến cho người dân đời sống ấm no, sung túc.
Đợt triều cường đầu tháng 3 âm lịch, mực nước dưới sông dâng cao cộng với đoạn bờ bao tại khu vực ấp An Phú, xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đấu nối vào chân cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ quá “mỏng manh” nên đã bị vỡ, khiến hơn 16 ha lúa và hoa màu bị ngập sâu trong nước nhiều ngày qua, nguy cơ cao thiệt hại về kinh tế.
Thời gian qua, mô hình lúa- ôm được tỉnh Bạc Liêu ưu tiên phát triển, bởi đây là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Hiện, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tại nhiều khu vực để chủ động điều tiết nước, ngăn mặn, trữ ngọt nên mô hình này càng phát huy hiệu quả.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, tính đến 9 giờ ngày 18/7, mưa dông do ảnh hưởng của bão số 1 (Talim) trên địa bàn tỉnh đã làm sập hoàn toàn 5 căn nhà, tốc mái 21 căn tại huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thành phố Vị Thanh và thị xã Long Mỹ; ước thiệt hại 374 triệu đồng. Lượng mưa ghi nhận trên địa bàn vào sáng 18/7 dao động từ 10 - 72 mm.
Đầu tư phát triển kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ góp phần đưa ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững.
Dự báo, nắng nóng có khả năng gia tăng hơn từ khoảng tháng 5-7/2023 và tập trung nhiều tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong khi lúa Đông Xuân tại các tỉnh Bắc Trung Bộ đã trỗ; tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc lúa đang giai đoạn phân hóa đòng.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện các tỉnh Bắc Bộ đang là thời tiết có mưa, độ ẩm cao, nên bệnh đạo ôn lá có khả năng phát sinh gây hại tăng trên giống nhiễm, trà sớm.
Trong tuần qua, số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sự tăng nhẹ, trong khi đó một số loại gạo lại giảm.
Nhờ dòng sông Krông Nô bồi đắp phù sa và sự cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân, cánh đồng xã Buôn Chóah, huyện Krông Nô đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Đắk Nông. Đây cũng là địa phương có sản lượng, năng suất và chất lượng hạt lúa vào loại cao nhất Tây Nguyên.
Ngày 3/5, theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, mưa to và gió lớn diễn ra trong ngày 30/4-2/5 đã khiến trên 3.000 ha lúa sắp đến kỳ thu hoạch của người dân trên địa bàn tỉnh bị rạp đổ, khiến người nông dân vốn đã chịu nhiều thiệt hại do đợt mưa lũ trước đó nay đứng trước nguy cơ mất mùa.
Các diện tích lúa chính vụ tại các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang trong giai đoạn hồi xanh - đẻ nhánh. Tuy nhiên tại các ruộng lúa đã phát hiện một số đối tượng gây bệnh như ốc bươu vàng, chuột gây hại, tập đoàn rầy, dòi đục nõn, bọ xít đen, bệnh nghẹt rễ gây hại rải rác tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn…
Chỉ trong mấy ngày cuối tháng 4/2020, khi lúa đã chín sắp đến ngày thu hoạch, thời tiết cực đoan bất ngờ xuất hiện ở Quảng Bình, mưa lớn kèm gió mạnh đã làm hơn 3.400 ha lúa trên địa bàn bị đổ; trong đó, có hơn 3.000 ha giảm năng suất đến 50%. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, thiệt hại ước tính hơn 65 tỷ đồng. Các địa phương chịu thiệt hại nặng là huyện Lệ Thủy hơn 1.300 ha, huyện Quảng Ninh trên 1.100 ha, huyện Quảng Trạch khoảng 300 ha...
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh vừa khuyến cáo nông dân trong tỉnh ngưng triệt để xuống giống lúa vụ Đông Xuân 2019-2020, do mặn đã xâm nhập nội đồng, nguy cơ lúa bị thiệt hại do thiếu nước tưới. Nông dân nên chuyển sang trồng các loại rau màu để đảm bảo đủ nước tưới cho vụ sản xuất này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, thực hiện chủ trương thu mua lúa, gạo tạm trữ của Chính phủ, giá lúa đã nhích lên từ 100-200 đồng/kg nhưng vẫn chưa đảm bảo vốn trong quá trình đầu tư sản xuất của nông dân.
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh tổ chức Hội nghị 5 nhà trong sản xuất kinh doanh, phân phối đa dạng hoá lúa gạo đặc sản các vùng miền. Hội nghị có sự tham gia của đại diện các ban ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; lãnh đạo các tỉnh cùng các chủ nhiệm HTX, siêu thị, Trung tâm thương mại...
Nhờ thực hiện tốt công tác khuyến nông, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đạt kết quả nhất định, góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa, giúp nông dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Khánh Hòa sẽ dừng canh tác 2.000 ha lúa vụ hè thu thuộc các cánh đồng dọc sông Cái để dành nguồn nước từ sông này cho các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt ở thành phố Nha Trang và một số vùng phụ cận thuộc huyện Diên Khánh, Cam Lâm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, năm 2016, cả nước dự kiến sẽ chuyển đổi khoảng 100 ngàn ha đất trồng lúa sang trồng một số loại cây hàng năm khác, trong đó chủ yếu là ngô, cây thức ăn chăn nuôi...