Quảng Trị đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như xây dựng nông thôn mới.
Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.
Thời gian qua, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) luôn nỗ lực, quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đào tạo nghề, người học có công việc ổn định, từ đó, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là giải pháp thiết thực góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai.
Từ nhiều năm qua, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Yên Bái được đặc biệt quan tâm. Kết quả không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững mà còn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng triển khai và thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, giúp ổn định việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho hàng nghìn lao động nông thôn.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Lai Châu đã có những chuyển biến rõ rệt và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Qua đó, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững.
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Sìn Hồ (Lai Châu) quan tâm. Người dân từng bước biết áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Để chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, năm 2020, tỉnh Ninh Thuận tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng chất lượng, hiệu quả, nhằm tăng năng suất, thu nhập của người lao động, từng bước góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.
Dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Cà Mau thời gian qua đã có nhiều đổi mới, bám sát nhu cầu của thị trường cũng như khả năng, nguyện vọng của người lao động, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương cũng còn những hạn chế cần được tháo gỡ.
Cà Mau là một tỉnh nằm ở cực Nam Tổ quốc với số dân hơn 1,2 triệu người, trong đó có 73% đang ở độ tuổi lao đông. Cơ cấu lao động của tỉnh theo ngành nghề chủ yếu vẫn là nông nghiệp và thủy sản.
Ngày 9/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn” với chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp trẻ, khởi nghiệp ở nông thôn”.
Để cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, có trình độ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương, năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc có kế hoạch tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 1.146 lao động với kinh phí dự kiến gần 5 tỷ đồng.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng cũng như đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển toàn diện, nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. Từ đó, nền nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ cả về quy mô, trình độ sản xuất; tái cơ cấu ngành đúng hướng, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, nâng cao đời sống, thu nhập cho nông dân.
Những năm gần đây, huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Nhiều người nghèo trên địa bàn huyện đã được tạo điều kiện học nghề, tiếp cận kiến thức, kĩ năng để tìm việc làm. Nhiều học viên sau khi hoàn thành các lớp dạy nghề đã có việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong 10 năm qua (2008-2018), huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) đã mở 248 lớp dạy nghề với 6.661 người được đào tạo.
Ngày 2/2/2018, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị sơ kết 7 năm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2017; tổng kết công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2017.
Qua 5 năm (2012-2017) triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số lao động nông thôn ở Bình Thuận được đào tạo nghề ngày một tăng, số thanh niên ra thành thị tìm việc giảm so với trước đây.
Để phát triển ổn định và bền vững, những năm qua, Bình Thuận đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.