Toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở dạy nghề, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động như: may công nghiệp, kỹ thuật nấu ăn, lễ tân, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi… 5 năm qua, toàn tỉnh có trên 68.000 người được đào tạo nghề, hơn 50.000 người trong đó là lao động nông thôn. Hầu hết lao động sau khi học nghề đã có việc làm ổn định, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.
Dạy nghề pha chế đồ uống đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển du lịch ở tỉnh Bình Thuận
|
Giai đoạn 2016 - 2020, Bình Thuận tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập trung đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, thanh niên, dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách người có công, người khuyết tật...
Trường cao đẳng nghề Bình Thuận là một trong những trường trọng điểm được đầu tư bằng nguồn kinh phí Dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo
|
Toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở dạy nghề, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu người lao động như: điện, may công nghiệp...
|
5 năm vừa qua, tỉnh Bình Thuận có trên 68.000 người được đào tạo nghề,trong đó có hơn 50.000 người là lao động nông thôn |
Nghề dệt thổ cẩm thu hút nhiều học viên nữ là con em đồng bào dân tộc theo học
|
Trong những năm tới, Bình Thuận tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn
|
Báo in, tháng 11/2016