Thời gian qua, huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) luôn nỗ lực, quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đào tạo nghề, người học có công việc ổn định, từ đó, tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.
Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.
Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, tăng thu nhập. Tỉnh chú trọng phân bổ nguồn vốn đầu tư hạ tầng cơ sở nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua tại tỉnh Cà Mau, việc nhận thức, quán triệt, triển khai các quyết sách của Ðảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, trong đó có công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được thực hiện với quyết tâm chính trị cao độ, đúng quy định, sát thực tiễn và mang lại kết quả thực chất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều “nút thắt”, đây là lực cản khiến việc thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước vẫn còn gặp khó khăn.
Các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là giải pháp thiết thực góp phần tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm. Một giải pháp được tỉnh chú trọng là đào tạo nghề cho lao động đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Lạng Sơn sẽ đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên yếu thế, thanh niên hoàn lương, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tôn giáo.
Để góp phần giảm nghèo bền vững và hiệu quả, đồng thời tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, tỉnh Tiền Giang quan tâm công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ thuộc Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều, xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)".
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có ba huyện giáp biên giới Campuchia gồm: Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, với đường biên dài hơn 260km. Dân số của tỉnh hơn 1 triệu người, trong đó khoảng 20% là người dân tộc thiểu số sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Với đặc thù đó, những năm qua, Bình Phước luôn đề cao, chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
Tỉnh Sóc Trăng có trên 1,2 triệu dân, trong đó có hơn 35% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer chiếm trên 30%). Cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. UBND tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn, xem đây là một trong giải pháp giảm nghèo hiệu quả ở địa phương.
Năm 2023, hệ thống 14 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã tuyển sinh đào tạo trên 20.000 học sinh, sinh viên theo đơn đặt hàng của hơn 90 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đây là nỗ lực rất lớn nhờ nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, phương pháp, nội dung đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần từng bước đưa Yên Bái trở thành một trong những trung tâm đào tạo nghề trọng điểm của vùng Tây Bắc.
Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 1,9 triệu người, trong đó lực lượng trong độ tuổi lao động gần 1,2 triệu người (chiếm 58,4% dân số). Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp, ngành quan tâm, tác động tích cực đến đời sống của người dân tại địa phương.
Thời gian qua, huyện Yên Sơn đã đạt được nhiều kết quả trong công tác đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau đề ra mục tiêu đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo nghề cho 28.000 người, giải quyết việc làm cho 40.100 người và đưa 600 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 150% so với kế hoạch.
Từ nhiều năm qua, việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Yên Bái được đặc biệt quan tâm. Kết quả không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững mà còn góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tỉnh Lào Cai đã có nhiều chính sách đào tạo nghề cho lao động ở vùng cao, giúp họ tìm được việc làm, tự tạo sinh kế, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và nâng cao kỹ năng nghề gắn với nhu cầu xã hội nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Trong ba năm, từ 2023 - 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề nông cho 30.400 lao động nông thôn; sau đào tạo có ít nhất 85% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
Hà Giang là tỉnh vùng núi phía Bắc, biên giới Tổ quốc, những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo giảm, đời sống nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các vùng, trình độ dân trí không đồng đều, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp... Xác định con người là yếu tố trung tâm, tỉnh Hà Giang chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan hữu quan tập trung đầu tư cho công tác đào tạo nghề nhằm nâng cao tay nghề, kĩ năng, qua đó giúp người dân có nghề nghiệp với thu nhập ổn định, cải thiện kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đào tạo nghề, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn đang được tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. Công tác đào tạo nghề đã được đổi mới, đa dạng hình thức đào tạo, theo hướng xã hội hóa, hợp tác liên kết để nâng cao chất lượng và gắn với nhu cầu xã hội.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế trọng điểm để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, tận dụng và phát huy được những lợi thế của địa phương, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động.
Những năm gần đây, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn với những ngành nghề gắn với nhu cầu thực tế của đồng bào dân tộc và mang lại nhiều kết quả tích cực…
Luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Kon Tum đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc…
Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nông thôn ở Bến Tre có việc làm sau học nghề tăng cao. Qua đó, giúp lao động nông thôn có thêm sinh kế, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Từ nhiều năm nay, xuất khẩu lao động trở thành một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, dịch COVID-19 kéo dài khiến hoạt động xuất khẩu lao động trong hai năm qua gặp nhiều khó khăn. Số lượng người đi xuất khẩu lao động giảm. Lượng kiều hối gửi về tại các địa phương có truyền thống đi làm việc ở nước ngoài giảm sút nhiều.