Bình Thuận hiện có trên 300.000 lao động ở nông thôn. Phần lớn lao động nông thôn trước đây sản xuất theo tập quán, mùa vụ nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập và đời sống của người dân còn khó khăn. Do đó, sức ép việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Thuận ngày càng tăng.
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực về xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dạy nghề ngày càng được khẳng định trong xã hội. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao, nhất là trong việc thực hiện “chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn” phục vụ thiết thực quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Thuận cho biết: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện để nông dân nâng cao kiến thức, tiếp cận thông tin về kinh tế thị trường… Nhiều nông dân được học thêm nghề mới, tiếp cận các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và đã ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cũng được tỉnh quan tâm đầu tư. Hệ thống đào tạo giúp lao động nông thôn, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… sau khi học nghề, phát huy kiến thức đã học để tìm được việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 16 cơ sở công lập và 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.
Giai đoạn 2012-2017, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 41.464 lao động nông thôn, đạt 101% kế hoạch; trong đó đào tạo nghề nông nghiệp là 17.512 lao động, phi nông nghiệp 23.952 lao động. Bên cạnh đó, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cũng tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên tham gia 2.896 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với 90.447 đoàn viên, hội viên; phối hợp dạy nghề cho trên 18.280 đoàn viên, hội viên là bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số…
Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn ngay tại cơ sở đã tạo điều kiện giúp nông dân theo học thuận lợi, đồng thời có thời gian phụ giúp gia đình; từ đó, ngày càng có thêm nhiều nông dân đăng ký tham gia học tập.
Một trong những cách làm hay mang lại hiệu quả trong công tác dạy nghề của Bình Thuận là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, nhất ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa… Tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong… Trung tâm dạy nghề đã tổ chức được các lớp đào tạo ngắn ngày nhằm truyền đạt kỹ năng trồng, chăm sóc cao su, cây thanh long, đan lát, dệt thổ cẩm, may công nghiệp…tạo điều kiện cho lao động nông thôn có kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả.
Ngoài ra, các Trung tâm dạy nghề còn liên kết, phối hợp với các trường cao đẳng, đại học, trạm khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo lớp chuyên ngành lái xe, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, thú y, mộc dân dụng…; đồng thời, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn cho nông dân. Nhờ vậy, hơn 92% lao động ở nông thôn sau học nghề đã có việc làm.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bình Thuận cũng gặp những khó khăn nhất định. Một bộ phận người lao động chưa có nhận thức đầy đủ về học nghề và việc làm nên đăng ký học nghề còn ít hoặc bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến kết quả dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên ở một số trung tâm dạy nghề còn thiếu; kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hạn chế so với yêu cầu…
Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các Trung tâm dạy nghề cần nắm chắc nhu cầu thị trường lao động, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các Trung tâm dạy nghề cần rà soát đội ngũ lao động để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại phù hợp với yêu cầu phát triển. Trong đó tỉnh chú ý đến lực lượng lao động trong các ngành, lĩnh vực phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương. Tỉnh quan tâm đến các đối tượng đào tạo nghề là bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, con em gia đình chính sách, hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cơ quan chức năng và địa phương rà soát lại số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định để có giải pháp cụ thể, phù hợp…
Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Bình Thuận đặt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 16.000 người; trong đó đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp cho 5.650 người, đào tạo nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp cho 10.350 người.
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực về xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dạy nghề ngày càng được khẳng định trong xã hội. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ngày càng được nâng cao, nhất là trong việc thực hiện “chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn” phục vụ thiết thực quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Thuận cho biết: Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo điều kiện để nông dân nâng cao kiến thức, tiếp cận thông tin về kinh tế thị trường… Nhiều nông dân được học thêm nghề mới, tiếp cận các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và đã ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả thiết thực.
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề cũng được tỉnh quan tâm đầu tư. Hệ thống đào tạo giúp lao động nông thôn, người nghèo, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… sau khi học nghề, phát huy kiến thức đã học để tìm được việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Toàn tỉnh hiện có 26 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó 16 cơ sở công lập và 10 cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.
Giai đoạn 2012-2017, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 41.464 lao động nông thôn, đạt 101% kế hoạch; trong đó đào tạo nghề nông nghiệp là 17.512 lao động, phi nông nghiệp 23.952 lao động. Bên cạnh đó, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cũng tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đoàn viên, hội viên tham gia 2.896 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật với 90.447 đoàn viên, hội viên; phối hợp dạy nghề cho trên 18.280 đoàn viên, hội viên là bộ đội xuất ngũ, người dân tộc thiểu số…
Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn ngay tại cơ sở đã tạo điều kiện giúp nông dân theo học thuận lợi, đồng thời có thời gian phụ giúp gia đình; từ đó, ngày càng có thêm nhiều nông dân đăng ký tham gia học tập.
Một trong những cách làm hay mang lại hiệu quả trong công tác dạy nghề của Bình Thuận là thực hiện mô hình dạy nghề lưu động cho nông dân, nhất ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa… Tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong… Trung tâm dạy nghề đã tổ chức được các lớp đào tạo ngắn ngày nhằm truyền đạt kỹ năng trồng, chăm sóc cao su, cây thanh long, đan lát, dệt thổ cẩm, may công nghiệp…tạo điều kiện cho lao động nông thôn có kiến thức, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả.
Ngoài ra, các Trung tâm dạy nghề còn liên kết, phối hợp với các trường cao đẳng, đại học, trạm khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo lớp chuyên ngành lái xe, thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, thú y, mộc dân dụng…; đồng thời, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn cho nông dân. Nhờ vậy, hơn 92% lao động ở nông thôn sau học nghề đã có việc làm.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Bình Thuận cũng gặp những khó khăn nhất định. Một bộ phận người lao động chưa có nhận thức đầy đủ về học nghề và việc làm nên đăng ký học nghề còn ít hoặc bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến kết quả dạy nghề. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên ở một số trung tâm dạy nghề còn thiếu; kinh phí thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hạn chế so với yêu cầu…
Để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các Trung tâm dạy nghề cần nắm chắc nhu cầu thị trường lao động, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các Trung tâm dạy nghề cần rà soát đội ngũ lao động để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại phù hợp với yêu cầu phát triển. Trong đó tỉnh chú ý đến lực lượng lao động trong các ngành, lĩnh vực phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương. Tỉnh quan tâm đến các đối tượng đào tạo nghề là bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn, con em gia đình chính sách, hộ thuộc diện giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cơ quan chức năng và địa phương rà soát lại số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định để có giải pháp cụ thể, phù hợp…
Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Bình Thuận đặt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 16.000 người; trong đó đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp cho 5.650 người, đào tạo nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp cho 10.350 người.
Nguyễn Thanh
TTXVN