Lâm Đồng khuyến khích áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, tưới tiết kiệm

Ngày 8/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có kế hoạch phòng, chống hạn hán cho cây trồng trên địa bàn trong mùa khô năm 2023 với tổng kinh phí dự kiến 172,6 tỷ đồng. Trong đó, 120,8 tỷ đồng là nguồn kinh phí cần hỗ trợ từ Trung ương cho địa phương thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; kinh phí từ các nguồn khác là 51,7 tỷ đồng để nạo vét, khơi thông cửa cống, dòng chảy công trình thủy lợi...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng yêu cầu, các địa phương, đơn vị triển khai giải pháp cấp bách trong phòng, chống hạn hán như: chủ động bố trí nguồn vốn địa phương để sửa chữa, khắc phục các công trình thủy lợi; huy động người dân sử dụng máy bơm gia đình, máy bơm dã chiến để bơm nước tưới chống hạn, đào ao hồ nhỏ để cấp nước tưới. Các địa phương khuyến cáo người dân chủ động canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tại các vùng cách xa công trình thủy lợi; có phương án điều tiết hợp lý nguồn nước, chuẩn bị máy bơm dã chiến...

Về lâu dài, ngành Nông nghiệp khuyến cáo, các đơn vị, cá nhân áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, tưới tiết kiệm để tối ưu nguồn nước; xây dựng các mô hình cây, con có khả năng chịu khô hạn, tiêu thụ ít nước; đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi trọng điểm để giữ nước, điều hòa và phân phối hợp lý nguồn nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, mùa khô năm 2023 sẽ gây hạn hán cục bộ tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Lạc Dương, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên... từ tháng 4 đến tháng 6. Hiện nay, dung tích trữ trong các hồ thủy điện, thủy lợi lớn còn khoảng 90% so với thiết kế. Mực nước trong hồ thủy lợi phổ biến thấp hơn so với mực nước dâng bình thường từ 0,2 đến 1m; thủy điện thấp hơn từ 0,2 đến 3m.

Nguyễn Dũng

Tin liên quan

Hà Nội lan tỏa mô hình tưới tiết kiệm nước

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để triển khai kế hoạch tưới tiết kiệm nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội đã giao đơn vị thực hiện thiết kế mẫu, thí điểm việc ứng dụng tại một số địa phương.


Phát huy hiệu quả mô hình tưới nước tiết kiệm

Những năm gần đây, từ nguồn vốn hỗ trợ của ngành Nông nghiệp Hà Nội và sự chủ động của người dân, các mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng đã được đầu tư xây dựng và bước đầu đem lại hiệu quả rõ nét...


Tưới tiên tiến giúp tiết kiệm 20 triệu đồng/ha/năm trong sản xuất ở Đồng Tháp

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có trên 75% cơ giới hóa khâu bơm tưới trên hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các hộ nông dân áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn như: hệ thống tưới phun tự động, bán tự động và tưới nhỏ giọt được gần 25 nghìn ha. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước giúp tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng/ha/năm.



Đề xuất