Nông dân gặp khó
Khô cá sặc rằn U Minh Thượng chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Từ đó, nhiều nông dân vùng này, nhất là nông dân trong vùng đệm đã phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có để nuôi cá và làm ra sản phẩm khô cá để thoát nghèo. Những năm qua, nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng đã có mặt khắp nơi trong cả nước. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa được bao lâu, nay người dân bắt đầu lo lắng nhiều hơn, bởi hiện tại, việc nuôi thả loại cá này lợi nhuận đem lại không cao hơn các loài cá khác.
Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn 7 hộ nuôi cá sặc rằn, tương đương với 7 ha mặt nước, chủ yếu ở hai xã nằm trong vùng đệm là An Minh Bắc và Minh Thuận. Trong khi đó, toàn huyện có 4.020 ha mặt nước được người dân thả nuôi các loại cá nước ngọt khác, như cá trê, rô, lóc… Vì đây là những loài cá đặc sản ở vùng này nên dễ bán, dễ tiêu thụ. Do vậy, theo đà này không lâu sau nếu không có nguồn nguyên liệu cá thì nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng cũng sẽ dần mai một và mất đi.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết, các nhãn hiệu của huyện sau khi được công nhận tập thể vẫn chưa phát huy được giá trị và giữ vững thương hiệu do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến do sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều hộ dân vì lợi ích trước mắt mà chưa làm ra sản phẩm chất lượng đúng như cam kết trước khi được công nhận. Có thời điểm làm ra giá bán bấp bênh, nông dân chuyển sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, mất dần thương hiệu sản phẩm đặc trưng đặc sản của vùng.
Ông Nguyễn Văn Sương, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng - một trong số ít hộ nông dân còn duy trì muôi cá sặc rằn cho biết, mấy năm trước đây do cá nuôi bán ra giá cả không ổn định, người nuôi không có lãi nhiều nên chuyển sang nuôi các loài thủy sản khác. Giờ đây khi nguồn cung thiếu hụt, giá lên cao nhưng nông dân không có nguồn để bán. Vì vậy, hiện ông đang khôi phục lại nguồn cá sặc rằn, nhưng cũng với số ít, bởi loại cá sặc rằn con rất dễ thất thoát do các loài cá khác cùng ao ăn. Đó là chưa kể đến việc trộm cắp, vì nuôi loài cá này phải làm lưới bao bọc, kẻ trộm rất dễ bắt, nên khi thu hoạch không còn bao nhiêu. Theo ông Sương, nếu tính con giống, thức ăn, công chăm sóc và thời gian kéo dài hơn một năm mới thu hoạch sẽ không lãi bằng nuôi các loại cá nước ngọt khác đã có từ lâu ở vùng này, thậm chí thua cả cá mè, cá trôi, rô phi và trê vàng lai. Bởi vì thời gian nuôi cá sặc rằn kéo dài, giá cả bấp bênh (chỉ từ 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy theo loại lớn nhỏ).
Trong khi đó, những người chuyên sản xuất làm khô cá sặc rằn cũng lo âu không kém. Hiện nay, nguồn cá để làm khô ngày giảm đi, sản phẩm làm ra cũng không lợi nhuận nhiều (1 kg khô thành phẩm cần từ 2,8 - 3 kg cá tươi. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, chỉ lời khoảng 20.000 đồng/kg, có khi thấp hơn, nhưng không được thường xuyên mà mỗi năm chỉ có một vụ) nên 16 hộ chuyên làm nghề này ở U Minh Thượng cũng bắt đầu tính chuyện bỏ nghề.
Không chỉ sản phẩm khô cá sặc rằn U Minh Thượng, hiện nay, nhiều sản phẩm ở các địa phương trong tỉnh cũng đang gặp khó do không được duy trì và phát triển sản phẩm được công nhận tập thể, như khoai lang bông súng, tiêu Ngọc Hòa (huyện Giồng Riềng), bí Vàm Răng (Hòn Đất), ghẹ lột Hòn Chông (Kiên Lương)…
Theo nhận định ngành chuyên môn, do các đơn vị sản xuất kinh doanh, các làng nghề và người dân chưa mặn mà với việc tạo dựng và giữ vững thương hiệu, phần nhiều là kinh doanh theo lối riêng lẻ, tự ai nấy làm nên sự gắn kết chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và giới thiệu quảng bá sản phẩm lại không được chú trọng bởi tốn nhiều chi phí, nên thương hiệu sản phẩm vẫn chưa đến được người tiêu dùng.
Tình trạng sản phẩm sau khi đăng ký nhãn hiệu vẫn chưa phát huy được giá trị, vì vậy rất cần những giải pháp cụ thể. Theo ông Trần Văn Ghẹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, địa bàn xã có sản phẩm tiêu, sầu riêng, măng cụt được công nhận nhãn hiệu tập thể, nhưng đến nay chưa phát huy được hiệu quả, bởi khi đã có nhãn hiệu tập thể nhưng làm cách nào để biết được nguồn gốc của sản phẩm địa phương lại khó. Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền chưa quan tâm hướng dẫn cho hợp tác xã phải làm gì để chứng minh được nguồn gốc khi sản phẩm đưa ra thị trường nên nông dân “tự bơi” tìm thị trường gặp khó khăn.
Cần hướng đi thích hợp
Trước việc khó khăn giữ gìn và phát triển thương hiệu hàng hóa, các cấp, các ngành ở Kiên Giang đã đưa ra nhiều giải pháp để duy trì và giữ vững sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu. Theo ông Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng, việc đăng ký và công nhận nhãn hiệu cho một sản phẩm sẽ trở thành hàng rào chắc chắn nhất chống lại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Như vậy, cùng với việc hỗ trợ xây dựng, bảo hộ và quản lý của cơ quan Nhà nước, các chủ sở hữu và thành viên được sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể cần đổi mới tư duy, chủ động khai thác và sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả; có ý thức gắn lợi ích cá nhân với lợi ích chung để cùng phát triển trong quá trình khai thác, quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể do chính các sản phẩm mình làm ra. Ông Khải nói: “Khi nhãn hiệu được công nhận, vài năm sau nông dân không duy trì được, nhưng không được sự động viên, hỗ trợ của các cấp. Do vậy, khi nông dân gặp khó, cần sự sẻ chia với nông dân cùng với chính sách của địa phương hỗ trợ thì mới thúc đẩy được làng nghề truyền thống và các sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, sản phẩm của nông dân phải được các ngành chuyên môn giới thiệu không chỉ ra ngoài huyện, ngoài tỉnh, mà có thể là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Theo ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, hiện nay toàn huyện có 5 nhãn hiệu tập thể, hướng tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp, nông dân sản xuất đạt chuẩn để cung cấp ra thị trường theo hướng sơ chế, chế biến nhằm ổn định lâu dài. Trong đó, sẽ phối hợp với bên khuyến nông mở rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn; ngành Nông nghiệp huyện sẽ tổ chức cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là trong sơ chế, chế biến. Ông Toàn cho rằng, xây dựng và quản lý thương hiệu tập thể cho một sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu và phải qua nhiều công đoạn. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể cần thực hiện thận trọng với lộ trình và các bước đi cũng phải cụ thể cho từng giai đoạn.
Theo ông Dương Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ngành chức năng và địa phương tiếp tục hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, hàng hóa, làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương. Theo đó, hướng dẫn các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tập trung các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
Trước mắt, trong năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang sẽ có những chính sách hỗ trợ và phát triển 4 thương hiệu nhằm định hướng và có giải pháp phù hợp cho từng sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó, Sở hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Việc quản lý và phát huy tốt nhãn hiệu sau công nhận không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nông dân tham gia sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, mà còn bảo vệ được danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo. Qua đó, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng doanh thu, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề và đời sống của người dân được ổn định.
Khô cá sặc rằn U Minh Thượng chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể từ năm 2011. Từ đó, nhiều nông dân vùng này, nhất là nông dân trong vùng đệm đã phát huy được tiềm năng, lợi thế sẵn có để nuôi cá và làm ra sản phẩm khô cá để thoát nghèo. Những năm qua, nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng đã có mặt khắp nơi trong cả nước. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa được bao lâu, nay người dân bắt đầu lo lắng nhiều hơn, bởi hiện tại, việc nuôi thả loại cá này lợi nhuận đem lại không cao hơn các loài cá khác.
Theo ông Nguyễn Văn Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng, hiện nay trên địa bàn huyện chỉ còn 7 hộ nuôi cá sặc rằn, tương đương với 7 ha mặt nước, chủ yếu ở hai xã nằm trong vùng đệm là An Minh Bắc và Minh Thuận. Trong khi đó, toàn huyện có 4.020 ha mặt nước được người dân thả nuôi các loại cá nước ngọt khác, như cá trê, rô, lóc… Vì đây là những loài cá đặc sản ở vùng này nên dễ bán, dễ tiêu thụ. Do vậy, theo đà này không lâu sau nếu không có nguồn nguyên liệu cá thì nhãn hiệu khô cá sặc rằn U Minh Thượng cũng sẽ dần mai một và mất đi.
Nông dân U Minh Thượng thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Lê Sen - TTXVN |
Chủ tịch Hội Nông dân huyện U Minh Thượng cho biết, các nhãn hiệu của huyện sau khi được công nhận tập thể vẫn chưa phát huy được giá trị và giữ vững thương hiệu do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến do sản xuất nhỏ lẻ. Nhiều hộ dân vì lợi ích trước mắt mà chưa làm ra sản phẩm chất lượng đúng như cam kết trước khi được công nhận. Có thời điểm làm ra giá bán bấp bênh, nông dân chuyển sang sản xuất cây trồng, vật nuôi khác dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, mất dần thương hiệu sản phẩm đặc trưng đặc sản của vùng.
Ông Nguyễn Văn Sương, ngụ xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng - một trong số ít hộ nông dân còn duy trì muôi cá sặc rằn cho biết, mấy năm trước đây do cá nuôi bán ra giá cả không ổn định, người nuôi không có lãi nhiều nên chuyển sang nuôi các loài thủy sản khác. Giờ đây khi nguồn cung thiếu hụt, giá lên cao nhưng nông dân không có nguồn để bán. Vì vậy, hiện ông đang khôi phục lại nguồn cá sặc rằn, nhưng cũng với số ít, bởi loại cá sặc rằn con rất dễ thất thoát do các loài cá khác cùng ao ăn. Đó là chưa kể đến việc trộm cắp, vì nuôi loài cá này phải làm lưới bao bọc, kẻ trộm rất dễ bắt, nên khi thu hoạch không còn bao nhiêu. Theo ông Sương, nếu tính con giống, thức ăn, công chăm sóc và thời gian kéo dài hơn một năm mới thu hoạch sẽ không lãi bằng nuôi các loại cá nước ngọt khác đã có từ lâu ở vùng này, thậm chí thua cả cá mè, cá trôi, rô phi và trê vàng lai. Bởi vì thời gian nuôi cá sặc rằn kéo dài, giá cả bấp bênh (chỉ từ 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy theo loại lớn nhỏ).
Trong khi đó, những người chuyên sản xuất làm khô cá sặc rằn cũng lo âu không kém. Hiện nay, nguồn cá để làm khô ngày giảm đi, sản phẩm làm ra cũng không lợi nhuận nhiều (1 kg khô thành phẩm cần từ 2,8 - 3 kg cá tươi. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, chỉ lời khoảng 20.000 đồng/kg, có khi thấp hơn, nhưng không được thường xuyên mà mỗi năm chỉ có một vụ) nên 16 hộ chuyên làm nghề này ở U Minh Thượng cũng bắt đầu tính chuyện bỏ nghề.
Không chỉ sản phẩm khô cá sặc rằn U Minh Thượng, hiện nay, nhiều sản phẩm ở các địa phương trong tỉnh cũng đang gặp khó do không được duy trì và phát triển sản phẩm được công nhận tập thể, như khoai lang bông súng, tiêu Ngọc Hòa (huyện Giồng Riềng), bí Vàm Răng (Hòn Đất), ghẹ lột Hòn Chông (Kiên Lương)…
Theo nhận định ngành chuyên môn, do các đơn vị sản xuất kinh doanh, các làng nghề và người dân chưa mặn mà với việc tạo dựng và giữ vững thương hiệu, phần nhiều là kinh doanh theo lối riêng lẻ, tự ai nấy làm nên sự gắn kết chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại và giới thiệu quảng bá sản phẩm lại không được chú trọng bởi tốn nhiều chi phí, nên thương hiệu sản phẩm vẫn chưa đến được người tiêu dùng.
Tình trạng sản phẩm sau khi đăng ký nhãn hiệu vẫn chưa phát huy được giá trị, vì vậy rất cần những giải pháp cụ thể. Theo ông Trần Văn Ghẹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngọc Hòa, huyện Giồng Riềng, địa bàn xã có sản phẩm tiêu, sầu riêng, măng cụt được công nhận nhãn hiệu tập thể, nhưng đến nay chưa phát huy được hiệu quả, bởi khi đã có nhãn hiệu tập thể nhưng làm cách nào để biết được nguồn gốc của sản phẩm địa phương lại khó. Trong khi đó, các cấp có thẩm quyền chưa quan tâm hướng dẫn cho hợp tác xã phải làm gì để chứng minh được nguồn gốc khi sản phẩm đưa ra thị trường nên nông dân “tự bơi” tìm thị trường gặp khó khăn.
Cần hướng đi thích hợp
Trước việc khó khăn giữ gìn và phát triển thương hiệu hàng hóa, các cấp, các ngành ở Kiên Giang đã đưa ra nhiều giải pháp để duy trì và giữ vững sản phẩm đã được bảo hộ thương hiệu. Theo ông Trần Ngọc Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Riềng, việc đăng ký và công nhận nhãn hiệu cho một sản phẩm sẽ trở thành hàng rào chắc chắn nhất chống lại hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng. Như vậy, cùng với việc hỗ trợ xây dựng, bảo hộ và quản lý của cơ quan Nhà nước, các chủ sở hữu và thành viên được sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể cần đổi mới tư duy, chủ động khai thác và sử dụng nhãn hiệu một cách có hiệu quả; có ý thức gắn lợi ích cá nhân với lợi ích chung để cùng phát triển trong quá trình khai thác, quản lý phát triển nhãn hiệu tập thể do chính các sản phẩm mình làm ra. Ông Khải nói: “Khi nhãn hiệu được công nhận, vài năm sau nông dân không duy trì được, nhưng không được sự động viên, hỗ trợ của các cấp. Do vậy, khi nông dân gặp khó, cần sự sẻ chia với nông dân cùng với chính sách của địa phương hỗ trợ thì mới thúc đẩy được làng nghề truyền thống và các sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, sản phẩm của nông dân phải được các ngành chuyên môn giới thiệu không chỉ ra ngoài huyện, ngoài tỉnh, mà có thể là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Theo ông Lê Hữu Toàn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao, hiện nay toàn huyện có 5 nhãn hiệu tập thể, hướng tới huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp, nông dân sản xuất đạt chuẩn để cung cấp ra thị trường theo hướng sơ chế, chế biến nhằm ổn định lâu dài. Trong đó, sẽ phối hợp với bên khuyến nông mở rộng mô hình sản xuất theo hướng an toàn; ngành Nông nghiệp huyện sẽ tổ chức cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là trong sơ chế, chế biến. Ông Toàn cho rằng, xây dựng và quản lý thương hiệu tập thể cho một sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều khâu và phải qua nhiều công đoạn. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể cần thực hiện thận trọng với lộ trình và các bước đi cũng phải cụ thể cho từng giai đoạn.
Xoài cát Hòa Lộc VietGAP được người tiêu dùng ưa chuộng vì sản phẩm sạch, an toàn, giá cả bình ổn. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN |
Theo ông Dương Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ngành chức năng và địa phương tiếp tục hỗ trợ đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, hàng hóa, làng nghề và làng nghề truyền thống của địa phương. Theo đó, hướng dẫn các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tập trung các nghề truyền thống và làng nghề truyền thống để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa.
Trước mắt, trong năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang sẽ có những chính sách hỗ trợ và phát triển 4 thương hiệu nhằm định hướng và có giải pháp phù hợp cho từng sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó, Sở hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Việc quản lý và phát huy tốt nhãn hiệu sau công nhận không chỉ đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho nông dân tham gia sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể, mà còn bảo vệ được danh tiếng của sản phẩm, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo. Qua đó, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, từ đó khuyến khích sản xuất phát triển, tăng doanh thu, giải quyết việc làm, duy trì giá trị truyền thống của các làng nghề và đời sống của người dân được ổn định.
Lê Sen