Ngày 6/3, tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, đã khai mạc hội thảo quốc tế "Giá trị kinh tế của Quần thể danh thắng Tràng An và phát triển thương hiệu của điểm đến di sản thế giới".
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành văn bản số 829/UBND-KTN thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024. Qua đó, xác định có 8 sản phẩm đủ điều kiện công nhận sản phẩm đạt hạng 4 sao.
Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.
Xác định chuyển đổi số có ý nghĩa quan trọng giúp đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ nên nhiều Liên minh Hợp tác xã đã phối hợp với cơ quan quản lý hỗ trợ người dân, hợp tác xã miền núi, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từng bước áp dụng công nghệ số trong tiêu thụ và quảng bá sản phẩm. Theo đó, nhiều sản phẩm nông sản của người dân, hợp tác xã được kết nối tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài tỉnh, thậm chí vươn ra thị trường quốc tế.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển gắn với nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Từ đó, số lượng sản phẩm OCOP của tỉnh không ngừng tăng, đặc biệt các sản phẩm từ 3 sao tăng lên 4 sao thời gian gần đây tăng mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao thu nhập người dân nông thôn.
Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái phát triển mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, dần hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chuỗi liên kết để nâng cao giá trị đặc sản của nông sản, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân và xây dựng nông thôn mới.
Sau 5 năm triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)”, tỉnh Gia Lai đã phát huy tiềm năng, lợi thế khi có đến 430 sản phẩm; trong đó có 67 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn 4 sao và 363 sản phẩm 3 sao. Những nỗ lực đầu tư bài bản có chiều sâu vào sản xuất, nâng cao chất lượng và quảng bá đang giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh Gia Lai tạo dựng được thương hiệu trên thị trường.
Với tiêu chuẩn bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ, mẫu mã đẹp nên nhiều sản phẩm OCOP của các địa phương trong tỉnh Nghệ An đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để làm quà biếu, tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Đây cũng là mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP.
Bạc Liêu sẽ tiếp tục duy trì nghề sản xuất muối và nâng tầm giá trị của hạt muối thông qua việc đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng muối và giảm giá thành sản phẩm; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm muối Bạc Liêu trên thị trường; tăng lợi nhuận và góp phần cải thiện cuộc sống cho diêm dân.
Với ý tưởng nâng tầm thương hiệu đặc sản cam Vinh, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà vườn ở Nghệ An đã bắt đầu chuyển mình, phát triển diện tích, nâng chất lượng sản phẩm và nghiên cứu đầu tư sâu sản phẩm chế biến từ loại cây có múi này. Cam Vinh cũng chính là sản phẩm đặc trưng phục vụ khách du lịch, làm quà tặng, quà biếu mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Bước vào tháng cuối năm âm lịch, hàng loạt các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lại rộn ràng vào mùa sản xuất để bán phục vụ thị trường Tết. Sản phẩm đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ tăng so với ngày thường. Để đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường, các đơn vị, chủ thể có sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đang tích cực sản xuất, đáp ứng nhu cầu khách hàng…
Chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, không khí tại các làng nghề truyền thống ở Nghệ An đang sôi động và khẩn trương hơn bao giờ hết. Hàng loạt làng nghề như bánh đa, làm hương, làm miến... đang huy động tối đa nhân lực và thiết bị để đáp ứng kịp thời các đơn hàng đã đặt trước. Đặc biệt, sự kết hợp giữa việc tích cực xây dựng, quảng bá thương hiệu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã giúp các sản phẩm truyền thống dần khẳng định vị thế trên thị trường cả trong và ngoài tỉnh.
Là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang không chỉ nổi tiếng bằng những danh lam thắng cảnh hút hồn, mà còn gây ấn tượng với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đã đạt chứng nhận OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm). Điều này không chỉ góp phần khẳng định thương hiệu nông sản địa phương, mà còn tạo động lực đổi với phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Chiều 29/11, tại thành phố Vinh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị "Phát triển sản phẩm du lịch Nghệ An gắn với thương hiệu du lịch quốc gia trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ".
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng.
Trong hai ngày 8 - 9/6, tại bản Khá, xã Sặp Vạt, Ngày hội Xoài Yên Châu (Sơn La) lần thứ V, năm 2024 được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, thu hút đông đảo nhân dân các dân tộc trong tỉnh và du khách thập phương tới tham gia.
Ngày 19/5, tại huyện Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) tổ chức khởi hành đưa hơn 20 tấn mận hậu Mộc Châu vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op trên toàn quốc. Việc đưa quả mận hậu vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op trên toàn quốc là kênh rất quan trọng để sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng, nâng cao giá trị, định vị thương hiệu mận hậu Sơn La.
Huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình có nhiều lợi thế phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Đây đang là nghề góp phần nâng cao đời sống kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân nhiều địa phương. Song hiện nay, việc xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm mật ong đang gặp nhiều khó khăn.
Để nâng tầm sản phẩm OCOP mang thương hiệu Thái Bình, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.
Xác định là ngành kinh tế chủ lực của địa phương nên để phát triển bền vững, ngành nông nghiệp Bình Phước hướng tới xây dựng thương hiệu cho nông sản nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Qua đó, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn gắn với nhu cầu thị trường.
Thời gian qua, việc xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm từ làng nghề trầm hương cũng đã được tỉnh Hà Tĩnh chú trọng. Các sản phẩm được làm từ trầm hương của người dân huyện Hương Khê đã vươn ra thị trường các tỉnh, thành phố lớn trong nước.
Để thúc đẩy Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tích cực triển khai, hỗ trợ các chủ thể xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thông qua việc thành lập các cửa hàng, nhà trưng bày sản phẩm OCOP. Các hoạt động này đã trở thành cầu nối thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng chuối mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Quả chuối tươi của người dân Cảnh Hưng xuất hiện ở nhiều thị trường nhưng hiện vẫn chưa có bao bì hay tem nhãn thể hiện nguồn gốc xuất xứ. Do đó, việc bảo vệ và phát triển thương hiệu chuối Cảnh Hưng đang được người trồng chuối mong đợi nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Việt Nam có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn. Thực tế đã cho thấy du lịch văn hóa luôn hấp dẫn du khách trải nghiệm, khám phá, nhất là du khách quốc tế.
Sáng 12/10, Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII 2023 với chủ đề "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp" được tổ chức tại Hà Nội. Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn; tham gia Diễn đàn còn có 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 và đại diện của 63 hợp tác xã tiêu biểu, cùng nhiều chuyên gia, nhà khoa học…
Sau nhiều năm miệt mài lao động, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, ông Hồ Tấn Cường (trú tại xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt được những thành công đáng kể ở tuổi 49 và được tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023. Ông không chỉ là người tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn là người “giữ lửa” giúp phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ để sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi đã tạo lập được thương hiệu, xây dựng được bản sắc giúp nâng cao cạnh tranh và đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường. Cùng đó, các đơn vị sản xuất cũng như bà con chưa nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế, tính mỹ thuật, văn hóa cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này.
Theo Ban quản lý dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh (Dự án SME Trà Vinh), các đơn vị, sở, ngành cùng các địa phương đang nỗ lực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho 2 loại đặc sản của tỉnh Trà Vinh, là quýt đường Bình Phú của Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, huyện Càng Long và dừa hữu cơ Tân Hòa của Hợp tác xã Tân Thành, huyện Tiểu Cần.
Sơn La là tỉnh có nhiều sản phẩm đặc trưng, nhất là các sản phẩm từ nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm nông sản ngày càng được các cấp, ngành, địa phương và người sản xuất quan tâm. Đây được xem giải pháp quan trọng để tạo chỗ đứng cho sản phẩm hàng hóa trên thị trường và niềm tin của người tiêu dùng.
Dù sản phẩm cua Cà Mau đã được “định danh”, nhưng quản lý thương hiệu vẫn còn lỏng lẻo, sơ hở. Bởi thực tế ngoài thị trường hiện nay, thương hiệu cua Cà Mau được gắn mác buôn bán tràn lan, giá cả cũng như chất lượng đều không đảm bảo… làm giảm sút uy tín của ngành hàng chủ lực này. Chính vì thế, việc làm sao sử dụng và bảo vệ thương hiệu cua Cà Mau có hiệu quả lại đang là vướng mắc khiến sản phẩm chủ lực này chưa thể phát triển xứng tầm.