Những ngày đầu tháng 5/2024, tình trạng sụt lún, sạt lở và rạn nứt có nguy cơ sạt lở cao ở vùng đệm huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất, đời sống, giao thông đi lại của người dân trong vùng.
Tại Kiên Giang, qua hơn 3 năm áp dụng mô hình nuôi xen canh thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua biển) kết hợp với sản xuất một vụ lúa theo quy trình an toàn sinh học của nông dân vùng U Minh Thượng cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao và mang tính phát triển bền vững.
Xác định việc đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn có ý nghĩa quan trọng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội địa phương, những năm qua, các địa phương trong tỉnh Kiên Giang tranh thủ các nguồn vốn làm hàng trăm km đường, hàng trăm cây cầu giao thông, giúp cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân thuận lợi, dễ dàng, khung cảnh làng quê ngày càng đổi thay, khởi sắc.
Từ đầu năm đến nay, giá chuối trái ở huyện U Minh Thượng, nơi được xem là “Vườn quốc chuối” của tỉnh Kiên Giang liên tục sụt giảm và hiện đang có giá khá thấp 3.000 đồng/nải. Với mức giá này, chủ vườn có lời rất ít, thậm chí là lỗ vốn nếu tính luôn tiền công chăm sóc.
U Minh Thượng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng (Kiên Giang). Bước ra từ bom đạn, chiến tranh với nhiều đau thương, mất mát, U Minh Thượng hôm nay đang hồi sinh mạnh mẽ...
Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, từ đêm 28 đến trưa 31/7, khu vực tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa lớn, dông, lốc làm bị thương 13 người ở 3 huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng; gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và người dân, ước tính ban đầu hơn 8,5 tỷ đồng.
Sản phẩm mật ong U Minh Thượng (Kiên Giang) của hai cơ sở trên địa bàn xã An Minh Bắc đạt chứng nhận Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) 3 sao và được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2021. Đây là bước tiến góp phần phát triển sản phẩm mật ong U Minh Thượng.
U Minh Thượng là huyện thuần nông của tỉnh Kiên Giang với hơn 85% dân số làm nông nghiệp. Những năm qua, tình hình sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện có những chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp cơ bản đúng hướng.
Vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, được biết đến như “cái nôi” cá đồng được thiên nhiên ban tặng. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất ở vùng này dần chuyển theo mô hình chung để phát triển kinh tế thì nguồn lợi cá đồng đã giảm đáng kể. Song, đến nay nhiều hộ gia đình đang duy trì nuôi cá đồng, chủ yếu tập trung hai xã nằm trong vùng đệm An Minh Bắc, Minh Thuận, huyện U Minh Thượng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới và tăng thu nhập.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, giai đoạn 2017 - 2020, tỉnh thực hiện chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác với diện tích hơn 24.865 ha, nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân.
Khi chúng tôi nhờ hướng dẫn đến nhà các hộ dân chưa được lắp đồng hồ nước, anh cán bộ truyền thanh ở một xã bãi ngang ven biển U Minh Thượng (Kiên Giang) gãi đầu gãi tai: “Xuống đó, phải đi ghe, gian truân lắm…”. Giữa mùa mưa ở Miệt Thứ, câu chuyện nước sạch vẫn là chủ đề thời sự như bao đời nay của các cấp chính quyền và người dân trên dải đất nhiễm phèn, ngập mặn vùng bãi ngang ven biển Tây…
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Nghề sản xuất các sản phẩm gắn liền với tên địa danh đang thu hút một lượng lao động khá đông trong khu vực nông thôn, mang lại thu nhập ổn định cho lao động và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gắn với địa danh, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã xác lập nhãn hiệu cho nhiều nông sản mang tính đặc trưng của vùng sản xuất phát huy được giá trị thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay, một số nhãn hiệu được công nhận không được duy trì do nguồn sản phẩm dần ít đi.
Huyện An Minh là một trong bốn huyện vùng U Minh Thượng còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, giao thông nông thôn nơi đây đã có sự phát triển nhưng vẫn còn nhiều nơi chưa có đường, học sinh đến trường rất vất vả, nguy hiểm.
Là huyện vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, huyện Vĩnh Thuận đang tăng tốc về đích đạt huyện nông thôn mới trong năm 2020.
Ngày 2/11, tại thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo khoa học phát triển du lịch 3 vùng: Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất và U Minh Thượng. Hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Kiên Giang, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nhân… trong và ngoài tỉnh tham dự hội thảo.
Lâu nay, nhiều người biết đến mắm cá đồng vùng U Minh Thượng (thuộc 4 huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng), tỉnh Kiên Giang với hương vị thơm ngon, mang đậm chất miền quê của người dân Nam Bộ. Thế nhưng, hiện nay không còn nhiều người làm mắm như trước kia do nguồn cá đồng ngày càng giảm, thêm vào đó việc làm mắm không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, công việc này còn đòi hỏi phải biết cách làm và chịu khó thì con mắm cá đồng mới được thơm ngon.
Được thiên nhiên ưu ái, vùng đất huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) có tiềm năng, lợi thế trồng rau màu các loại. Hiện nay, tổng diện tích trồng màu trên địa bàn huyện có trên 1.800 ha, sản lượng trên 41.000 tấn/năm; trong đó mô hình trồng rau ăn lá 309 ha.
Lâu nay, nhiều người biết đến mắm cá đồng vùng U Minh Thượng (thuộc 4 huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng), tỉnh Kiên Giang với hương vị thơm ngon mang đậm chất miền quê của người dân Nam bộ. Thế nhưng, hiện nay không còn nhiều người làm mắm như trước kia do nguồn cá đồng ngày càng giảm, thêm vào đó việc làm mắm không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ vậy, công việc này còn đòi hỏi phải biết cách làm và chịu khó thì con mắm cá đồng mới được thơm ngon.
Trong hai năm 2019 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Thượng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỷ đồng.
Năm 2019, tỉnh Kiên Giang có kế hoạch nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp diện tích 3.100 ha, tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng; phấn đấu sản lượng thu hoạch đạt 21.500 tấn. Theo đó, từ đầu năm đến nay, các hộ đã thả nuôi khoảng 150 ha, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Kiên Giang được biết đến là địa phương có nhiều điểm du lịch thu hút du khách. Trên địa bàn tỉnh, ngoài những thắng cảnh ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương… hiện nay Kiên Giang còn có loại hình du lịch mới ở vùng miệt thứ thuộc địa bàn xã Đông Hưng B, huyện An Minh, đó là: du lịch sinh thái trải nghiệm các hoạt động câu cá, hái rau rừng, xem gác kèo ong mật, đi trên chiếc vỏ lãi để vượt đập ngăn mặn vào rừng.
An Minh là huyện nằm trong vùng U Minh Thượng, cách xa trung tâm tỉnh Kiên Giang, huyện có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.
Hơn một tuần ở Miệt Thứ đủ giúp chúng tôi cảm nhận tình đất, tình người, những chuyển động, đổi thay trên dải đất từng ám ảnh bao thế hệ lưu dân thời mở đất: “Chèo ghe, sợ sấu cắn chân; Xuống sông sợ đỉa, lên rừng cọp tha”.
Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết, năm 2018 cơ cấu mùa vụ nuôi tôm phù hợp với hệ sinh thái từng vùng, khu vực sản xuất gắn với lịch thời vụ thả giống hợp lý; chuẩn bị nguồn giống tốt đáp ứng nhu cầu nuôi tôm và liên kết bao tiêu sản phẩm; thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh và tăng cường công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân.
Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc khu dự trữ sinh quyển tỉnh Kiên Giang có diện tích 21.107ha, gồm vùng lõi 8.038 ha, vùng đệm 13.069 ha. Khu vực này là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.