Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhận thức rõ tầm quan trọng và những cơ hội, thách thức đối với sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ toàn diện. Đồng thời, bố trí nguồn lực thỏa đáng nhằm tạo động lực, môi trường thuận lợi thúc đẩy hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tự lực, tự cường bứt phá vươn lên.
Năm 2025, tỉnh Trà Vinh tập trung đổi mới toàn diện vể tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, khắc phục những hạn chế, yếu kém, đảm bảo các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng Luật Hợp tác xã năm 2023. Tỉnh đặt mục tiêu thành lập mới 10 hợp tác xã; thành viên hợp tác xã tăng từ 15% trở lên; xây dựng từ 1- 2 mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, các cấp ngành tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và xác định việc phát triển kinh tế tập thể; trong đó, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ then chốt.
Tỉnh Bến Tre đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; trong đó, ưu tiên hỗ trợ phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới gắn với vùng sản xuất sản phẩm chủ lực, liên kết với doanh nghiệp hình thành chuỗi giá trị quy mô lớn.
UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo Liên minh Hợp tác xã và các địa phương trong tỉnh tiếp tục quan tâm hơn nữa các chương trình, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã. Tỉnh đề ra mục tiêu năm 2024, thành lập mới 10 hợp tác xã; trong đó, ưu tiên cho hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát triển.
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kon Tum, hiện tỉnh có 276 hợp tác xã; trong đó, có 194 hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, đa số các hợp tác xã nông nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, số lượng thành viên ít; quy mô kinh doanh, tích luỹ vốn, tài sản diễn ra chậm. Chính vì vậy, cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương cho biết, Đắk Lắk dẫn đầu khu vực miền Trung - Tây Nguyên về số lượng hợp tác xã nông nghiệp. Trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp đa giá trị và trách nhiệm, tỉnh xác định phát triển hợp tác xã là vấn đề cốt lõi, là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Hiện nay, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động; chưa phát huy hết được tiềm năng và lợi thế. Do đó, để các hợp tác xã nông nghiệp phát huy hiệu quả, tỉnh Gia Lai đã định hướng nhiều giải pháp, gỡ khó từ cơ chế chính sách đến hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.
Ngày 17/11, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn hợp tác xã nông nghiệp với chủ đề phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Thời gian qua, hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhiều đổi mới. Không ít hợp tác xã nông nghiệp đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, hình thành các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, góp phần khẳng định vai trò của mô hình kinh tế tập thể này…
Hà Nội hiện có 1.342 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 70 hợp tác xã tham gia liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, 50 hợp tác xã ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 180 sản phẩm của 53 hợp tác xã được thành phố công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)…
Ngày 19/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 854/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2021 - 2025.
Những năm gần đây, các hợp tác xã trên địa bàn Hà Nội đã tập trung đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên…
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Phạm Minh Truyền cho biết, năm 2022, tỉnh tập trung củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Đối với các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả hoặc đã tạm ngưng hoạt động, ngành nông nghiệp đề xuất ngành chức năng giải thể bắt buộc; tránh tình trạng giữ lại hợp tác xã chỉ để đảm bảo đạt tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 3 năm triển khai, Hà Nội được đánh giá là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đến nay, Hà Nội có 282/1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao thuộc 64 hợp tác xã, cho thấy vai trò của hợp tác xã nông nghiệp trong việc thực hiện chương trình này…
Từ một địa phương là tỉnh Quảng Ninh phát kiến đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 (Chương trình OCOP) và nhân rộng Chương trình ra cả nước. Hiệu quả của Chương trình trong 3 năm thực hiện đã được các phương tiện truyền thông, các địa phương ca ngợi. Tuy nhiên, phía sau những thành công cũng đang bộc lộ những điểm nghẽn từ chính các địa phương - nơi triển khai chương trình. Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu chùm bài "Chương trình OCOP: Điểm nghẽn từ chính sách đến cuộc sống" nhằm đem đến cho độc giả một góc nhìn khác về chương trình này cũng như các đề xuất, giải pháp cho chương trình giai đoạn tới.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 461/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đến năm 2020”, đến nay, các hợp tác xã ở Bình Thuận đã có những đổi mới quan trọng, không chỉ trong phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia mà còn góp phần quan trọng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp; tích cực hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận các chính sách của Trung ương và tỉnh. Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, trên 50% hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hoạt động hiệu quả.
Hầu hết các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng và an toàn. Và để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm hàng hóa, các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chọn cho mình hướng đi mới phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh gắn với khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng đất.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt đầu hình thành một số mô hình nuôi cá chình và người nuôi đã rất thành công. Qua thời gian hơn 2 năm nuôi, mô hình nuôi cá chình đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho người nuôi.
Với tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ của tỉnh Sơn La, thời gian qua, các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng và đang trở thành một đối tác kinh tế, tiếp nhận, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; là cầu nối trong liên kết sản xuất giữa nhà nước – doanh nghiệp – hộ thành viên và nông dân.
Tỉnh Bến Tre đang triển khai giải pháp củng cố, xây dựng và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, với tổng kinh phí 14,5 tỷ đồng.
Huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) có diện tích tự nhiên 54.649,91 ha, dân số khoảng 32.000 người, gồm 5 dân tộc chính, chủ yếu là Tày, Nùng, Dao… Kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên những năm gần đây, Bạch Thông đã đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Huyện cơ bản ưu tiên tập trung cho các lĩnh vực chế biến, sản xuất nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mô hình phát triển hợp tác xã tại tỉnh Lào Cai thời gian qua đã có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Người nông dân từ sản xuất manh mún đã hướng đến mô hình liên kết, sản xuất quy mô lớn. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nhiều hợp tác xã cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém và có tới 44/164 hợp tác xã đã “chết yểu” mà vẫn chưa được “khai tử”.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang Hoàng Minh Tuấn cho biết, thời gian tới tỉnh đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.
Với vai trò là Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thổ cẩm xã Ea Tul, bà H’Jih Ayun (sinh năm 1957) người dân tộc Ê Đê, ngụ buôn Knia, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) luôn nỗ lực trong việc duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Đê.
Sáng 24/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nói chuyện chuyên đề "Phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp kiểu mới - Khâu đột phá để tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân" với 247 học viên là cán bộ Mặt trận 28 tỉnh phía Bắc, tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận khóa 4.