Địa phương đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020 mỗi năm thành lập mới từ 15 - 20 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp; trong đó, có từ 40 - 50% hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm, tỉnh xây dựng và nhân rộng từ 2 - 5 mô hình hợp tác xã nông nghiệp điển hình tiên tiến; nâng mức thu nhập bình quân của cán bộ quản lý hợp tác xã, thành viên và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp tăng bình quân trên 15%/năm. Tỉnh cũng phấn đấu ở tất cả các xã đạt chuẩn nông thôn mới có các mô hình kinh tế hợp tác đạt loại khá trở lên; cơ bản hình thành hệ thống các hợp tác xã liên kết với doang nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất hàng hóa tập trung...
Để đạt mục tiêu, tỉnh tập trung triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 2261 ngày 15/12//2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, xây dựng và hình thành một số hợp tác xã điểm ở tất cả các huyện, thành phố hoạt động theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các ngành liên quan tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý mới, tham gia trực tiếp vào các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; chứng nhận chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và quảng bá thương hiệu...
Đến nay (số liệu đến đầu tháng 10/2017), tỉnh Bắc Giang có 346 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 33 hợp tác xã so với năm 2016. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 là 346/346 hợp tác xã, trong đó có 151 hợp tác xã thành lập sau Luật và 195 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi. Doanh thu bình quân của mỗi hợp tác xã đạt khoảng 700 triệu đồng.
Trong số này, nhiều mô hình hợp tác xã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm 3 (huyện Hiệp Hòa), Hợp tác xã nông nghiệp Quang Thịnh (huyện Lạng Giang); mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã nông nghiệp Hoài Long (huyện Việt Yên); mô hình tưới nhỏ giọt cho cam canh ở xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn); mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót của Hợp tác xã Trường Thành (huyện Hiệp Hòa); mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP của Hợp tác xã chăn nuôi, sản xuất và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên...
Ông Trần Văn Sỹ, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho biết, hợp tác xã có 3.200 hộ xã viên, là một trong những “đầu tàu” về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở tỉnh với 11 mô hình dịch vụ như cung cấp nước tưới tiêu cho toàn xã, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm, thu gom và xử lý rác thải, tín dụng nội bộ, quản lý thương mại chợ, mô hình trồng nấm, trồng hoa và cánh đồng mẫu trồng lúa chất lượng... Hợp tác xã đã thực hiện tốt các dịch vụ, mở mang ngành nghề, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành, thường xuyên hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho trên 800 hộ xã viên mỗi năm; từ đây đã giúp nhiều hộ gia đình địa phương vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) cho biết, ngành nghề chính của Hợp tác xã là sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều, kinh doanh thuốc thú y, gia cầm giống.
Khi hợp tác xã được chọn xây dựng mô hình thí điểm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP với chất lượng và sản lượng nâng cao thì giá bán sản phẩm của các hộ xã viên luôn giữ ở mức ổn định và cao hơn giá thị trường. Bên cạnh đó, với hợp đồng cung cấp cho các đơn vị đã ký kết, đầu ra cho quả vải thiều của các xã viên cũng đã đảm bảo hơn. Ngoài việc hỗ trợ xã viên trong ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, Hợp tác xã còn đẩy mạnh kinh doanh giống gia cầm, cung cấp ra thị trường trên 400.000 con giống mỗi năm. Bằng sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường, thu nhập bình quân mỗi hộ xã viên trong Hợp tác xã đạt khoảng 200 triệu đồng/năm....
Để đạt mục tiêu, tỉnh tập trung triển khai các nội dung hỗ trợ phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 2261 ngày 15/12//2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, xây dựng và hình thành một số hợp tác xã điểm ở tất cả các huyện, thành phố hoạt động theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã tỉnh và các ngành liên quan tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý mới, tham gia trực tiếp vào các chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ các nông sản, thực phẩm chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu; chứng nhận chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và quảng bá thương hiệu...
Diện tích na đến kỳ thu hoạch ở xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam. Ảnh: Quang Quyết -TTXVN |
Đến nay (số liệu đến đầu tháng 10/2017), tỉnh Bắc Giang có 346 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 33 hợp tác xã so với năm 2016. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 là 346/346 hợp tác xã, trong đó có 151 hợp tác xã thành lập sau Luật và 195 hợp tác xã thực hiện chuyển đổi. Doanh thu bình quân của mỗi hợp tác xã đạt khoảng 700 triệu đồng.
Trong số này, nhiều mô hình hợp tác xã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như mô hình trồng dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm 3 (huyện Hiệp Hòa), Hợp tác xã nông nghiệp Quang Thịnh (huyện Lạng Giang); mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã nông nghiệp Hoài Long (huyện Việt Yên); mô hình tưới nhỏ giọt cho cam canh ở xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn); mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót của Hợp tác xã Trường Thành (huyện Hiệp Hòa); mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP của Hợp tác xã chăn nuôi, sản xuất và tiêu thụ lợn sạch Tân Yên...
Ông Trần Văn Sỹ, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang cho biết, hợp tác xã có 3.200 hộ xã viên, là một trong những “đầu tàu” về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở tỉnh với 11 mô hình dịch vụ như cung cấp nước tưới tiêu cho toàn xã, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm, thu gom và xử lý rác thải, tín dụng nội bộ, quản lý thương mại chợ, mô hình trồng nấm, trồng hoa và cánh đồng mẫu trồng lúa chất lượng... Hợp tác xã đã thực hiện tốt các dịch vụ, mở mang ngành nghề, không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành, thường xuyên hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho trên 800 hộ xã viên mỗi năm; từ đây đã giúp nhiều hộ gia đình địa phương vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) cho biết, ngành nghề chính của Hợp tác xã là sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều, kinh doanh thuốc thú y, gia cầm giống.
Khi hợp tác xã được chọn xây dựng mô hình thí điểm sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP với chất lượng và sản lượng nâng cao thì giá bán sản phẩm của các hộ xã viên luôn giữ ở mức ổn định và cao hơn giá thị trường. Bên cạnh đó, với hợp đồng cung cấp cho các đơn vị đã ký kết, đầu ra cho quả vải thiều của các xã viên cũng đã đảm bảo hơn. Ngoài việc hỗ trợ xã viên trong ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, Hợp tác xã còn đẩy mạnh kinh doanh giống gia cầm, cung cấp ra thị trường trên 400.000 con giống mỗi năm. Bằng sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường, thu nhập bình quân mỗi hộ xã viên trong Hợp tác xã đạt khoảng 200 triệu đồng/năm....
Việt Hùng