Tối 26/3 (tức ngày 17 tháng hai năm Giáp Thìn), Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Giao lưu Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn năm 2024.
Lục Ngạn, Bắc Giang được biết đến là vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, ngoài nổi tiếng về vải thiều, từ cuối tháng 10 về với Lục Ngạn, du khách còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những miệt vườn cam bưởi, thưởng thức những trái cây ngay tại vườn, hít hà không khí trong lành của vùng núi cũng như thưởng thức đặc sản riêng có của Lục Ngạn. Với những lợi thế đó, Lục Ngạn đang đẩy mạnh phát triển du lịch mùa quả ngọt nhằm quảng bá đến du khách một Lục Ngạn bốn mùa hoa trái mát lành.
Lục Ngạn là một huyện miền núi giàu tiềm năng phát triển du lịch xanh (du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng) của tỉnh Bắc Giang. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, chùa Am Vãi, đồng thời là vùng đất giàu bản sắc văn hóa.
Là nước nhiệt đới, Việt Nam có thế mạnh phát triển nông nghiệp với trái cây, rau củ đa dạng, phong phú. Không chỉ sử dụng tươi sống, với bàn tay, trí tuệ tài hoa, nhiều người đã biến rau củ quả thành những sản phẩm lạ mà ngon, chất lượng.
Tỉnh Bắc Giang đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch vải thiều năm 2020 với những băn khoăn về thị trường tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để mùa vụ thu hoạch vải thiều năm nay được thuận lợi, đạt hiệu quả, tỉnh Bắc Giang đang tích cực triển khai Kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020.
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung ứng các loại trái cây chất lượng cao, những sản phẩm đặc trưng ra thị trường, ngày 29/11, Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã khai mạc.
Cây có múi bắt đầu được trồng trên vùng đất Lục Ngạn (Bắc Giang) khoảng 10 năm trước. Hợp khí hậu, thổ nhưỡng ở đây nên loại cây này cho năng suất cao, chất lượng quả thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình ở Lục Ngạn đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm từ trồng các loại cây này. Nhận thấy đây là hướng đi hiệu quả, những năm gần đây, huyện Lục Ngạn đã đẩy mạnh, nhân rộng sản xuất theo quy trình sạch, tăng diện tích sản xuất theo hướng VietGAP nhằm phát triển bền vững và hướng tới xuất khẩu.
Vùng đất Bắc Giang nổi tiếng cả nước với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã có nhiều giải pháp thúc đẩy, tìm hướng ra cho các sản phẩm nông sản ở thị trường trong và ngoài nước; qua đó giúp quảng bá đặc sản địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngày hội trái cây Lục Ngạn - Bắc Giang lần thứ II năm 2017 đã khai mạc tối 25/11 tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với sự tham dự của nhiều đại biểu trong và ngoài tỉnh.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Giang Hoàng Minh Tuấn cho biết, thời gian tới tỉnh đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.
Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.
Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có hơn 16.290 ha vải thiều, trong đó vải thiều chín sớm hơn 1.750 ha, vải thiều chính vụ sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap và GlobalGap hơn 10.720 ha, tăng gần 1.200 ha so với năm 2015