Tìm đầu ra cho nông sản Bắc Giang

Tìm đầu ra cho nông sản Bắc Giang
Bắc Giang có địa hình vùng núi, đồi thấp và đồng bằng nên phù hợp phát triển các giống cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới, gieo trồng nhiều vụ trong năm.
Bắc Giang có địa hình vùng núi, đồi thấp và đồng bằng nên phù hợp phát triển các giống cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới, gieo trồng nhiều vụ trong năm.

Tiềm năng nông nghiệp Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc với dân số trên 1,6 triệu người, bao gồm 20 thành phần dân tộc thiểu số với số dân là 200.538 người, chiếm 12,4% dân số toàn tỉnh. Diện tích đất tự nhiên trên 389 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 302 nghìn ha, chiếm 77,6% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trang trại lợn của Công ty TNHH Kim Tân Minh đảm bảo đầy đủ yêu cầu vệ sinh môi trường.
Trang trại lợn của Công ty TNHH Kim Tân Minh đảm bảo đầy đủ yêu cầu vệ sinh môi trường.

Bắc Giang có địa hình vùng núi, đồi thấp, đồng bằng do đó có đầy đủ điều kiện để phát triển đa dạng các giống cây trồng vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới, gieo trồng nhiều vụ trong năm. Đây là lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực; hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, giá trị sản xuất cao; xây dựng thành công một số mô hình sản xuất hàng hóa có thương hiệu tầm cỡ quốc gia như: gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Diễn Lục Ngạn, cam Canh Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa, lợn sạch Ngọc Châu, nhãn muộn Phúc Hòa… Đặc biệt, vải thiều Lục Ngạn đã sản xuất đạt tiêu chuẩn châu Âu (GlobalGAP). Đây là những sản phẩm nông sản sạch, tiêu chuẩn, dồi dào, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của người dân trong và ngoài nước.     

Cán bộ thú y Ngô Văn Long đang kiểm tra chất lượng thức ăn cho đàn gà của hộ gia đình tại thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế.
Cán bộ thú y Ngô Văn Long đang kiểm tra chất lượng thức ăn cho đàn gà của hộ gia đình tại thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế.

Gia đình ông Vi Hải Âu, thôn Chả, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn có 15 con ngựa bạch, đem lại thu nhập từ 50 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Vi Hải Âu, thôn Chả, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn có 15 con ngựa bạch, đem lại thu nhập từ 50 triệu đồng/năm.

Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, bước đầu đã hình thành một số sản phẩm nông sản hàng hóa như: Lúa chất lượng diện tích 34.500 ha, sản lượng đạt gần 209.000 tấn; diện tích cây ăn quả 48.000 ha, sản lượng đạt trên 260 ngàn tấn, chủ lực là vải thiều với diện tích 29.000 ha, sản lượng 150.000 tấn trở lên; diện tích rau đậu đạt 25.000 ha, sản lượng khoảng 415.000 tấn (trong đó: rau chế biến, rau an toàn 6.700 ha, sản lượng 130.000 tấn). Diện tích lạc 11.500 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn; tổng đàn lợn 1,13 triệu con, sản lượng thịt hơi đạt 160 nghìn tấn; đàn gia cầm 17 triệu triệu con, sản lượng 47 nghìn tấn…

Hướng đi cho nông sản chủ lực

Vải được sơ chế trước khi đóng thùng xuất bán
Vải được sơ chế trước khi đóng thùng xuất bán

Vải được đóng thùng sẵn sàng xuất bán.
Vải được đóng thùng sẵn sàng xuất bán.

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thế mạnh, tỉnh Bắc Giang đã ban hành các chính sách, đề án để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Văn Khái, GĐ Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, trong số các sản phẩm chủ lực và đặc trưng của tỉnh, đến nay, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn đã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và đăng ký bảo hộ sản phẩm tại 05 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào và Campuchia); 04 sản phẩm (Miến dong Sơn Động, Gà Yên Thế, Bưởi Hiệp Hòa, Chè Yên Thế) có nhãn hiệu chứng nhận; 35 sản phẩm đã có nhãn hiệu tập thể như HTX bún Đa Mai, HTX hữu cơ ong mật Sơn Động, HTX Na dai Lục Nam, HTX sản xuất và tiêu thụ vải sớm Phúc Hòa... Các sản phẩm chủ lực của tỉnh có quy mô sản lượng lớn, chất lượng tốt được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đem lại giá trị cao.

Hộ gia đình bà Chu Thị Hòe, thôn Nhập Thành, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn chăm sóc cây vải.
Hộ gia đình bà Chu Thị Hòe, thôn Nhập Thành, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn chăm sóc cây vải.

Các loại rau an toàn chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh. Đối với những sản phẩm rau tại cơ sở được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được tiêu thụ tại một số hệ thống siêu thị như BigC, Hapro Mart. Rau chế biến được các doanh nghiệp trong tỉnh (công ty G.O.C, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu, Công ty Cổ phần Thương mại Tân Nông, VIFOCO, công ty CP thuốc lá và Nhà máy CBNS thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang... ) và ngoài tỉnh (Công ty Hội Vũ Hà Nam, Công ty TM XNK Hải Dương, Công ty Orion, Viện Công nghệ sinh học...) ký hợp đồng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với người nông dân.

Các sản phẩm rau an toàn của Bắc Giang có đầu ra ổn định.
Các sản phẩm rau an toàn của Bắc Giang có đầu ra ổn định.
Sản phẩm gà đồi Yên Thế đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và công nghệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, là một thương hiệu lớn được người dân trên cả nước biết đến. Năm 2013, sản phẩm gà đồi Yên Thế là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp Chứng nhận "Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á - ASEAN BESTFOOD" do Ban Tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “Doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh – sạch – đẹp” trao tặng Công ty CP Giang Sơn. Hiện tại, sản phẩm gà đồi Yên Thế chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Gà tại các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAP có giá bán cao hơn so với các hộ chăn nuôi trên địa bàn từ 5.000 - 7.000 đ/kg.

Ngoài ra, tỉnh còn có các chương trình hỗ trợ Hợp tác xã, khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, hình thành các mô hình liên kết chuỗi sản xuất và đẩy mạnh phân phối sản phẩm.

Chè bản Ven – đặc sản nổi tiếng của huyện Yên Thế.
Chè bản Ven – đặc sản nổi tiếng của huyện Yên Thế.

Các em nhỏ dân tộc Cao Lan ở bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế tranh thủ ngày hè giúp gia đình thu hoạch chè. Hộ gia đình anh Hoàng Văn Tùng, bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế đang sao chè.
Các em nhỏ dân tộc Cao Lan ở bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế tranh thủ ngày hè giúp gia đình thu hoạch chè.
 
Các em nhỏ dân tộc Cao Lan ở bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế tranh thủ ngày hè giúp gia đình thu hoạch chè. Hộ gia đình anh Hoàng Văn Tùng, bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế đang sao chè.
Hộ gia đình anh Hoàng Văn Tùng, bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế đang sao chè.

Đặc biệt, sản phẩm vải thiều Bắc Giang ngày càng khẳng định được vị thế. Đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh (giá trị sản xuất ước đạt 3.000 – 5.000 tỷ đồng, chiếm 25 – 28% giá trị ngành trồng trọt) và nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. Tỉnh đã hỗ trợ nhân dân trong việc sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật và mở rộng các vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap.

Toàn cảnh Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang
Toàn cảnh Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang
Vì vậy, năng suất cũng như chất lượng quả vải thiều ngày càng được nâng cao, thị trường tiêu thụ mở rộng, giá bán ổn định. Diện tích trồng vải thiều năm 2018 duy trì gần 29.000 ha, sản lượng ước đạt từ 150.000 – 180.000 tấn (tăng khoảng gần 90.000 tấn và tăng gần 2 lần so với năm 2017). Trong đó, diện tích vải thiều sớm khoảng 6.000 ha (chiếm 20,6%); sản lượng khoảng trên 3.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 23.000 ha (chiếm 79,4%); sản lượng khoảng từ 120.000 – 150.000 tấn. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP duy trì 13.500 ha, ước đạt sản lượng 90.000 tấn.

Cắt băng khai mạc Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang.
Cắt băng khai mạc Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang.
Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn Globalgap là 218,5 ha; sản lượng ước đạt 10.000 tấn. Có 218,5 ha vải thiều được Mỹ cấp mã số IRADS với 394 hộ sản xuất, tập trung tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Mộc, Biên Sơn, Tân Quang, Tân Sơn, Kiên Lao (huyện Lục Ngạn) đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Thọ, PGĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại - Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết năm 2018 là năm Bắc Giang được mùa vải, tỉnh sẽ tổ chức 3 Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Bắc Giang tại Trung Quốc, Bắc Giang và Hà Nội nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu thương hiệu và bàn bạc các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm nông sản của tỉnh ở thị trường trong và ngoài nước. Đây cũng là cơ hội để các doanh nhân gặp gỡ, giao lưu tìm kiếm đối tác, kết nối cung - cầu vải thiều và sản phẩm nông sản, gắn với giới thiệu tiềm năng, thu hút đầu tư của tỉnh.
Hoàng Hà – Anh Đào
Phòng phóng viên

Có thể bạn quan tâm