Phát triển cầm chừng, thui chột dần
Theo thống kê, tỉnh Lào Cai hiện có 164 hợp tác xã nông nghiệp, nhưng trong số những hợp tác xã đủ điều kiện đánh giá (có 41 hợp tác xã mới thành lập chưa đủ 12 tháng) chỉ có 12 hợp tác xã hoạt động tốt và có tới 42 hợp tác xã ở mức trung bình, yếu.
Hợp tác xã Mẩy Nhị, xã Bản Qua, huyện Bát Xát hoạt động trong lĩnh vực thêu may thổ cẩm dịch vụ tổng hợp nhưng từ khi thành lập (2011) đến nay, hợp tác xã này mỗi năm chỉ hoạt động được vài lần. Hợp tác xã Mẩy Nhị ban đầu có 40 thành viên góp vốn điều lệ là gần 100 triệu đồng. Đến nay, Hợp tác xã thổ cẩm cũng chỉ hoạt động cầm chừng, các xã viên không đủ sống rồi dần bỏ hợp tác xã để đi làm các công việc khác. Hiện số thành viên tham gia giảm xuống chỉ còn chưa đầy 10 thành viên.
Chị Lý Tả Mẩy, Chủ nhiệm hợp tác xã chia sẻ, nguyên nhân hợp tác xã hoạt động cầm chừng cũng xuất phát từ việc sản phẩm truyền thống của hợp tác xã này đang thiếu đầu ra trầm trọng, không có trụ sở, mẫu mã chưa đa dạng, sản phẩm làm thủ công có khi một năm mới dệt xong bộ quần áo bán được 6-7 triệu đồng. Ngoài ra, hợp tác xã vẫn giữ theo mô hình kiểu cũ chứ chưa chuyển đổi mô hình hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2012”.
Ông Lý Khánh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Qua cho biết, trên địa bàn xã có ba hợp tác xã bao gồm: dịch vụ tổng hợp Bản Qua, Mẩy Nhị, Tân Phát. Hiện hợp tác xã tổng hợp Bản Qua đã ngừng hoạt động và đến cuối năm 2017 đã có trong danh sách giải thể của tỉnh. Còn hợp tác xã Mẩy Nhị cũng chỉ hoạt động cầm chừng, sản phẩm làm ra không nhiều, các xã viên chỉ đủ sống. Nhiều xã viên đã không còn mặn mà với hợp tác xã rồi bỏ dần. Trước tình hình đó, xã đang tìm cách chuyển đổi mô hình hoạt động, cái quan nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm, giảm chí phí, thời gian sản xuất.
Hợp tác xã Minh Đức, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012 với ngành nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá hồi, cá tầm. Với 12 xã viên những năm đầu tiên sản lượng cá hồi, cá tầm bán ra thị trường đạt năng suất cao, ổn định. Nhưng từ năm 2016 đến nay do nhiều hộ dân xung quanh cũng ồ ạt nuôi cá hồi, cá tầm làm nguồn nước bị ô nhiễm, năng suất của hợp tác xã ngày càng giảm. Cho nên bắt buộc hợp tác xã phải đầu tư thêm công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tiến hành lọc nguồn nước nhưng để đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện đại phải nhập từ nước ngoài thì tốn một số vốn rất lớn. Trước mắt, thiếu vốn nên tháng 9/2017 hợp tác xã phải xin dừng hoạt động vì kinh doanh thua lỗ. Hiện nay, tại huyện Sa Pa có tới 8 hợp tác xã đã ngừng hoạt động, 5 hợp tác xã chưa chuyển đổi theo mô hình kiểu mới.
Thiếu chiến lược phát triển dài hạn
Qua khảo sát của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai thì các hợp tác xã đều có quy chế hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất chưa tuân thủ đúng phương án và không được rà soát điều chỉnh hàng năm. Sự tham gia xây dựng phương án sản xất, kinh doanh của các hợp tác xã còn mờ nhạt. Đặc biệt, trình độ của thành viên ban quản trị và việc điều hành hợp tác xã không cao.
Đồng thời, do thiếu vốn để sản xuất do các hợp tác xã thường không có tài sản thế chấp do đó không thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nhiều hợp tác xã khi thành lập chỉ để hoàn thành tiêu chí nông thôn mới hoặc thành lập với thành viên chủ yếu trong gia đình, dòng họ nên khó thu hút, mở rộng, đầu tư. Việc liên kết giữa các hợp tác xã với hộ nông dân gặp rất khó khăn do tính ràng buộc pháp lý giữa hợp tác xã và nông dân không cao, chủ yếu thông qua hợp đồng liên kết có chứng thực của chính quyền địa phương. Nếu hợp tác xã liên kết sản xuất quy mô lớn thì phải ký hợp đồng với nhiều hộ. Mặt khác, khi hợp đồng liên kết bị phá vỡ các hợp tác xã cũng rất khó trong việc giải quyết hoặc bồi thường của các hộ nông dân.
Vấn đề tích tụ đất đai ở tỉnh Lào Cai cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do quy định mức hạn điền của pháp luật quy định cùng điều kiện địa hình dốc, đất đai manh mún nên việc dồn điền đổi thửa gặp nhiều khó khăn. Do đó, sau khi các hợp tác xã được thành lập thực hiện tích tụ ruộng đất nhằm ứng dụng tiện bộ khoa học sản xuất với quy mô lớn hơn tiếp tục bị “vướng”.
Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, hiện tỉnh Lào Cai đã tiến hành rà soát các hợp tác xã trên địa bàn để nắm chắc tình hình khó khăn của các hợp tác xã như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu nhân lực trình độ cao... từ đó sẽ đề ra các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng để củng cố, kiện toàn và hỗ trợ.
Đồng thời, xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã với hợp tác xã và hợp tác xã doanh nghiệp để làm cơ sở nhân rộng ở địa phương. Đặc biệt là chú trọng thí điểm mô hình đưa trí thức trẻ về các hợp tác xã, bằng việc vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí hỗ trợ được quy định (dành một phần kinh phí trong xây dựng nông thôn mới để đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao cho các hợp tác xã). Đây được xem là giải pháp hiệu quả nhất để các hợp tác xã có thể bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản.
Trên thực tế, những năm qua cũng có không ít hợp tác xã ăn nên, làm ra nhờ sự quan tâm thu hút và phát triển đội ngũ quản lý, cán bộ có chuyên môn giỏi được đào tạo bài bản cùng với đó có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động. Điển hình như hợp tác xã Qúy Hiền, hợp tác xã Mai Anh, hợp tác xã Bản Liền,...đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.
Theo thống kê, tỉnh Lào Cai hiện có 164 hợp tác xã nông nghiệp, nhưng trong số những hợp tác xã đủ điều kiện đánh giá (có 41 hợp tác xã mới thành lập chưa đủ 12 tháng) chỉ có 12 hợp tác xã hoạt động tốt và có tới 42 hợp tác xã ở mức trung bình, yếu.
Hợp tác xã Mẩy Nhị, xã Bản Qua, huyện Bát Xát hoạt động trong lĩnh vực thêu may thổ cẩm dịch vụ tổng hợp nhưng từ khi thành lập (2011) đến nay, hợp tác xã này mỗi năm chỉ hoạt động được vài lần. Hợp tác xã Mẩy Nhị ban đầu có 40 thành viên góp vốn điều lệ là gần 100 triệu đồng. Đến nay, Hợp tác xã thổ cẩm cũng chỉ hoạt động cầm chừng, các xã viên không đủ sống rồi dần bỏ hợp tác xã để đi làm các công việc khác. Hiện số thành viên tham gia giảm xuống chỉ còn chưa đầy 10 thành viên.
Chị Lý Tả Mẩy, Chủ nhiệm hợp tác xã chia sẻ, nguyên nhân hợp tác xã hoạt động cầm chừng cũng xuất phát từ việc sản phẩm truyền thống của hợp tác xã này đang thiếu đầu ra trầm trọng, không có trụ sở, mẫu mã chưa đa dạng, sản phẩm làm thủ công có khi một năm mới dệt xong bộ quần áo bán được 6-7 triệu đồng. Ngoài ra, hợp tác xã vẫn giữ theo mô hình kiểu cũ chứ chưa chuyển đổi mô hình hoạt động theo luật hợp tác xã năm 2012”.
Ông Lý Khánh Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Qua cho biết, trên địa bàn xã có ba hợp tác xã bao gồm: dịch vụ tổng hợp Bản Qua, Mẩy Nhị, Tân Phát. Hiện hợp tác xã tổng hợp Bản Qua đã ngừng hoạt động và đến cuối năm 2017 đã có trong danh sách giải thể của tỉnh. Còn hợp tác xã Mẩy Nhị cũng chỉ hoạt động cầm chừng, sản phẩm làm ra không nhiều, các xã viên chỉ đủ sống. Nhiều xã viên đã không còn mặn mà với hợp tác xã rồi bỏ dần. Trước tình hình đó, xã đang tìm cách chuyển đổi mô hình hoạt động, cái quan nhất vẫn là tìm đầu ra cho sản phẩm, giảm chí phí, thời gian sản xuất.
Hợp tác xã Minh Đức, xã Bản Khoang, huyện Sa Pa bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2012 với ngành nghề nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá hồi, cá tầm. Với 12 xã viên những năm đầu tiên sản lượng cá hồi, cá tầm bán ra thị trường đạt năng suất cao, ổn định. Nhưng từ năm 2016 đến nay do nhiều hộ dân xung quanh cũng ồ ạt nuôi cá hồi, cá tầm làm nguồn nước bị ô nhiễm, năng suất của hợp tác xã ngày càng giảm. Cho nên bắt buộc hợp tác xã phải đầu tư thêm công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tiến hành lọc nguồn nước nhưng để đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện đại phải nhập từ nước ngoài thì tốn một số vốn rất lớn. Trước mắt, thiếu vốn nên tháng 9/2017 hợp tác xã phải xin dừng hoạt động vì kinh doanh thua lỗ. Hiện nay, tại huyện Sa Pa có tới 8 hợp tác xã đã ngừng hoạt động, 5 hợp tác xã chưa chuyển đổi theo mô hình kiểu mới.
Thiếu chiến lược phát triển dài hạn
Qua khảo sát của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai thì các hợp tác xã đều có quy chế hoạt động, phương án sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất chưa tuân thủ đúng phương án và không được rà soát điều chỉnh hàng năm. Sự tham gia xây dựng phương án sản xất, kinh doanh của các hợp tác xã còn mờ nhạt. Đặc biệt, trình độ của thành viên ban quản trị và việc điều hành hợp tác xã không cao.
Đồng thời, do thiếu vốn để sản xuất do các hợp tác xã thường không có tài sản thế chấp do đó không thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nhiều hợp tác xã khi thành lập chỉ để hoàn thành tiêu chí nông thôn mới hoặc thành lập với thành viên chủ yếu trong gia đình, dòng họ nên khó thu hút, mở rộng, đầu tư. Việc liên kết giữa các hợp tác xã với hộ nông dân gặp rất khó khăn do tính ràng buộc pháp lý giữa hợp tác xã và nông dân không cao, chủ yếu thông qua hợp đồng liên kết có chứng thực của chính quyền địa phương. Nếu hợp tác xã liên kết sản xuất quy mô lớn thì phải ký hợp đồng với nhiều hộ. Mặt khác, khi hợp đồng liên kết bị phá vỡ các hợp tác xã cũng rất khó trong việc giải quyết hoặc bồi thường của các hộ nông dân.
Vấn đề tích tụ đất đai ở tỉnh Lào Cai cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do quy định mức hạn điền của pháp luật quy định cùng điều kiện địa hình dốc, đất đai manh mún nên việc dồn điền đổi thửa gặp nhiều khó khăn. Do đó, sau khi các hợp tác xã được thành lập thực hiện tích tụ ruộng đất nhằm ứng dụng tiện bộ khoa học sản xuất với quy mô lớn hơn tiếp tục bị “vướng”.
Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lào Cai cho biết, hiện tỉnh Lào Cai đã tiến hành rà soát các hợp tác xã trên địa bàn để nắm chắc tình hình khó khăn của các hợp tác xã như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu nhân lực trình độ cao... từ đó sẽ đề ra các giải pháp cụ thể cho từng đối tượng để củng cố, kiện toàn và hỗ trợ.
Đồng thời, xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã với hợp tác xã và hợp tác xã doanh nghiệp để làm cơ sở nhân rộng ở địa phương. Đặc biệt là chú trọng thí điểm mô hình đưa trí thức trẻ về các hợp tác xã, bằng việc vận dụng linh hoạt nguồn kinh phí hỗ trợ được quy định (dành một phần kinh phí trong xây dựng nông thôn mới để đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao cho các hợp tác xã). Đây được xem là giải pháp hiệu quả nhất để các hợp tác xã có thể bổ sung cán bộ trẻ có năng lực, được đào tạo bài bản.
Trên thực tế, những năm qua cũng có không ít hợp tác xã ăn nên, làm ra nhờ sự quan tâm thu hút và phát triển đội ngũ quản lý, cán bộ có chuyên môn giỏi được đào tạo bài bản cùng với đó có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động. Điển hình như hợp tác xã Qúy Hiền, hợp tác xã Mai Anh, hợp tác xã Bản Liền,...đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nông nghiệp, nông thôn tại địa phương.
Hồng Ninh - Cao Hương