Theo định hướng đến năm 2020, Hà Nội sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên hơn 16.000 ha, trong đó vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng, với tổng diện tích là 6.644,7 ha. |
Theo số liệu của Ngành nông nghiệp Hà Nội, diện tích sản xuất rau của Hà Nội được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt hơn 5.000 ha, sản lượng đạt gần 400.000 tấn/năm, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn. Hiện Hà Nội có 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp rau an toàn có tem, nhãn nhận diện, tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, hệ thống siêu thị…
Vùng sản xuất rau an toàn ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (Hà Nội). |
Sau khi mẫu đất, nước… đạt tiêu chuẩn, Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận chất lượng vùng rau đủ điều kiện sản xuất an toàn. |
Đến nay, Hà Nội đã hình thành 29 chuỗi tiêu thụ rau an toàn tại 41 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán rau hữu cơ như: Haprofood, Vina food, siêu thị Unimart, Vinmart… Hiệu quả kinh tế đem lại cho người nông dân khi sản xuất rau an toàn cao hơn sản xuất rau theo lối truyền thống từ 10% đến 20%, giá trị sản xuất đạt từ 300 đến 500 triệu đồng/ha/năm và có khoảng 1.200 ha đạt giá trị 1 tỷ đồng/ha/năm.
Thực hiện chuỗi sản xuất rau an toàn, Ngành nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương, các hợp tác xã để tập huấn quy trình sản xuất rau an toàn cho nông dân; hướng dẫn nông dân thực hành trên đồng ruộng. Sau khi mẫu đất, nước… đạt tiêu chuẩn, Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận chất lượng vùng rau đủ điều kiện sản xuất an toàn…
Sau khi Hà Nội đẩy mạnh triển khai sản xuất rau an toàn, chất lượng rau, củ, quả trên địa bàn được nâng lên. |
Đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngành nông nghiệp Hà Nội. |
Theo định hướng đến năm 2020, Hà Nội sẽ mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn lên hơn 16.000 ha, trong đó vùng sản xuất rau tập trung là 151 vùng, với tổng diện tích là 6.644,7 ha (trung bình 44 ha/vùng). Phát triển vùng sản xuất rau an toàn và bền vững, đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngành nông nghiệp Hà Nội nhằm kiểm soát chất lượng nông sản, xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm. Song, hầu hết các chuỗi tiêu thụ rau an toàn chỉ tiêu thụ được một phần nhỏ sản lượng thông qua các hợp đồng với bếp ăn tập thể, siêu thị, còn lại đa số phải bán buôn, bán lẻ tại chợ dân sinh, chịu sự cạnh tranh khốc liệt về giá với các loại rau thường. Mặt khác, lại chưa có chính sách hỗ trợ hợp lý cho kinh doanh rau an toàn, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, dẫn đến phần đông người tiêu dùng vẫn còn lạ lẫm với khái niệm “rau an toàn”.
Quy trình phân loại rau, củ, quả tại Hợp tác xa rau Đại Lan ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì (Hà Nội). |
Rau, quả an toàn được Chi cục Bảo vệ Thực vật Hà Nội dán tem chứng nhận an toàn trước khi bán tới tay người tiêu dùng. |
Đến nay, Hà Nội đã hình thành 29 chuỗi tiêu thụ rau an toàn tại 41 siêu thị, cửa hàng, đại lý bán rau hữu cơ… |
Để khắc phục tình trạng trên, việc sản xuất rau an toàn theo chuỗi sẽ dần hoàn thiện quy trình chuẩn. Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương xây dựng mô hình chuỗi rau an toàn để truy xuất nguồn gốc đến từng hộ, tăng cường hỗ trợ đào tạo nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chú trọng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, đặc biệt là xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị thông tin để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về rau an toàn, cung cấp các địa chỉ, cơ sở sản xuất rau an toàn, chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn, đặc biệt là nâng cao nhận thức về rau an toàn trong dân để rau an toàn được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình...
Bài: Nguyễn Hoàng
Ảnh: Trần Huấn/Tư liệu Báo ảnh Dân tộc và Miền núi
Ảnh: Trần Huấn/Tư liệu Báo ảnh Dân tộc và Miền núi