Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập
Đó là thông tin được cho biết tại “Hội thảo tiêu chuẩn chất lượng để hội nhập thị trường thế giới”, tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, chiều ngày 03/4/2018.
PGS.TS, Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định chất lượng cá trước khi đưa vào chuỗi thực phẩm an toàn tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh Đinh Hằng – TTXVN
PGS.TS, Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thẩm định chất lượng cá trước khi đưa vào chuỗi thực phẩm an toàn tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh Đinh Hằng – TTXVN

Quản lý thực phẩm theo chuỗi
Vấn đề “thực phẩm sạch và an toàn” hiện là mối quan tâm bậc nhất của người tiêu dùng và những vấn đề nổi cộm gần đây là “niềm tin của người tiêu dùng vào thương hiệu Việt” có phần bị lung lay.

Nhiều doanh nghiệp Việt làm ăn không minh bạch và thiếu chân chính, đã gây ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt trong lòng người tiêu dùng. Hay những thương hiệu Việt càng có uy tín trên thị trường lại phải đối diện với mức độ rủi ro nhiều hơn, bởi nạn hàng gian, hàng giả và hàng kém chất lượng.
 
Ghi nhận thực tế trên thị trường, khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẵn sàng chi trả mức chi tiêu cao hơn cho các sản phẩm nói chung, nhưng cũng đồng thời quan tâm hơn những giá trị mà nó mang lại và đặc biệt quan tâm các sản phẩm thực phẩm, đồ uống… có lợi cho sức khoẻ.

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, thuỷ sản… nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế, vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

Một trong những nguyên nhân chính yếu là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Ðây là một trong những yếu điểm cần được cộng đồng doanh nghiệp Việt quan tâm cải thiện, khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong xu thế hội nhập hiện nay.
 
Bà Nguyễn Thị Nhã Trúc, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, thống kê sản xuất nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng khoảng 20% - 30% nhu cầu thực phẩm của thị trường, phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau.

Đơn cử như rau củ, quả sản xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu người dân; động vật sống 10%; thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản 15% - 20%...

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đã và đang là nhu cầu cấp thiết không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà hướng đến xây dựng hàng hóa đạt tiêu chuẩn hội nhập để tiếp cận thị trường xuất khẩu.
 
Một số chuyên gia khác nhấn mạnh, Việt Nam có thị trường tiêu dùng nội địa khoảng 95 triệu người tiêu dùng, với những chính sách định hướng xuất khẩu, tập trung vào năng lực cạnh tranh và chất lượng an toàn thực phẩm; trong đó, thị trường chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh, tập trung vào xuất khẩu các ngành hàng thế mạnh như gia cầm, cá, tôm…

Ngoài ra, Việt Nam đã và đang nổi lên là nhà sản xuất hàng đầu về nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm… nên cần có giải pháp tăng cường thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh tham gia những tiêu chuẩn G.A.P. Đặc biệt, hiện nay xu hướng không đánh giá, kiểm định chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm ở khâu cuối cùng hay thành phẩm, mà chuyển dần sang chú trọng kiểm soát, tuân thủ quy định an toàn trong quá trình sản xuất.

Vì vậy, doanh nghiệp cần làm thế nào và chứng minh quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm mới là vấn đề phải chú trọng.
 
Hướng đến truy xuất nguồn gốc
Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để hội nhập thị trường thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn.

Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch “Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, là coi trọng sự cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố khác trong việc cung ứng, tạo nguồn thực phẩm cho thành phố không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng, cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đoàn công tác Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cùng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, UBND quận 1 và các phòng chức năng có buổi khảo sát về điều kiện, cơ sở vật chất – khu vực kinh doanh thực phẩm tại chợ Bến Thành. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN
Đoàn công tác Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh cùng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố, UBND quận 1 và các phòng chức năng có buổi khảo sát về điều kiện, cơ sở vật chất – khu vực kinh doanh thực phẩm tại chợ Bến Thành. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm xuyên suốt từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng; đặc biệt là trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh từ công đoạn sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, phân phối… nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân thành phố. Tuy nhiên, sản lượng sản phẩm tham gia chuỗi còn ít, người tiêu dùng chưa biết nhiều đến sản phẩm thuộc chuỗi thực phẩm an toàn.

Cụ thể, Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 183 Giấy chứng nhận cho 94 trang trại, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bình Thuận… với tổng sản lượng gần 103.139 tấn rau, củ, quả, trái cây/năm, trứng gà trên 489.267.700 quả/năm và 0,8 triệu lít nước mắm/năm…
 
Trong thời gian qua, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động liên kết và phối hợp với các tỉnh ký thỏa thuận hợp tác về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh đưa sản phẩm về tiêu thụ tại thành phố.

Qua đó, Thành phố Hồ Chí Minh cũng phối hợp các tỉnh, thành để giám sát trên 70% nguồn sản phẩm từ các tỉnh, thành  đưa về tiêu thụ tại thành phố, góp phần nâng cao công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, khuôn khổ pháp lý và pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về quản lý an toàn thực phẩm, nhưng việc kiểm tra, giám sát và hậu kiểm chưa hiệu quả. Đồng thời, do hạn chế về nguồn lực kiểm soát của cơ quan chức năng cũng như khả năng truy xuất nguồn gốc trong toàn chuỗi thực phẩm còn lỏng lẻo, đã dẫn đến tình trạng kinh doanh và sử dụng hóa chất cấm.
 
Để hỗ trợ và trang bị hành trang cho doanh nghiệp Việt từng bước mở cửa thị trường thương mại tự do và hội nhập quốc tế, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã triển khai Bộ tiêu chí Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập (GIS) từ năm 2017.

Bên cạnh các quy định, tiêu chuẩn của cơ quan quản lý Nhà nước đã có trong luật, GIS được đánh giá là công cụ cần thiết cho doanh nghiệp Việt tiếp cận các thị trường xuất khẩu bằng tiêu chuẩn chất lượng trong bối cảnh ngày càng nhiều quốc gia tăng cường thực hiện rào cản kỹ thuật, biện pháp bảo hộ mậu dịch thương mại.
  
Tính đến nay, GIS đã chứng nhận cho 66 doanh nghiệp và đang tiếp tục hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp đáp ứng Bộ tiêu chí này./.
  Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết là giải pháp cốt lõi nhằm phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng bền vững. Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Liên kết chuỗi chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm” do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Cục Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/10.
Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Ngày 15/8, Ban Quản lý Thực phẩm an toàn Thành phố Hồ Chí Minh trao chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" cho 33 đơn vị thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op. Đây là hoạt động hưởng ứng kế hoạch "Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2018.
Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Trước thông tin sản phẩm gà dai không đầu, không nội tạng, ngoài việc được bán buôn phổ biến ở mạng lưới chợ truyền thống, vỉa hè, còn được kinh doanh ở kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã có thông tin chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm... tới người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và dễ dàng thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời ứng dụng Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tổ chức họp báo công bố ứng dụng này vào chiều 21/6/2018.
Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Dự báo sau năm 2020, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Long An là 1.100 tấn/ngày, sau năm 2025 là 1.300 tấn/ngày. Trong khi lượng rác thải ngày càng tăng, “đầu ra” ngày càng khó khăn sẽ tạo áp lực rất lớn đối với tỉnh Long An. Do đó, cần có những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài để giải quyết bài toán này.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện các chỉ tiêu chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 18/5.
Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

“Không trồng rau hai luống, không nuôi lợn hai chuồng” là mục tiêu được phụ nữ tỉnh Đồng Nai đặt ra tại buổi tọa đàm về nhận thức và hành động của phụ nữ trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tọa đàm do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai tổ chức, ngày 16/5.
Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Mỗi khi có mưa lớn, người dân Thành phố Hồ Chí Minh lại phải đối diện với tình trạng ngập nước ở nhiều nơi. Với việc nhiều công trình chống ngập nước chậm tiến độ, mùa mưa năm 2018 tình trạng ngập nước sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Từ một bãi chôn lấp rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đã được cải tạo trở thành một khuôn viên cây xanh cùng nhiều cây ăn trái công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế.
Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 08/5/2018, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại buổi khảo sát và làm việc tại Chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Thành phố Hồ Chí Minh) vào rạng sáng nay, 06/5/2018.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Chiều 2/5, tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Thành phố Hồ Chí Minh về công tác quản lý chất thải sinh hoạt và xử lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu đều nhận định Thành phố Chí Minh là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý và xử lý chất thải.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại cần được xử lý triệt để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ hiện đại ở các nhà máy xử lý rác thải y tế và công nghiệp nguy hại, đảm bảo công suất xử lý toàn bộ khối lượng rác nguy hại thải ra hàng ngày trên địa bàn.
Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Việt Nam sạch và xanh phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện Ngày Trái đất 2018 chủ đề "Sống có trách nhiệm: Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" với sự tham gia của gần 2.000 tình nguyện viên.
Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm ghi nhận ý kiến phản biện của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh và nhà khoa học về tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ngày 01/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Liên tục trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị 30 trường hợp viêm tụy cấp (cao gấp 6 lần bình thường), nguyên nhân là do thói quen ăn uống. 
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh có tác động qua lại về phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh trong khu vực; đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử... Tuy nhiên, Quảng Ninh không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công chỉ có 24 cơ sở (chiếm 1,35%) được cấp giấy phép sản xuất theo quy định. Kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công trở thành một vấn đề nóng, khiến các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh lo ngại về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.