Doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác sản xuất sản phẩm từ vật liệu composite tái chế

Doanh nghiệp Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác sản xuất sản phẩm từ vật liệu composite tái chế
GFSI- MHE Manufacturing of Texas LLC là công ty sở hữu công nghệ tái chế sợi thủy tinh đầu tiên trên thế giới. Với hợp tác này, GFSI- MHE Manufacturing of Texas LLC sẽ chuyển giao toàn bộ công nghệ sản xuất các sản phẩm từ composite tái chế cho Minh Hưng Group.
Ký kết hợp tác xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép từ comlosite tái chế. Ảnh: Tiến Lực
Ký kết hợp tác xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép từ comlosite tái chế.
Ảnh: Tiến Lực
  
Đây là giải pháp công nghệ hiện đại, tái chế một lượng lớn rác thải là composite, sợi thủy tinh đã qua sử dụng như thùng nhựa, vỏ máy bay, tàu thuyền, cano, tủ điện, cánh quạt… vốn đang rất khó khăn trong xử lý rác, đồng thời tạo ra nhiều vật liệu mới thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Ông Lâm Đạo Hưng, Chủ tịch HĐQT Minh Hưng Group cho biết, sau khi chuyển giao công nghệ, hai bên sẽ hợp tác xây dựng Nhà máy sản xuất ván ép từ comlosite tái chế với tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Dự kiến, nhà máy sẽ đặt tại Tiền Giang và đi vào hoạt động trong năm 2019, trước mắt chủ yếu tái chế các vỏ tàu, cano… bằng composite đã qua sử dụng thành ván ép.
 
Nhà máy được kỳ vọng là giải pháp công nghệ hiện đại xử lý một lượng lớn phế thải composite, sợi thủy tinh đang là “vấn nạn” hiện nay. Đồng thời, tạo ra các sản phẩm, vật liệu mới từ rác tái chế, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao vừa thân thiện với môi trường.
 
Hiện, cả nước có 35 nhà máy xử lý chất thải rắn với tổng công suất thiết kế khoảng 7.500 tấn/ngày. Mỗi năm, cả nước có khoảng 28,5 triệu tấn chất thải rắn, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có 8.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ ngày. Phần lớn các chất thải này được xử lý bằng cách chôn lấp với chi phí cao, ảnh hưởng đến môi trường và lãng phí nguồn nguyên liệu của công nghiệp tái chế./.
  Tiến Lực

Có thể bạn quan tâm