Năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp tập trung phát triển du lịch thông qua đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng và kết nối tour tuyến du lịch để thu hút khách.
Tối 9/12, Sở Công Thương phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc “Hội chợ Xúc tiến công thương và sản phẩm hợp tác xã, làng nghề truyền thống tỉnh Nghệ An 2024”.
Nhiều hộ dân ở xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) trồng táo theo dự án hỗ trợ liên kết sản xuất đến kỳ thu hoạch đang gặp khó về đầu ra cho sản phẩm và giá cả thu mua.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế từ các sản phẩm nông sản đặc trưng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đột phá tiềm năng nông thôn, từng bước nâng vị thế, giá trị của sản phẩm được công nhận.
Nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm sạch, an toàn, anh Nguyễn Việt Lâm, Giám đốc Công ty Sơn Dương Green Farm ở thôn Cây Quéo, xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã chuyển hướng từ trồng rau thủy canh sang trồng dưa lưới trong nhà màng, đạt doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Biến đổi khí hậu làm mùa Hè tại nhiều nước trên thế giới ngày một oi nóng. Trong bối cảnh đó, các sản phẩm như khẩu trang và chăn ga gối đệm điều hòa có tác dụng giữ mát đang bán rất chạy.
Hội báo toàn quốc năm 2024 là dịp trải nghiệm nhiều sản phẩm, công nghệ mới ứng dụng trong tác nghiệp báo chí. Những công nghệ mới này có thể cho phóng viên tác nghiệp nhanh hơn, chính xác hơn... Ngoài ra, nhiều gian trưng bày còn có tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ khá hấp dẫn cho người xem thưởng thức.
Những tờ giấy dó, giấy dướng truyền thống được cô gái trẻ 9x Đoàn Thái Cúc Hương sử dụng để sáng tạo ra những sản phẩm ứng dụng, là những chiếc chao đèn trang trí, những cái quạt cầm tay, những tấm bưu thiếp… vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa chứa đựng hơi thở đương đại. Đam mê với giấy dó truyền thống của cô gái đã giúp cho giấy thủ công truyền thống được “sống” với một đời sống mới, đa dạng và gần gũi với cuộc sống hiện đại.
Kể từ khi thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận và phát huy hiệu quả. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã và đang được tập trung thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là nhân rộng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Ngày 28/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình livestream quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nghệ An trên sàn thương mại điện tử.
Tối 3/12, tại Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội chợ thương mại – triển lãm sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2023. Đây là hoạt động mở đầu cho chuỗi sự kiện mừng Đảng, mừng Xuân năm 2024 của địa phương.
Mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ để sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi đã tạo lập được thương hiệu, xây dựng được bản sắc giúp nâng cao cạnh tranh và đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều thương hiệu uy tín được đưa ra thị trường. Cùng đó, các đơn vị sản xuất cũng như bà con chưa nhận thức được tầm quan trọng của thiết kế, tính mỹ thuật, văn hóa cũng như xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm này.
Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi đã tổ chức các Phiên chợ Thanh niên để đưa sản phẩm ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, miền núi, sản phẩm khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên đến với người tiên dùng. Các phiên chợ đã thu hút đông đảo người dân quan tâm, đến tham quan và mua sắm.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương. Nhiều sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao.
Nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023.
Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và tạo dựng nhận diện cho sản phẩm đặc trưng, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được triển khai mạnh mẽ tại Khánh Hòa, góp phần xây dựng thương hiệu bền vững.
Tỉnh Tây Ninh ngoài thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, mở rộng thị trường, tăng cường quảng bá thương hiệu đặc sản còn thực hiện liên kết vào các chuỗi cung ứng hàng hóa lớn.
Nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp, Tỉnh ủy Bến Tre đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 5/8/2016 về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016- 2020 và định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/01/2021 về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Qua thời gian thực hiện, bước đầu, các chuỗi sản phẩm dừa, chôm chôm và bưởi da xanh hình thành khá rõ nét; trong đó, chuỗi sản phẩm dừa là một chuỗi khá lớn có mức độ liên kết rộng, khoảng 30% sản phẩm dừa của tỉnh được chế biến sâu để xuất khẩu, dừa Bến Tre trở thành thương hiệu dừa Việt Nam (Vietcoco) được các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Âu, Mỹ rất quan tâm.
Năm 2023, tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu thu hút 1.750.000 lượt khách du lịch, tăng 250.000 ngàn lượt; tổng doanh thu đạt 2.670 tỷ đồng, tăng 470 tỷ đồng so với năm 2022.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Xuân Quý Mão 2023, chiều 26/12, UBND thành phố Hội An phối hợp với Sở Công Thương tổ chức khai mạc Tuần hàng quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam năm 2022.
Đã có một thời gian khá dài sản phẩm các làng nghề truyền thống tưởng chừng như đã bị mai một, đi vào lãng quên. Thế nhưng, kể từ khi mở cửa nền kinh tế cùng với những chuyển biến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, giá cả hợp lý, sự gần gũi thân quen cộng sự lan toả từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các làng nghề đã khẳng định được vị thế. Qua đó giúp nâng cao uy tín hàng Việt với người tiêu dùng, phát triển sản xuất kinh doanh tại thị trường nội địa.
Tối 13/10, tại thành phố Tây Ninh, Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam và khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2022.
Ngày 16 tháng 09, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại và Vụ Thị Trường trong nước - Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị "Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo năm 2022". Đây là hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2022. Theo đó, đã có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được công nhận đạt các hạng từ 3- 4 sao.
Ngày 22/6, Sở Công Thương thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam khai mạc Tuần lễ OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) và các sản phẩm tinh hoa hàng Việt Nam 2022 tại Trung tâm Thương mại GO! Cần Thơ ở phường Hưng Phú, quận Cái Răng.
Hai năm trở lại đây, dịch COVID-19 kéo dài làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng từ trực tiếp sang trực tuyến. Chính vì vậy, thương mại điện tử ngày càng chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực bán lẻ và trở thành sân chơi cho hợp tác xã trong việc tiếp cận khách hàng, tìm đầu ra cho sản phẩm. Thế nhưng, câu chuyện đưa hàng hoá của hợp tác xã lên sàn thương mại điện tử lại không hề đơn giản.
Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 4 năm 2021 đã lựa chọn được 38 sản phẩm đủ tiêu chuẩn xếp hạng OCOP; trong đó có 10 sản phẩm đạt 4 sao và 28 sản phẩm được chấm điểm đạt 3 sao.