Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 107 cơ sở bệnh viện bao gồm 21 bệnh viện trực thuộc Trung ương, 29 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố, 23 bệnh viện quận, huyện và 34 bệnh viện tư nhân; 23 trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện; 322 trạm y tế xã, phường.
Hầu hết các cơ sở y tế công lập và các bệnh viện tư nhân trên địa bàn thành phố đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, trên 90% lượng nước thải y tế sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại đã đi vào ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Đề cập về quá trình xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại, ông Đoàn Khắc Hùng, Đội trưởng Công trường xử lý và tái chế chất thải Đông Thạnh (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Công ty đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại tại công trường Đông Thạnh, xử lý rác thải bằng công nghệ đốt lò quay gồm 2 buồng sơ cấp và thứ cấp, lò có quy mô xử lý với công suất lớn, hệ thống xử lý khí thải và hệ thống kiểm tra phát thải tự động, có khả năng tận dụng nhiệt để phát điện. Công ty cũng xây dựng bãi chôn tro hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn hiện hành tại khu đất có diện tích 5.000 m2 để chôn lấp tro sau khi xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại.
Theo ông Đoàn Khắc Hùng, rác thải y tế từ các bệnh viện, rác thải công nghiệp nguy hại từ các nhà máy, khu công nghiệp được thu gom và vận chuyển đến nhà máy, được đưa vào lò đốt bằng dây chuyền tự động.
Các dụng cụ và xe vận chuyển rác thải y tế, rác thải công nghiệp nguy hại được xử lý vệ sinh ở khu bên cạnh nhà máy, những dụng cụ không đảm bảo hoặc hư hỏng sẽ được phân loại và không đưa vào sử dụng.
Được biết, nhà máy xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại tại công trường Đông Thạnh hoạt động dưới sự giám sát và kiểm tra định kỳ, đột xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, chất lượng khí thải lò đốt, chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, chất lượng nước dưới đất đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Ông Hà Trần Hiển Đức, Phó Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ môi trường thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại được xử lý tại nhà máy công suất 21 tấn/ngày ở công trường Đông Thạnh, huyện Hóc Môn và nhà máy công suất 7 tấn/ngày ở Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân bằng công nghệ đốt tĩnh. Mỗi ngày hai nhà máy xử lý khoảng 22 tấn rác y tế và rác thải công nghiệp trên địa bàn thành phố. Lượng rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại không có biến động lớn nên hai lò đốt đảm bảo xử lý toàn bộ khối rác nguy hại trên địa bàn thành phố.
Về lâu dài, UBND thành phố đã chấp thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị thành phố xây dựng phương án di dời nhà máy về Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi, đồng thời cho phép chuyển đổi sang công nghệ xử lý tiên tiến - công nghệ đốt plasma.
Nhằm đảm bảo an toàn trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND thành phố lộ trình xã hội hóa xử lý rác y tế đối với cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ và cơ sở y tế công lập.
Theo đó, đối với việc xử lý rác thải y tế nguy hại, các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ, các công ty Dịch vụ Công ích quận, huyện thực hiện xã hội hóa từ năm 2018 trở đi.
Đối với cơ sở y tế công lập, năm 2018 thành phố thực hiện xã hội hóa công đoạn thu gom, vận chuyển, ngân sách thành phố bao cấp công đoạn xử lý chất thải rắn y tế (chiếm khoảng 70% tổng chi phí). Năm 2019 sẽ thực hiện xã hội hóa công đoạn thu gom, vận chuyển và một phần công đoạn xử lý, thành phố bao cấp khoảng 40% tổng chi phí.
Từ năm 2020 trở đi, công tác xã hội hóa được thành phố thực hiện toàn bộ đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế công lập./.
Tiếp nhận rác thải nguy hại tại nhà máy ở Công trường xử lý và tái chế chất thải Đông Thạnh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Hầu hết các cơ sở y tế công lập và các bệnh viện tư nhân trên địa bàn thành phố đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, trên 90% lượng nước thải y tế sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải y tế nguy hại đã đi vào ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Vận hành dây chuyển xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ tự động. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Đề cập về quá trình xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại, ông Đoàn Khắc Hùng, Đội trưởng Công trường xử lý và tái chế chất thải Đông Thạnh (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh), cho biết: Từ năm 2011 đến nay, Công ty đưa vào vận hành nhà máy xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại tại công trường Đông Thạnh, xử lý rác thải bằng công nghệ đốt lò quay gồm 2 buồng sơ cấp và thứ cấp, lò có quy mô xử lý với công suất lớn, hệ thống xử lý khí thải và hệ thống kiểm tra phát thải tự động, có khả năng tận dụng nhiệt để phát điện. Công ty cũng xây dựng bãi chôn tro hợp vệ sinh theo các tiêu chuẩn hiện hành tại khu đất có diện tích 5.000 m2 để chôn lấp tro sau khi xử lý rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại.
Vận hành dây chuyển xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ tự động. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Các dụng cụ và xe vận chuyển rác thải y tế, rác thải công nghiệp nguy hại được xử lý vệ sinh ở khu bên cạnh nhà máy, những dụng cụ không đảm bảo hoặc hư hỏng sẽ được phân loại và không đưa vào sử dụng.
Được biết, nhà máy xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại tại công trường Đông Thạnh hoạt động dưới sự giám sát và kiểm tra định kỳ, đột xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua các đợt kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, chất lượng khí thải lò đốt, chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, chất lượng nước dưới đất đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Đội kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố kiểm tra các chi tiêu môi trường tại nhà máy ở Công trường xử lý và tái chế chất thải Đông Thạnh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Ông Hà Trần Hiển Đức, Phó Giám đốc Chi nhánh Dịch vụ môi trường thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại được xử lý tại nhà máy công suất 21 tấn/ngày ở công trường Đông Thạnh, huyện Hóc Môn và nhà máy công suất 7 tấn/ngày ở Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân bằng công nghệ đốt tĩnh. Mỗi ngày hai nhà máy xử lý khoảng 22 tấn rác y tế và rác thải công nghiệp trên địa bàn thành phố. Lượng rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại không có biến động lớn nên hai lò đốt đảm bảo xử lý toàn bộ khối rác nguy hại trên địa bàn thành phố.
Về lâu dài, UBND thành phố đã chấp thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị thành phố xây dựng phương án di dời nhà máy về Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp, huyện Củ Chi, đồng thời cho phép chuyển đổi sang công nghệ xử lý tiên tiến - công nghệ đốt plasma.
Dụng cụ chứa rác thải nguy hại được vệ sinh cẩn thận tại khuôn viên Công trường xử lý và tái chế chất thải Đông Thạnh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Nhằm đảm bảo an toàn trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất UBND thành phố lộ trình xã hội hóa xử lý rác y tế đối với cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ và cơ sở y tế công lập.
Theo đó, đối với việc xử lý rác thải y tế nguy hại, các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ, các công ty Dịch vụ Công ích quận, huyện thực hiện xã hội hóa từ năm 2018 trở đi.
Đối với cơ sở y tế công lập, năm 2018 thành phố thực hiện xã hội hóa công đoạn thu gom, vận chuyển, ngân sách thành phố bao cấp công đoạn xử lý chất thải rắn y tế (chiếm khoảng 70% tổng chi phí). Năm 2019 sẽ thực hiện xã hội hóa công đoạn thu gom, vận chuyển và một phần công đoạn xử lý, thành phố bao cấp khoảng 40% tổng chi phí.
Từ năm 2020 trở đi, công tác xã hội hóa được thành phố thực hiện toàn bộ đối với công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế công lập./.
Nguyễn Xuân Dự
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN