Theo các chuyên gia, một trong những thành tựu nổi bật nhất của ngành y tế là đã khôi phục, củng cố, phát triển được mạng lưới cơ sở y tế rộng khắp trong cả nước, đảm bảo người dân tiếp cận được dịch vụ y tế khi có nhu cầu.
Ngày 22/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 chủ đề “Các dân tộc tỉnh Đồng Nai đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.
Ngày 27/9, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Lễ trao giải và triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật "Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển" năm 2023.
Ngày 12/6, Ban Tổ chức Festival Huế lần thứ XI năm 2020 đã công bố các chương trình chính diễn ra từ ngày 28/8-2/9/2020 sau khi thay đổi thời điểm tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thực tế cho thấy, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập không chỉ dừng lại ở việc tập trung đào tạo sinh viên ngành du lịch và một số ngành có chuyên môn gần với lĩnh vực du lịch hoặc bổ sung, cập nhật kiến thức cho lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan đến du lịch.
Nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt trong phát triển du lịch, là cơ sở cho ngành Du lịch Việt Nam “cất cánh”. Để phát triển, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, một trong những giải pháp quan trọng được nhiều cơ sở đào tạo xác định là: Đào tạo gắn liền với thực tế, gắn với nhu cầu của người sử dụng lao động, đề cao việc học lý thuyết đi đôi với thực hành đối với học sinh, sinh viên ngành du lịch.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/1/2020 với quan điểm phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Một trong những giải pháp quan trọng được đề cập tại chiến lược này chính là phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập.
Ngày 3/1, Sở Văn hóa và Thể thao cùng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành triển lãm đến năm 2030”.
Tối 16/11, tại thành phố Bến Tre đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre lần thứ 5 năm 2019 với chủ đề "Cây dừa trên đường hội nhập và phát triển bền vững".
Sau ba năm thí điểm tổ chức không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, điều nhận thấy rõ, thành phố Hà Nội đã tạo ra điểm đến văn hóa, du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách. Lượng khách tham quan và lưu trú tại đây tăng nhanh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của quận Hoàn Kiếm và thành phố. Một điều quan trọng nữa là không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận trở thành nơi hội nhập văn hóa thế giới và các vùng miền, đúng với những mong muốn của thành phố khi tổ chức không gian này.
Ngày 02/8, tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế” do Trường Đại học Văn Hiến, Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia cho rằng du lịch là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động nguồn nhân lực khu vực và thế giới. Những yếu tố tác động đến ngành du lịch không chỉ là môi trường văn hóa mà còn là vấn đề quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.
Ngày 1/11, UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Công Thương tổ chức hội thảo Phát triển sản xuất hàng hóa, tạo liên kết vùng và thu hút đầu tư khu vực Tây Bắc trong hội nhập với sự tham gia của 12 tỉnh.
Ngày 20/10, tại tỉnh Cà Mau, Ban Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam, Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII năm 2018 với chủ đề "Phật giáo Nam tông Khmer hội nhập và phát triển".
Song song với hoàn thiện các cơ chế chính sách làm bệ đỡ thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh triển khai nhiều hơn nữa những chương trình hợp tác với các tỉnh, thành để giới thiệu vị trí mặt bằng cho đơn vị bán lẻ nhằm phát triển điểm bán.
Thị trường mua sắm trực tuyến hiện nay trở nên sôi động hơn khi người tiêu dùng trẻ tham gia vào việc mua bán trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Theo đó, một thị trường mang tính tương tác cao, kết nối rộng, thuận tiện trong giao thương... đang dần hình thành xu hướng tiêu dùng mới - mua bán online, đồng thời, tạo nên "miếng đất" màu mỡ và giàu tiềm năng để các doanh nghiệp, nhà bán lẻ khai thác và mang đến nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhằm đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt hiện của thị trường bán lẻ nội địa cũng như hội nhập thị trường thương mại tự do, các nhà bán lẻ đã và đang nỗ lực khẳng định vị thế bằng nhiều giải pháp chủ động tăng cường nội lực.
Cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh theo cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia, ngành thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tích cực đổi mới hội nhập thị trường thương mại tự do. Bên cạnh đó, sự đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp, mô hình bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp ngành thương mại thành phố đã góp phần tạo nên sự đa đạng, động lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
Muốn phát triển và gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ bay giờ. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 14/4/2018.
Hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm trên thị trường thương mại tự do và hội nhập quốc tế; trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa xây dựng được năng lực dựa trên tiếp cận rủi ro và kết quả thực hiện đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Ngày 10/2, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh về chương trình công tác Đoàn và phong trào thiếu nhi thành phố năm 2017, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng nhấn mạnh: Trong môi trường của một thành phố năng động, tuổi trẻ thành phố mang tên Bác phải luôn đi đầu trong hội nhập, đổi mới sáng tạo trong các hoạt động phong trào, dám nghĩ dám làm, tiên phong trong khởi nghiệp.
Cách đây vừa tròn 20 năm, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ 10, ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Bắc Ninh trở thành một trong những đầu tàu của cả nước với nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp dẫn đầu.
Tối 01/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh - Hội nhập và phát triển năm 2016 tại Công viên 30/4, quận 1. Đây là lần thứ 4 lễ hội được tổ chức với sự tham gia của 25 lãnh sự quán các nước, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, du học sinh đang sinh sống và học tập tại thành phố.
Chiều 23/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp đoàn đại biểu các doanh nghiệp, doanh nhân tham dự Diễn đàn “Doanh nghiệp Việt: Kết nối và hội nhập trong kỷ nguyên FTA thế hệ mới” do Bộ Công Thương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức. Chủ tịch nước đã nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cùng những kiến nghị, đề xuất của một số đại biểu doanh nghiệp về các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong thời gian tới, trong đó chú trọng vào đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện thương mại, ứng dụng công nghệ trong quản lý, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...
Công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam dựa trên các yếu tố lao động rẻ tiền, môi trường thả lỏng để xuất khẩu dựa trên giá thành rẻ. Vì vậy hội nhập quốc tế là một đường lối tối quan trọng cho phát triển quốc gia.
Để kinh tế biển thật sự là đòn bẩy, đưa Kiên Giang tiến xa hơn trong thời kỳ hội nhập theo mục tiêu đến năm 2020 trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, cần có những bước đi thật bền vững.
Cách đây vài năm, với người dân, hội nhập là khái niệm khá mơ hồ, thậm chí, người dân và doanh nghiệp có tâm lý cho rằng, hội nhập là chuyện của các nhà đàm phán, chuyện của Chính phủ.
Với chủ đề “Tinh hoa truyền thống - Hội nhập và lan tỏa”, Liên hoan văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội năm 2015 vừa được tổ chức tại Cung thể thao Quần Ngựa.
Ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột của ngoại giao. Trong bối cảnh mới với sự hình thành của cộng đồng ASEAN, ngoại giao tiếp tục tích cực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hội nhập.
Cùng với những cơ hội đến từ quá trình hội nhập, các doanh nghiệp (DN) xi măng còn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các tập đoàn xi măng lớn của nước ngoài.