Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập - Bài 2

Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập - Bài 2
Bài 2: Những đột phá trong đào tạo
Ngoài ra, các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và mỗi doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng chủ động vào cuộc, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức mới cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động trực tiếp.
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa các Hiệp hội Du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN
Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa các Hiệp hội Du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam. Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN
Đào tạo gắn liền với thực tế
Với mục đích tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch theo hướng kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường, với các cơ sở đào tạo quốc tế, thực hiện mục tiêu chung là xây dựng ngành kinh tế dịch vụ tiên tiến và hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu triển của xã hội, bắt kịp sự phát triển chung của ngành du lịch trên thế giới và trong khu vực, một số cơ sở đào tạo đã xây dựng và bước đầu thực hiện hiệu quả mô hình đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 

Trường Đại học Hoa Sen là một trong 5 cơ sở đào tạo đã được vinh danh là "Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tiêu biểu của Việt Nam" tại Lễ trao tặng Giải thưởng du lịch Việt Nam năm 2019  do Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức vào dịp kỷ niệm 59 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/1019).

Giáo sư Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho biết: Thực hiện mô hình gắn kết giữa trường đại học với doanh nghiệp là xu hướng chung của thế giới trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Đối với  đào tạo nhân lực ngành Du lịch, Trường Đại học Hoa Sen xây dựng chương trình thực tập với sự liên kết chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và nhà hàng để sinh viên có cơ hội thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế ở trong và ngoài nước.

Trong khóa học, hai kỳ thực tập dài hạn và các kỳ thực địa tại doanh nghiệp chính là cơ hội để sinh viên cọ xát với thực tế ngành nghề. Đơn cử, chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được nhà trường xây dựng và cập nhật theo xu hướng du lịch trong nước và quốc tế. Sinh viên được tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng qua những chuyến đi thực địa trong và ngoài nước. Đặc biệt, sinh viên được trang bị khả năng ngoại ngữ, có cơ hội tiếp xúc tốt nhất với thị trường du lịch quốc tế.

Giảng viên là những người tốt nghiệp các chương trình đào tạo quốc tế và xuất thân từ doanh nghiệp nên có thể chia sẻ với sinh viên nhiều kinh nghiệm từ thực tế làm nghề. Ngoài việc học lý thuyết, nhờ được học từ thực tế qua các chuyến đi và hoạt động, sự kiện liên quan đến du lịch, có cơ hội được trao đổi và thực tập ở nước ngoài, tỉ lệ sinh viên được nhận vào làm việc tại các cơ sở du lịch ngay từ trước khi các em tốt nghiệp là 100%.
 
Theo lãnh đạo Trường Đại học Hoa Sen, việc chọn đối tác doanh nghiệp thế nào để trường đại học phát huy được vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mang lại lợi ích lớn nhất cho người học, giảng viên và cả doanh nghiệp sử dụng lao động là mối quan tâm chiến lược. Hiện Khoa Du lịch của trường có 3 ngành đào tạo gồm: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

Đặc biệt, khoa có chương trình đào tạo cử nhân Quản lý khách sạn - Nhà hàng quốc tế, hợp tác với trường Du lịch và Khách sạn quốc tế Vatel, Pháp. Sinh viên theo học chương trình được thực tập 4 tháng trong năm thứ nhất và năm thứ hai, 6 tháng cho năm học thứ 3 tại các khách sạn 5 sao trong và ngoài nước…

Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên được cấp bằng cử nhân quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận và đồng thời còn nằm trong hệ thống văn bằng chuyên nghiệp quốc gia của Bộ Giáo dục Pháp. Điều này mang đến nhiều lợi thế cho sinh viên sau khi tốt nghiệp khi ứng tuyển vào các vị trí công việc thuộc lĩnh vực du lịch, nhà hàng - khách sạn ở cả trong nước và quốc tế.
 
Theo Phó Giáo sư Huỳnh Quốc Thắng, Trưởng ban Đào tạo - Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay du lịch Việt Nam đã hội nhập mạnh mẽ hơn vào cộng đồng du lịch thế giới, bằng việc trở thành  thành viên của các tổ chức du lịch như Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á.

Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao mang ý nghĩa chiến lược trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Hợp tác đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, phát triển sản phẩm du lịch trên nền tảng kỹ năng của nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn của khu vực, thế giới là các giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả đào tạo, sử dụng, phát huy nguồn nhân lực du lịch.
 
Thường xuyên nâng cao tay nghề
Bên cạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu sử dụng lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp lĩnh vực du lịch, để phát triển nhân lực ngành Du lịch, hoạt động đào tạo nâng cao, bồi dưỡng tay nghề cho các lao động đã được tuyển dụng của chính các đơn vị sử dụng lao động cũng là một giải pháp cần thiết.
 
Với sự thay đổi các xu hướng du lịch, đòi hỏi về nhu cầu của khách hàng là liên tục và không ngừng biến đổi, đòi hỏi lao động trong lĩnh vực này phải luôn cập nhật thông tin, trau dồi kĩ năng thường xuyên. Theo lãnh đạo Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, cùng với việc tuyển dụng chuyên nghiệp nhằm tìm kiếm những hướng dẫn viên có tâm huyết, tài năng, doanh nghiệp này luôn tuân thủ quy trình đào tạo - quản lý - điều hành chặt chẽ, xuyên suốt trên toàn hệ thống. Chẳng hạn, với đội ngũ hướng dẫn viên, công ty đã có quy định chuẩn hóa các bước chuẩn bị bắt buộc trong suốt quá trình dẫn đoàn để các hướng dẫn viên có cơ sở thực hiện.

Hơn 1.000 hướng dẫn viên, cộng tác viên quốc tế (thuộc các ngữ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga...), du lịch nước ngoài và nội địa liên tục được Công ty dịch vụ Lữ hành Saigontourist củng cố nghiệp vụ, kiến thức, nâng cao ý thức nghề nghiệp, kỹ năng, tính chuyên nghiệp định kỳ hằng năm. Lực lượng lao động được bồi dưỡng, nâng cao nghề thường xuyên đã giúp doanh nghiệp này phát triển các chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist là một trong những doanh nghiệp đoạt hàng loạt giải thưởng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tốt nhất đón khách du lịch vào Việt Nam (inbound) năm 2019; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài tốt nhất Việt Nam (outbound) năm 2019 và Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2019.
 
Đề cập về vai trò cũng như những giải pháp mà một cơ quan quản lý nhà nước thực hiện để góp phần phát triển nhân lực du lịch, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Những năm gần đây, du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến đáng mừng trên lộ trình hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Nhằm góp phần khẳng định vị thế của ngành  du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực giữa các nước trong khu vực, Sở Du lịch thành phố đặc biệt coi trọng việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ nhân lực lĩnh vực du lịch, đặc biệt là đội ngũ lao động trực tiếp như hướng dẫn viên,  phục vụ nhà hàng, buồng, phòng, lễ tân…

Năm 2019, đơn vị đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch thành phố tổ chức các hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi, thi  nghiệp vụ nhà hàng, thi thiết kế tour du lịch, tạo điều kiện để đội ngũ lao động lĩnh vực du lịch cập nhật, bổ sung các thông tin mới, học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ.

Trong năm 2020, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một số chuyên đề bồi dưỡng nâng cao về quản lý du lịch, hiệu quả kinh doanh trong thời đại công nghệ 4.0 dành cho bộ phận quản lý cấp cao và bộ phận điều hành qua hình thức “du học tại chỗ” với kinh phí xã hội hóa.

Đơn vị cũng tổ chức các khóa bồi dưỡng về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm dành cho cộng đồng dân cư tham gia làm du lịch tại một số quận, huyện; đào tạo nhân sự phục vụ công tác xúc tiến và tư vấn hỗ trợ khách du lịch. (còn tiếp)
  Thanh Trà
 Bài cuối: Trang bị kỹ năng làm du lịch cho người nông dân
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.