Bài 2 - tiếp theo và hết: Chủ động chuẩn bị cho bước phát triển mới
Những con số biết nói...
Thống kê khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm luôn chiếm hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch nội địa bằng khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước, tổng doanh thu du lịch của Thành phố bằng 1/4 doanh thu du lịch cả nước. Vị trí của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.
Nhìn lại ở giai đoạn từ năm 2015 - 2019, những chỉ tiêu chủ yếu về du lịch đề ra hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh luôn được hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những điểm đến du lịch lớn nhất Việt Nam và ngành Du lịch Thành phố đã trải qua sự tăng trưởng liên tục và đa dạng hóa sâu rộng để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất.
Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 số lượng khách quốc tế và doanh thu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I/2020, đã có sự sụt giảm mạnh. Điển hình, số lượng khách quốc tế giảm 42,46% và doanh thu du lịch giảm 26% so với cùng kỳ, thay vì có sự tăng trưởng đều như những năm trước đây.
Báo cáo của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tháng 1 và tháng 2/2020, trung bình lượng khách và doanh thu của công ty lữ hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm từ 50 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 3/2020, lượng khách và doanh thu của công ty lữ hành tiếp tục giảm. Mặt khác, một số công ty lượng khách và doanh thu giảm 95 - 100% so với cùng kỳ năm trước (theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp lữ hành còn tổ chức khách du lịch). Hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đến 90% doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa đã tạm ngưng hoạt động; còn doanh nghiệp lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty; riêng doanh nghiệp vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng.
Tương tự, ở lĩnh vực du lịch lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 3/2020 chỉ đạt 4.505 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng mức và giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước; đồng thời, lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 19.793 tỷ đồng, chiếm 6,2% tổng mức và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trước thực trạng này, các chuyên gia nhấn mạnh, mặc dù ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ở giai đoạn bị tác động của dịch COVID-19 nhưng cần nhìn nhận ngành Du lịch một cách "lạc quan" hơn, bởi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và sẽ có những chính sách kích cầu phù hợp. Đơn cử, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kịp thời có đề xuất những gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp hoàn, hủy tour, chính sách phát hành phiếu mua tour dài hạn từ 12-18 tháng dành cho các khách hàng đã đặt tour nhưng không thực hiện được chuyến đi; hay đa dạng chính sách miễn phí cấp mới, thay đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên quốc tế, nội địa trong năm 2020...
Còn dẫn chứng cụ thể, Thạc sĩ Lê Hoàng Phương Linh, cựu Trưởng phòng Hướng dẫn quốc tế Công ty du lịch lữ hành Saigontourist chỉ ra rằng, trong lịch sử đã cho thấy sau dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003, ngành Du lịch đã phát triển mạnh mẽ trở lại ngay những năm tiếp theo. Đặc biệt, số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng thể hiện rõ tốc độ hồi phục và tăng trưởng của ngành Du lịch sau dịch 1 năm và 2 năm lần lượt là 21% và 18%.
Sẵn sàng cho điều kiện phát triển mới
Đánh giá về thị trường du lịch hè năm 2020, chuyên gia Nguyễn Hoàng Thy, cựu Trợ lý Giám đốc công ty Indochina Tourist & Trade cho hay, thị trường du lịch outbound và nội địa sẽ không phát triển vì đây là thời điểm ngay sau dịch bệnh, nguồn quỹ dự phòng của các gia đình cũng vơi đi do các chính sách về giảm lương, giảm nhân sự của các công ty. Bên cạnh đó, đối với du lịch mùa đông năm 2020, du lịch nội địa có thể khôi phục lại vào dịp Tết, còn inbound và outbound sẽ tập trung vào những thị trường gần, do kinh tế mới nhen nhóm trở lại, nhu cầu chưa cao và còn vì tâm lý rủi ro dịch bệnh.
Theo chuyên gia Nguyễn Hoàng Thy, trong tương lai gần và cụ thể là phục vụ cho du lịch đông năm 2020, một số ngành sẽ cần nguồn nhân lực ngay lập tức là ngành hàng không, nhà hàng, dịch vụ ăn uống... Riêng nhu cầu nguồn nhân lực các ngành khách sạn và lữ hành, dịch vụ vui chơi giải trí, sự kiện... sẽ khởi động trở lại chậm hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu nguồn nhân lực tại thời điểm này tương đối hạn chế, với nhu cầu tuyển dụng chủ yếu rơi vào nhân sự đã thành thạo kĩ năng, chuyên môn và có thể làm việc đa năng.
Đồng quan điểm, một số chuyên gia khác cũng đưa ra những dụ báo kỳ vọng tích cực về một sự trở lại bùng nổ hơn của du lịch outbound nội địa trong dự báo du lịch hè năm 2021. Riêng du lịch đông năm 2021 dự báo sẽ kéo toàn ngành Du lịch hồi phục, nhưng có sự giảm cấp trong chi tiêu của đa số du khách. Cụ thể, nhóm khách thông thường chọn dịch vụ 5 sao sẽ có xu hướng lựa chọn 4 sao; nhóm khách chọn 4 sao sẽ lựa chọn 3 sao; nhóm khách 3 sao không giảm xuống 2 sao vì yếu tố chất lượng... nhưng cũng sẽ yêu cầu giá cạnh tranh hơn.
Mặt khác, ở lĩnh vực nguồn nhân lực phục vụ du lịch sẽ có nhu cầu tăng cao ở tất cả nhóm ngành. Cùng với sự hồi phục của ngành du lịch sau dịch COVID-19, các công ty du lịch sẽ tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu hoạt động trở lại.
Thạc sĩ Lê Minh Phương, Phó Trưởng khoa Du lịch trường Đại học Hoa Sen phân tích, hiện nay hầu hết công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành đã cắt giảm nhân sự và triển khai nhiều giải pháp nhân sự phù hợp với tình hình dịch bệnh. Trong đó, nhiều công ty áp dụng hình thức chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp và tự do kiếm việc khác chứ không còn hình thức nghỉ không lương nữa.
Chính vì vậy, sau dịch COVID-19, các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành có thể tuyển nhóm đã bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh trước đó hoặc nhóm nhân sự mới như sinh viên vừa tốt nghiệp trẻ, giỏi, năng động, khát khao cống hiến. Điều này, sẽ thúc đẩy thị trường lao động trong ngành Du lịch sôi động và hấp dẫn trở lại.
Du lịch được xem là nhu cầu tất yếu của con người hiện đại, nên khi trở lại, ngành Du lịch sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn và bùng nổ hơn. Theo đó, nguồn nhân lực phục vụ ngành Du lịch luôn đòi hỏi phải đa năng hơn với kiến thức du lịch kết hợp marketing, kết hợp ngôn ngữ văn hóa Anh - Mỹ; kiến thức khách sạn - nhà hàng kết hợp với Digital Marketing, Sharing Economic; kết hợp giữa công nghệ và du lịch sinh thái.../. (hết)
Những con số biết nói...
Thống kê khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm luôn chiếm hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch nội địa bằng khoảng 1/3 lượng khách du lịch nội địa của cả nước, tổng doanh thu du lịch của Thành phố bằng 1/4 doanh thu du lịch cả nước. Vị trí của ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.
|
Nhìn lại ở giai đoạn từ năm 2015 - 2019, những chỉ tiêu chủ yếu về du lịch đề ra hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh luôn được hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những điểm đến du lịch lớn nhất Việt Nam và ngành Du lịch Thành phố đã trải qua sự tăng trưởng liên tục và đa dạng hóa sâu rộng để trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất.
Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 số lượng khách quốc tế và doanh thu du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong quý I/2020, đã có sự sụt giảm mạnh. Điển hình, số lượng khách quốc tế giảm 42,46% và doanh thu du lịch giảm 26% so với cùng kỳ, thay vì có sự tăng trưởng đều như những năm trước đây.
Báo cáo của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tháng 1 và tháng 2/2020, trung bình lượng khách và doanh thu của công ty lữ hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm từ 50 - 60% so với cùng kỳ năm trước. Đến tháng 3/2020, lượng khách và doanh thu của công ty lữ hành tiếp tục giảm. Mặt khác, một số công ty lượng khách và doanh thu giảm 95 - 100% so với cùng kỳ năm trước (theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp lữ hành còn tổ chức khách du lịch). Hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng có đến 90% doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa đã tạm ngưng hoạt động; còn doanh nghiệp lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty; riêng doanh nghiệp vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng.
Tương tự, ở lĩnh vực du lịch lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh trong quý 3/2020 chỉ đạt 4.505 tỷ đồng, chiếm 1,4% tổng mức và giảm 39,9% so với cùng kỳ năm trước; đồng thời, lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 19.793 tỷ đồng, chiếm 6,2% tổng mức và giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trước thực trạng này, các chuyên gia nhấn mạnh, mặc dù ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang ở giai đoạn bị tác động của dịch COVID-19 nhưng cần nhìn nhận ngành Du lịch một cách "lạc quan" hơn, bởi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và sẽ có những chính sách kích cầu phù hợp. Đơn cử, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã kịp thời có đề xuất những gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp hoàn, hủy tour, chính sách phát hành phiếu mua tour dài hạn từ 12-18 tháng dành cho các khách hàng đã đặt tour nhưng không thực hiện được chuyến đi; hay đa dạng chính sách miễn phí cấp mới, thay đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, thẻ hướng dẫn viên quốc tế, nội địa trong năm 2020...
Còn dẫn chứng cụ thể, Thạc sĩ Lê Hoàng Phương Linh, cựu Trưởng phòng Hướng dẫn quốc tế Công ty du lịch lữ hành Saigontourist chỉ ra rằng, trong lịch sử đã cho thấy sau dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003, ngành Du lịch đã phát triển mạnh mẽ trở lại ngay những năm tiếp theo. Đặc biệt, số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng thể hiện rõ tốc độ hồi phục và tăng trưởng của ngành Du lịch sau dịch 1 năm và 2 năm lần lượt là 21% và 18%.
Sẵn sàng cho điều kiện phát triển mới
Đánh giá về thị trường du lịch hè năm 2020, chuyên gia Nguyễn Hoàng Thy, cựu Trợ lý Giám đốc công ty Indochina Tourist & Trade cho hay, thị trường du lịch outbound và nội địa sẽ không phát triển vì đây là thời điểm ngay sau dịch bệnh, nguồn quỹ dự phòng của các gia đình cũng vơi đi do các chính sách về giảm lương, giảm nhân sự của các công ty. Bên cạnh đó, đối với du lịch mùa đông năm 2020, du lịch nội địa có thể khôi phục lại vào dịp Tết, còn inbound và outbound sẽ tập trung vào những thị trường gần, do kinh tế mới nhen nhóm trở lại, nhu cầu chưa cao và còn vì tâm lý rủi ro dịch bệnh.
Theo chuyên gia Nguyễn Hoàng Thy, trong tương lai gần và cụ thể là phục vụ cho du lịch đông năm 2020, một số ngành sẽ cần nguồn nhân lực ngay lập tức là ngành hàng không, nhà hàng, dịch vụ ăn uống... Riêng nhu cầu nguồn nhân lực các ngành khách sạn và lữ hành, dịch vụ vui chơi giải trí, sự kiện... sẽ khởi động trở lại chậm hơn. Bên cạnh đó, nhu cầu nguồn nhân lực tại thời điểm này tương đối hạn chế, với nhu cầu tuyển dụng chủ yếu rơi vào nhân sự đã thành thạo kĩ năng, chuyên môn và có thể làm việc đa năng.
Đồng quan điểm, một số chuyên gia khác cũng đưa ra những dụ báo kỳ vọng tích cực về một sự trở lại bùng nổ hơn của du lịch outbound nội địa trong dự báo du lịch hè năm 2021. Riêng du lịch đông năm 2021 dự báo sẽ kéo toàn ngành Du lịch hồi phục, nhưng có sự giảm cấp trong chi tiêu của đa số du khách. Cụ thể, nhóm khách thông thường chọn dịch vụ 5 sao sẽ có xu hướng lựa chọn 4 sao; nhóm khách chọn 4 sao sẽ lựa chọn 3 sao; nhóm khách 3 sao không giảm xuống 2 sao vì yếu tố chất lượng... nhưng cũng sẽ yêu cầu giá cạnh tranh hơn.
Mặt khác, ở lĩnh vực nguồn nhân lực phục vụ du lịch sẽ có nhu cầu tăng cao ở tất cả nhóm ngành. Cùng với sự hồi phục của ngành du lịch sau dịch COVID-19, các công ty du lịch sẽ tuyển dụng nhân sự với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu hoạt động trở lại.
Thạc sĩ Lê Minh Phương, Phó Trưởng khoa Du lịch trường Đại học Hoa Sen phân tích, hiện nay hầu hết công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành đã cắt giảm nhân sự và triển khai nhiều giải pháp nhân sự phù hợp với tình hình dịch bệnh. Trong đó, nhiều công ty áp dụng hình thức chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp và tự do kiếm việc khác chứ không còn hình thức nghỉ không lương nữa.
Chính vì vậy, sau dịch COVID-19, các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành có thể tuyển nhóm đã bị chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh trước đó hoặc nhóm nhân sự mới như sinh viên vừa tốt nghiệp trẻ, giỏi, năng động, khát khao cống hiến. Điều này, sẽ thúc đẩy thị trường lao động trong ngành Du lịch sôi động và hấp dẫn trở lại.
Du lịch được xem là nhu cầu tất yếu của con người hiện đại, nên khi trở lại, ngành Du lịch sẽ có sức bật mạnh mẽ hơn và bùng nổ hơn. Theo đó, nguồn nhân lực phục vụ ngành Du lịch luôn đòi hỏi phải đa năng hơn với kiến thức du lịch kết hợp marketing, kết hợp ngôn ngữ văn hóa Anh - Mỹ; kiến thức khách sạn - nhà hàng kết hợp với Digital Marketing, Sharing Economic; kết hợp giữa công nghệ và du lịch sinh thái.../. (hết)
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN