Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1
Hơn lúc nào hết, tinh thần “Vì nhân dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, “thành phố nghĩa tình” của Thành phố mang tên Bác lại được thể hiện rõ như lúc này. Phóng viên TTXVN phản ánh nội dung này qua chùm 4 bài viết với chủ đề "Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác".
Nhiều phần quà được các tổ chức, cá nhân, nhóm làm xã hội từ thiện trao tận tay người chạy xe ôm có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày dịch COVID-19. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Nhiều phần quà được các tổ chức, cá nhân, nhóm làm xã hội từ thiện trao tận tay người chạy xe ôm có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày dịch COVID-19. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Bài 1: Ấm lòng người nghèo trong mùa dịch
Với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", trong những ngày qua, nhiều "mạnh thường quân", tổ chức xã hội, nhiều cá nhân đã chung tay cùng Thành phố, cùng cả nước với những hành động và nghĩa cử đẹp tiếp tục lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng. Những hoạt động hướng đến những người khó khăn, yếu thế như ăn xin, bán vé số, chạy xe ôm, phụ hồ, nhặt ve chai... lại càng thiết thực, ý nghĩa hơn.
 
Ai khó khăn lấy một phần
Những ngày gần đây, nhất là từ khi bắt đầu thực hiện “cách ly xã hội” để hạn chế dịch COVID-19 lây lan, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có hàng trăm điểm phát miễn phí gạo, cơm, thực phẩm, khẩu trang... được tổ chức, lan truyền mạnh mẽ thông điệp đầy tính nhân văn với những tấm băng rôn: “Nếu khó khăn cứ lấy một phần - Nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”.
 
Trong những ngày đầu tháng 4, nhiều người nghèo khó, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cả những người bán vé số truyền tai nhau đến quán cơm chay Bình An, (đường Ngô Quyền, Quận 10). Tại đây, ngày 3 cữ ăn sáng - trưa - chiều, mọi người đều được nhận phần cơm, trái cây, nước suối, khăn. Đặc biệt trẻ em, người bệnh, già yếu còn có những hộp sữa, ai chưa có khẩu trang cũng được cấp phát miễn phí.
 
Theo chị Võ Thị Thùy Trang, chủ quán cơm chay Bình An, để phòng chống dịch COVID-19, hai vợ chồng quyết định đóng cửa, ngưng bán cùng các con về quê ngoại nghỉ ngơi, trách dịch. Tuy nhiên, duyên nợ ngày đóng cửa, phát 50 phần cơm từ thiện cũng là ngày những người bán vé số tạm ngưng việc do các công ty xổ số ngưng phát hành.

Vừa phát cơm, vừa được nghe nhiều câu chuyện của những người nghèo khó; nhiều mảnh đời, hoàn cảnh gia đình khác nhau của những người bán vé số đã lay động tình cảm “lá lành đùm lá rách” của hai vợ chồng. Vì thế, hai vợ chồng quyết định gửi con về quê để ở lại phục vụ người nghèo trong những ngày dịch bệnh”, chị Võ Thị Thùy Trang chia sẻ.
 
Từ chỗ tặng 50 suất cơm miễn phí/ngày, đến nay nhiều người biết đã ủng hộ, nên số lượng cơm miễn phí trao tặng cũng tăng lên khoảng 1.000 – 1.500 suất ăn miễn phí/ngày. Ngoài ra, quán cơm còn mang đến tận nhà các hộ nghèo, cho thêm mì gói, gạo vào những buổi tối. Chung tay với chủ quán cơm An Bình, nhiều người mang gạo, sữa, nước suối, rau, củ, quả và cả tiền để chung tay giúp người nghèo.

Bà con lối xóm ngụ ở hẻm 51, đường Ngô Quyền, cũng rủ nhau ra giúp nhặt rau, nấu cơm, canh, làm đủ các món kho, xào, chiên và giúp việc sắp xếp những người đến nhận phần cơm miễn phí giữ gìn trật tự, giãn cách theo yêu cầu, rửa tay khử trùng, đeo khẩu trang…”, chị Võ Thị Thùy Trang cho biết.
 
Hai mẹ con bà Phương Yến Anh, trọ tại số 36/44 Nguyễn Hiền, Quận 3, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhất là khi người con khuyết tật đang nằm điều trị nhiễm trùng, không đi bán vé số được. Nhiều lần chính quyền địa phương đã hỗ trợ để mổ vết thương cho người con, nhưng vết thương cứ tái phát. Thỉnh thoảng, các tổ chức từ thiện cũng đến trao quà, nhưng dần dần cũng hết.

Bà Yến Anh cho biết, do lớn tuổi, nên chẳng làm được việc gì ngoài việc đi phụ giúp việc nhà để lo trang trải cuộc sống cho hai mẹ con. “Tuy nhiên, có được những suất cơm hàng ngày như thế này, thì số tiền kiếm được sẽ để dành thang thuốc cho con”, bà Yến Anh chia sẻ.
 
Tại địa chỉ số 530 đường Hoàng Sa (Quận 3), từ ngày 1/4, anh Lê Thanh Bình tổ chức phát hơn 100 phần gồm mì tôm, bánh bao, nước suối và gạo cho người nghèo, neo đơn, bán vé số... "Qua đọc báo cấm bán vé số, còn cửa hàng mình thì đóng cửa không làm gì, mình bỏ tiền ra rồi kêu bạn bè góp tiền, góp quà để hỗ trợ cho người nghèo, cố gắng duy trì đến hết ngày 15/4 ", anh Bình cho biết.
 
Vui vẻ nhận phần cơm từ quán An Bình, cô Lê Thị Sương (ngụ huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) sống bằng nghề bán vé số chia sẻ, gia đình chồng con và bố mẹ mất hết rồi, tôi vào Thành phố Hồ Chí Minh bán vé số được khoảng 7 tháng nay. Khi có lệnh cấm bán vé số từ ngày 1/4, không có xe về và tiền bạc cũng không có, rồi không có chỗ ngủ phải ở lề đường, ban ngày thì đi xin cơm từ thiện. Mấy cô, mấy chú có lòng từ bi, giúp chúng tôi có cơm ăn hàng ngày, đỡ đần vượt qua khó khăn.
           
San sẻ bớt khó khăn
Khi dịch COVID-19 xảy ra, đối tượng bị tác động nhất là những người nghèo, không có thu nhập ổn định. Với tấm lòng "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", mỗi cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cách làm khác nhau để san sẻ bớt khó khăn với người nghèo, cùng “dắt tay nhau” vượt qua dịch bệnh.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt may hàng trăm khẩu trang hỗ trợ người nghèo phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt may hàng trăm khẩu trang hỗ trợ người nghèo phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: TTXVN phát
 
Từ những việc làm nhỏ như em bé 11 tuổi dành toàn bộ tiền lì xì Tết của mình để giúp người khó khăn, Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt đã hơn 95 tuổi ở quận Gò Vấp vẫn tỉ mẩn cắt, may từng chiếc khẩu trang để tặng người nghèo với suy nghĩ mộc mạc “Mẹ muốn góp chút gì đó cho công việc phòng, chống dịch bệnh”, đến các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên quyên góp tiền, vận động các mạnh thường quân tài trợ khẩu trang, nước rửa tay, thực phẩm... để phát cho người già neo đơn, tàn tật, trẻ em cơ nhỡ.
 
Tham gia cùng với Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nấu và phát cơm cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn ở các quận vùng ven thành phố, ông Nguyễn Văn Thiên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cỏ May Essential cho biết, dịch COVID-19 gây khó khăn cho nền kinh tế đất nước nói chung, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn càng khó khăn hơn. Việc tổ chức chăm lo cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trong lúc này là một trong những hoạt động thiết thực, nên làm và nhân rộng đến mọi thành phần. Dù vất vả, hay doanh nghiệp có khó khăn thêm chút nữa, nhưng cũng cảm thấy ấm lòng, chung tay chia sẻ cùng những người đang gặp khó khăn trong mùa dịch.
  
Những người bán vé số, trẻ em cơ nhỡ, neo đơn... phải lo chạy ăn từng bữa cho nên việc ngừng bán vé số trong thời gian như vậy, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mình muốn góp chút sức nhỏ để cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn này”, bạn Huỳnh Đạt, đại diện nhóm bạn trẻ của Hội tình nguyện Gió yêu thương chia sẻ. Nhóm đã tự vận động, quyên góp tiền và thực phẩm để đem phát tận tay người nghèo, bán vé số trên địa bàn thành phố.
 
Là nơi tập trung đông nguồn lao động nhập cư đến làm việc, học tập, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau, song song với đó là nhu cầu về chỗ ở rất lớn. Với rất nhiều người, chi phí cho thuê chỗ ở cũng là gánh nặng rất lớn. Trong hoàn cảnh đó, hàng ngàn chủ nhà trọ đã quyết định giảm giá thuê từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng là rất đáng quý.
 
Nói về quyết định giảm giá tiền thuê phòng trọ cho công nhân, bà Bùi Thị Bên chia sẻ: “Các cháu xa quê để mưu sinh đã là khó. Trong khả năng mình giúp được gì để chúng đỡ vất vả thì làm. Góp ít sức nhỏ để chăm lo công nhân lao động, tôi thấy mình hạnh phúc vô cùng”.
 
Hơn tháng nay, bà Phạm Thị Thủy Tiên, chủ nhà trọ ở phường Hiệp Bình Phước (quận Thủ Đức) đã quyết định giảm giá tiền thuê nhà trọ cho công nhân mỗi phòng 100.000 đồng/tháng. Bà Thủy Tiên cho biết sẽ giảm giá tiền thuê nhà cho đến khi hết dịch COVID-19 và tình hình sản xuất ổn định, để công nhân an tâm làm việc. 
 
Bà Vương Nhã Khanh, chủ nhà trọ 74/10 đường số 7 (phường Linh Trung, Thủ Đức) cũng quyết định giảm giá 200.000 đồng/phòng đối với sinh viên, người mất việc làm hoặc chưa có việc làm. Theo bà Khanh, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp bị giảm ca, giảm thu nhập, hoặc sinh viên mới ra trường chưa kiếm được việc làm. Vì vậy, gia đình bà quyết định giảm tiền thuê để chia sẻ khó khăn và sẽ duy trì việc giảm giá đến khi tình hình ổn định.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Giám (Phường 16, Quận 8), chia sẻ, hiện gia đình có hơn 200 phòng trọ, chủ yếu cho người bán vé số, phụ hồ thuê. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của họ vốn bấp bênh lại càng bấp bênh hơn. Gia đình chị đã bàn bạc, quyết định giảm giá thuê cho tất cả người thuê ở đây.
 
Chia sẻ khó khăn với gần 12.000 người bán vé số dạo cư trú trên địa bàn, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày; thời gian hỗ trợ là 15 ngày, kể từ ngày 1/4 (thời gian ngưng phát hành xổ số kiến thiết). Tổng kinh phí hỗ trợ là gần 9 tỷ đồng được chi từ Quỹ phòng chống dịch COVID-19 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, cuộc sống của những người bán vé số hiện rất chật vật, vì vậy tiền hỗ trợ sẽ được triển khai ngay, chậm nhất trong 10 ngày tới, thì tiền hỗ trợ mới có ý nghĩa.
 
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong chia sẻ, phần lớn những người bán vé số đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Họ từ các tỉnh khác đến thành phố để mưu sinh, kiếm sống qua ngày, có người phải nuôi gia đình từ nguồn thu nhập chính là bán vé số. Thành phố Hồ Chí Minh chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhưng cũng không quên chăm lo đời sống cho những người nghèo bị ảnh hưởng./. (Còn nữa).
  Hoàng Anh Tuấn
 Bài 2: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Võ thuật Việt Nam gắn liền với hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật Trung Hoa nhưng võ thuật Việt Nam vẫn đậm sắc dân tộc Việt trên từng môn phái khác nhau của võ cổ truyền Việt Nam. Trong số này, không thể không nói đến môn phái Thiếu lâm Long Phi ở thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), một minh chứng cho sự hòa quyện của võ học Việt-Hoa.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19

Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động, khẩn trưởng triển khai các giải pháp thay đổi phương thức làm việc để ứng phó sự lây lan của dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp.