Nhằm giúp học sinh không bị gián đoạn việc học trong mùa dịch COVID-19, đặc biệt là học sinh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều hình thức dạy học linh hoạt, phù hợp với điện kiện thực tế của địa phương…
Nhiều loại nông sản của tỉnh Quảng Trị đã và đang vào vụ thu hoạch nhưng lại khó tiêu thụ, do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Hội Nông dân các cấp không chỉ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, đóng góp công sức, vật chất vào công tác phòng, chống dịch bệnh, mà còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản trong điều kiện giao thương gặp nhiều khó khăn.
Trong những ngày qua, cùng với đông đảo các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chung tay phòng, chống dịch COVID-19, đồng bào có đạo trên địa bàn Thành phố cũng đã có nhiều hoạt động nghĩa tình, hỗ trợ những đối tượng khó khăn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, góp phần củng cố hình ảnh tốt đẹp về một thành phố “nghĩa tình”.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, từ đầu năm 2020, các sân khấu kịch ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng đóng cửa hoặc biểu diễn cầm chừng. Tính tới thời điểm hiện tại, sau lần đóng cửa vào tháng 3/2020, một số sân khấu trên địa bàn Thành phố tiếp tục duy trì hoạt động nhằm tồn tại trong điều kiện thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch để đảm bảo an toàn cho nghệ sỹ, khán giả.
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, cộng đồng doanh nghiệp và các cấp Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, chăm lo cho người lao động, với mục tiêu “không để người lao động ở phía sau”.
Hỗ trợ người lao động tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để tạo việc làm, ổn định cuộc sống đang được Tổ chức Tài chính vi mô (CEP), thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tập trung thực hiện, nhằm trợ lực cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn bởi dịch COVID-19. Đặc biệt, nhờ nguồn vốn này, nhiều người lao động nghèo đã duy trì ổn định cuộc sống, không vướng vào vòng luẩn quẩn của tín dụng đen.
Kể từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hàng loạt doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất khiến nhiều người lao động lao đao. Đặc biệt, dịch bệnh còn tác động đến lao động ở khu vực phi kết cấu, những người buôn gánh bán bưng, khiến nhóm người này vốn đã gặp khó nay càng khó khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp hỗ trợ đã được chính quyền, Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh và doanh nghiệp triển khai, nhằm duy trì sinh kế cho người lao động vượt qua khó khăn. Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết về nội dung này với chủ đề “Tiếp sức” cho người lao động trong mùa dịch.
Ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
Tết Chôl Chnăm Thmây là một trong những ngày lễ đặc biệt quan trọng của đồng bào Khmer nói chung và đồng bào Khmer Bạc Liêu nói riêng. Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2020 diễn ra trong mùa dịch COVID-19, do đó mùa Tết năm nay được đồng bào Khmer tổ chức theo tinh thần gọn nhẹ, đảm bảo an toàn.
Hiện ở Hà Nội và cả nước đang trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng trên những cánh đồng của Thủ đô vẫn có dáng dấp của người nông dân bên những luống rau, ruộng hoa, cung ứng sản phẩm an toàn cho mọi miền. Điều này cho thấy, sức sống của nông nghiệp trong mùa dịch thật là mạnh mẽ.
Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Là cửa ngõ đón rất nhiều người Việt Nam từ nước ngoài trở về trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai tổ chức các địa điểm cách ly tập trung với những điều kiện tốt nhất có thể.
"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.
Thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nghỉ học. Để đảm bảo kiến thức cũng như duy trì việc học, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã triển khai các giải pháp để học sinh được học tập, ôn luyện tại nhà. Những lớp học trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ dạy và học được triển khai, các thầy, cô giáo khắc phục khó khăn đưa kiến thức đến với các em học sinh.