Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa

Thiếu lâm Long Phi hòa quyện võ học Việt-Hoa
Hiện có 5 nhóm chính thuộc các môn phái võ cổ truyền ở Việt Nam là nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), nhóm các môn phái có nguồn gốc từ Trung Hoa đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm). Ngoài ra, còn có thể kể đến các Võ phái Việt Nam phát triển ở nước ngoài.
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí biểu diễn võ quyền
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí biểu diễn võ quyền
Hòa quyện võ học Hoa-Việt
Sự giao lưu, ảnh hưởng hơn ngàn năm từ Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử ở Việt Nam đã sáng tạo ra những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Sự kết hợp giữa các hệ thống được chân truyền từ Trung Hoa hòa quyện vào con người bản địa ở Nam bộ Việt Nam đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt.

Trong số những môn phái có nguồn gốc từ Trung Hoa du nhập vào Nam bộ Việt Nam, phải kể đến môn phái Thiếu lâm Long Phi, ở thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) hiện do Đại võ sư Nguyễn Minh Trí làm chưởng môn.

Môn phái Thiếu lâm Long Phi được bắt đầu hoạt động từ những năm 1967 do võ sư Nguyễn Văn Thinh sáng lập. Khi mới thành lập môn phái hoạt động tại quận Tân Bình (Gia Định), nay là Thành phố Hồ Chí Minh. Khi võ sư Nguyễn Văn Thinh qua đời năm 1991, võ sư Nguyễn Minh Trí tiếp quản chưởng môn đời thứ 3 và phát triển môn phái cho đến ngày nay.
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí biểu diễn thương quyền
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí biểu diễn thương quyền

Đại Võ sư Nguyễn Minh Trí, sinh năm 1951, quê ở làng Tân Phước Khánh - Bà Trà, nay là phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Minh Trí đã được ông ngoại của mình hướng tâm đến học võ thuật. Mới 16 tuổi nhưng với niềm đam mê học võ, chàng thiếu niên Nguyễn Minh Trí đã gặp may khi trở thành đệ tử chân truyền của môn phái Thiếu lâm Long Phi.

Môn phái Thiếu lâm Long Phi với kỹ thuật tổng hợp các thế võ cương nhu, trong ngoài công thủ cước pháp, quyền pháp Thiếu Lâm Trung Hoa được biến hóa qua Tây Sơn quyền pháp. Tổng hợp kỹ thuật của Thiếu Lâm Long phi có 36 bài quyền pháp, binh khí nổi bật là côn, kiếm, đơn đao, đại đao, trường thương.
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí năm 2020
Đại võ sư Nguyễn Minh Trí năm 2020

Năm 1976, sau gần 10 năm rời quê tầm sư học võ, chàng thanh niên Nguyễn Minh Trí trở về mái nhà xưa ở Bình Dương để truyền bá võ học Thiếu lâm Long Phi cho mọi người. Đến năm 1991, khi mới 40 tuổi, đệ tử chân truyền Nguyễn Minh Trí đã trở thành chưởng môn đời thứ hai của môn phái Thiếu Lâm Long Phi khi chưởng môn đầu tiên Nguyễn Văn Thinh qua đời.

Từ ngày nhận chức chưởng môn Thiếu lâm Long Phi, võ sư Nguyễn Minh Trí đã có cơ duyên phát triển môn phái trở thành một trong những môn phái võ cổ truyền nổi tiếng trong làng võ ở Nam bộ và làng võ cả nước. Với nền võ học tinh thông cộng với khí chất của con nhà võ, võ sư Nguyễn Minh Trí được đồng đạo võ lâm ở Bình Dương bầu chức Phó Chủ tịch Hội Võ cổ truyền tỉnh Bình Dương vào năm 2001.

Với sự năng động và huyết tâm cao, Phó Chủ tịch Hội Võ cổ truyền tỉnh Bình Dương, Nguyễn Minh Trí đưa Môn phái Thiếu lâm Long Phi không chỉ phát triển mạnh ở tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị và Thành phố Hồ Chí Minh, mà còn phát triển lan rộng khắp nơi trong và ngoài nước Việt Nam. Thống kê sơ bộ, môn phái có 79 huấn luyện viên, hơn 1.300 võ sinh đang theo học.
Cờ võ đường Thiếu Lâm Long Phi
Cờ võ đường Thiếu Lâm Long Phi

Riêng tại địa bàn Thủ Dầu Một, vào năm 1996, Nhà văn hóa tỉnh Sông Bé, nay là Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Bình Dương ký quyết định thành lập Câu lạc bộ võ thuật Thiếu lâm Long Phi là một trong các câu lạc võ cổ truyền đầu tiên của Nhà văn hóa Sông Bé. Câu lạc bộ võ thuật Thiếu lâm Long Phi ra đời, phát triển với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho quần chúng nhân dân trong tỉnh có thêm điều kiện giao lưu, sinh hoạt và phát triển năng khiếu võ thuật của mình.

Qua các tiết mục biểu diễn trong các kỳ festival võ thuật, Thiếu lâm Long Phi từng bước được đông đảo người hâm mộ võ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao, nhận được nhiều bằng khen của Ban tổ chức và đặc biệt, các tiết mục xuất sắc của Thiếu lâm Long Phi được chọn vào vòng chung kết và công diễn trong lễ bế mạc.
Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam trao bằng Đại võ sư quốc gia cho chưởng môn Nguyễn Minh Trí ( người thứ hai bên phải qua)
Liên đoàn võ cổ truyền Việt Nam trao bằng Đại võ sư quốc gia cho chưởng môn Nguyễn Minh Trí ( người thứ hai bên phải qua)

Thăng hoa võ nhạc
Võ nhạc đã tạo ra nét đặc sắc riêng cho môn phái Thiếu lâm Long Phi. Trên nền tảng của những ca khúc như Hòn vọng phu, Bạch Đằng Giang, Phù Đổng Thiên Vương, Đại Võ sư Nguyễn Minh Trí đã dày công biên tập rồi dàn dựng công phu để cho ra đời nhiều tiết mục võ nhạc đặc sắc, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt. Sự kết hợp giữa võ thuật và âm nhạc đã hình thành nét võ đạo mang màu sắc riêng cho môn phái Thiếu lâm Long Phi ngày nay.

Theo Đại Võ sư Nguyễn Minh Trí, những ngày đầu thành lập Câu lạc bộ võ thuật Thiếu lâm Long Phi ở Thủ Dầu Một chỉ có 1 võ sư, 4 huấn luyện viên phụ tá cùng 180 võ sinh. Tính đến nay, Câu lạc bộ này đã có hơn 500 võ sinh, 8 huấn luyện viên cấp cao, 12 huấn luyện viên trung cấp và 36 hướng dẫn viên. Để đạt được kết quả trên, các võ sư, huấn luyện viên đã không ngại khó khăn để truyền dạy những nét tinh hoa của môn võ Thiếu lâm Long Phi cho mọi người ham học võ.
Bằng Đại võ sư quốc gia
Bằng Đại võ sư quốc gia

Môn phái Thiếu Lâm Long Phi ở Thủ Dầu Một có 7 lần tham gia Liên hoan quốc tế võ thuật cổ truyền Việt Nam tại Bình Định và đều có tiết mục xuất sắc được chọn công diễn bế mạc. Bên cạnhhoạt động tập luyện, thi đấu các giải trong và ngoài Bình Dương, Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Thủ Dầu Một hay môn phái Thiếu lâm Long Phi Thủ Dầu Một còn được biết đến với những bài biểu diễn võ nhạc đẹp mắt, ấn tượng.

Theo Đại võ sư Nguyễn Minh Trí, trong xu thế chung của phong trào võ nhạc cả nước, vào năm 2003, ông đã suy nghĩ và dàn dựng các tiết mục biểu diễn bằng cách kết hợp các bài quyền trên nền nhạc mang âm hưởng dân tộc, ca ngợi lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, được các võ sinh đón nhận và tập luyện vô cùng hào hứng.
Các môn sinh của phái Thiếu Lâm Long Phi biểu diễn võ nhạc
Các môn sinh của phái Thiếu Lâm Long Phi biểu diễn võ nhạc

Đến năm 2006, Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Thủ Dầu Một và môn phái Thiếu lâm Long Phi Thủ Dầu Một vinh dự được đại diện võ thuật cổ truyền Bình Dương góp mặt tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam và để lại nhiều ấn tượng. Từ đó đến nay, liên hoan tổ chức hai năm một lần, thì cái tên Hội Võ cổ truyền Thủ Dầu Một hay Thiếu lâm Long Phi Thủ Dầu Một luôn nằm trong danh sách các đội khách mời tham dự.

Từ mục đích ban đầu chỉ tập vì đam mê và hoàn thành nhiệm vụ do Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Dương giao tại Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam 2006, đến nay, các tiết mục võ nhạc sân khấu hóa của Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Thủ Dầu Một hay môn phái Thiếu lâm Long Phi Thủ Dầu Một được nhiều khán giả biết đến hơn, nhận được nhiều lời mời biểu diễn tại Thành phố Thủ Dầu Một và các địa phương trong và ngoài tỉnh Bình Dương.
Các môn sinh của phái Thiếu Lâm Long Phi tham gia Giải Vô địch thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 2016
Các môn sinh của phái Thiếu Lâm Long Phi tham gia Giải Vô địch thế giới Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ nhất năm 2016

Với niềm đam mê võ thuật cuồng nhiệt cộng hưởng với tình yêu võ thuật cổ truyền dân tộc, các võ sinh của Thiếu Lâm Long Phi biến hóa võ nhạc thông qua các tiết mục “Vươn vai Phù Đổng”, “Nòi giống tiên rồng”, đạt đỉnh cao của sự hòa quyện giữa võ thuật và nghệ thuật.

Qua 50 năm trải nghiệm trong làng võ cổ truyền Việt Nam, Đại võ sư Nguyễn Minh Trí đã hấp thụ cảm nhận, tích lũy, chuyển tải thành lời rồi thông qua Nhạc sĩ Phan Hữu Lý ở Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Dương chuyển thể thành nhạc phẩm “Vinh danh võ cổ truyền Việt Nam”.
Đại võ sư quốc gia chưởng môn Nguyễn Minh Trí tại lễ giỗ tổ môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà
Đại võ sư quốc gia chưởng môn Nguyễn Minh Trí tại lễ giỗ tổ môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà

Mới đây, trong khuôn khổ giải vô địch thế giới võ cổ truyền Việt Nam lần thứ 1 năm 2016 tại nhà thi đấu Phú Thọ (Thành phố Hồ Chí Minh), môn phái Thiếu lâm Long Phi Bình Dương vinh dự được diễn khai mạc võ nhạc sân khấu hòa  “Nòi giống tiên Rồng” do 70 huấn luyện viên và môn sinh Thiếu lâm Long Phi thực hiện thành công và rất được hoan nghênh trong Đại hội. Từ năm 2003 đến năm 2019, môn phái Thiếu lâm Long Phi điều phối họp phần tế võ Ngày giỗ tổ Hùng Vương tại trường Chuyên Hùng Vương ở tỉnh Bình Dương qua các tiết mục võ nhạc sử ca./.
Bài và ảnh: Đất Việt
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Mái ấm Công đoàn - Điểm tựa cho người lao động ở Sóc Trăng

Chương trình hỗ trợ nhà Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng triển khai đã và đang trở thành hoạt động xã hội có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đồng tình hưởng ứng.
Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường hợp tác phát triển điện mặt trời

Chiều 12/5, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời với Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Năng lượng mặt trời Bách Khoa, Công ty cổ phần Giải pháp sinh thái Việt Nam (VES) và Công ty cổ phần Năng lượng TTC.
Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Tặng bồn trữ nước giúp người dân khó khăn vượt qua hạn mặn

Ngày 07/05/2020, tại xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp Công ty Cổ phần Green Speed (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã tổ chức chương trình tặng bồn trữ nước, khắc phục hạn mặn cho người dân vùng ven biển tỉnh Bến Tre.
Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổ chức đại lễ Phật đản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng 7/5 (tức ngày 15/4 Âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 (dương lịch 2020).
Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy kết hợp đại phẫu “3 trong 1” giúp loại bỏ nhiều nguy cơ cho bệnh nhân ung thư

Các bác sỹ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện ca đại phẫu “3 trong 1” kết hợp nhiều chuyên khoa khác nhau nhằm hạn chế số lần phẫu thuật, giảm bớt đau đớn cho một bệnh nhân ung thư dạ dày. Thông tin được Tiến sỹ, bác sỹ Lâm Việt Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiêu hóa - Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ chiều 5/5.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 2

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Phát huy giá trị các di tích lịch sử ở Nam Bộ - Bài 1

Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông. 
Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Thành phố Hồ Chí Minh với 45 năm phát triển và khát vọng vươn lên tầm cao mới

Cách đây 45 năm, đúng 11 giờ 30, ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng cắm trên nóc Dinh Độc Lập đã chính thức báo hiệu Sài Gòn, miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố mang tên Bác đã không ngừng vươn lên, nỗ lực “cùng cả nước, vì cả nước”, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Khởi động chùm tour du lịch "Theo dấu chân Biệt động Sài Gòn"

Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài cuối

Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 3

Những năm tháng trong Trại Davis của phái đoàn ta luôn đối mặt với khó khăn, thách thức đầy cam go. Địch thường xuyên gây áp lực, đe dọa, trấn áp tinh thần đến dụ dỗ... Nhưng lý tưởng cách mạng sáng ngời đã giúp cán bộ, chiến sĩ ta giữ vững niềm tin chiến thắng ngay giữa đầu não địch. Những bông hoa đua nở, những mối tình giữa cán bộ ta trong Trại Davis và vùng căn cứ đơm hoa, kết trái trong những tháng ngày ác liệt nhất...
Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Triển lãm ảnh Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), Ban Tổ chức các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”. Triển lãm diễn ra từ nay đến ngày 5/5, tại ba điểm: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi và khu vực đối diện Công viên Chi Lăng.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 2

Những ngày sống và đấu tranh công khai ngay tại lòng địch đã mang lại những kết quả quan trọng cho thành công chung của cách mạng. Những thành viên của Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn “giương cao” ngọn cờ cách mạng và đặc biệt, trong sáng 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã được cắm lên ngay trong sân bay Tân Sơn Nhất và khoảnh khắc “bất diệt” đó được ghi lại bởi Nhiếp ảnh gia Phùng Bất Diệt.
Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Cuộc chiến vì hòa bình giữa đầu não địch - Bài 1

Từ ngày 28/1/1973 đến ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, tại Trại Davis (Trại Đa-vít) trong sân bay Tân Sơn Nhất, nơi đặt trụ sở của phái đoàn liên hợp quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn A) và chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (đoàn B), gần một nghìn lượt cán bộ, chiến sỹ ta đã trải qua 823 ngày đêm dũng cảm, mưu trí, kiên cường đấu tranh với kẻ thù để thực thi hiệp định Paris ngay giữa trung tâm đầu não của Việt Nam Cộng hòa.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài cuối

Không “xông pha” ở nơi tuyến đầu điều trị cho người bệnh, cũng không trực tiếp tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm nhưng họ lại miệt mài bên trong những phòng thí nghiệm để “truy tìm” virus SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Hơn chín mươi ngày đêm chống dịch cũng là hơn 90 ngày đêm phòng xét nghiệm ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh sáng đèn.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 3

Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị. 
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 2

Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Những “lá chắn thép” trong đại dịch COVID-19: Bài 1

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài cuối

Vừa qua, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Báo cáo đánh giá tác động và đề xuất giải pháp ứng phó, phát triển ngành Du lịch trong điều kiện dịch COVID-19. Theo đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang khẩn trương đánh giá tình hình thiệt hại của doanh nghiệp, cũng như dự báo thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động cho bước phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sau dịch COVID-19.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chủ động vượt qua dịch COVID-19 - Bài 1

Với diễn biến mới và ngày càng phức tạp của dịch COVID-19, song song với thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngành Du lịch Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang nghiên cứu các kịch bản kịp thời để chuẩn bị khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Trong đó, ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ổn định hoạt động, tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, nguồn nhân lực... để phục vụ du khách trong và ngoài nước sau dịch COVID-19.
Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

Máy “ATM gạo” chia sẻ khó khăn, lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19

​Với khẩu hiệu “Nếu khó khăn cứ lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường cho người khác”, mô hình phát gạo tự động cho người nghèo lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh không chỉ góp phần chia sẻ khó khăn với người lao động nghèo trên địa bàn, mà còn lan tỏa yêu thương, nhân rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước giữa mùa dịch bệnh Covid-19.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài cuối

Quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, ngay sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, với nỗ lực, quyết tâm cao “vì người dân thành phố, vì cả nước, cùng cả nước”, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 2

"Không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau" đã trở thành phương châm hành động, một quyết sách để thực thi, hơn thế là một đạo lý sống và hành xử của cả hệ thống chính trị, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Nghĩa tình giữa mùa dịch nơi Thành phố mang tên Bác - Bài 1

Cùng cả nước ứng phó với đại dịch COVID-19, với phương châm “không quyết liệt, có lỗi với cả nước, nhân dân”, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung tay, chung sức, đoàn kết một lòng để tham gia phòng chống dịch COVID-19 một cách hiệu quả nhất.
Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19

Đổi cách làm việc để ứng phó với COVID-19

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động, khẩn trưởng triển khai các giải pháp thay đổi phương thức làm việc để ứng phó sự lây lan của dịch bệnh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp.