Hiệu quả làm việc ở nhà
Với những ngày không lên cơ quan, sau khi lo việc gia đình, từ 8 giờ hàng ngày, chị Trần Thị Thúy Hoa (trú ở Quận 9), công tác ở Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội – thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh bật máy tính và thao tác nghiệp vụ để giải quyết hồ sơ về chế độ cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. Công việc diễn ra bình thường, sau khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ ban đầu theo thẩm quyền, phần giải quyết công việc của chị được trình duyệt (trực tuyến) lên lãnh đạo phòng để phê duyệt.
Chị Hoa cho biết, hiện nay phần làm việc ở nhà chiếm 70-80% thời gian, khi có việc cần xử lý trực tiếp thì mới đến cơ quan. Hiệu quả xử lý công việc từ xa nhìn chung khá tốt, tuy nhiên do đôi lúc đường truyền internet yếu, không ổn định nên tiến độ giải quyết hồ sơ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành BHXH thành phố đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thu, cấp sổ, thẻ, giải quyết chế độ BHXH, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trả kết quả qua bưu điện, hạn chế tối đa doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. Trong trường hợp đơn vị, người lao động đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH thì cơ quan tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện, chi phí sẽ do BHXH thành phố chi trả.
Hiện trên địa bàn thành phố có gần 114.000 đơn vị sử dụng lao động thực hiện hình thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu, cấp sổ thẻ (đạt 98%); tỷ lệ giao dịch điện tử trong giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đạt 80%.
Một cán bộ thuộc Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Thông tin Truyền thông đã sử dụng phần mềm tác nghiệp nội bộ cho cán bộ, nhân viên của sở để làm việc ở nhà.
Theo đó, nhân viên đăng nhập vào hệ thống, xử lý vụ việc theo thẩm quyền rồi gửi báo cáo cho lãnh đạo phòng xem xét, phê duyệt. Do đặc thù lĩnh vực thanh tra chuyên ngành thường xuyên nhận được đơn thư nên thanh tra viên vẫn phải thụ lý hồ sơ giấy rồi viết báo cáo công việc trên hệ thống tác nghiệp của cơ quan.
Vừa qua, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã thông báo đến một số cá nhân, tổ chức lên làm việc theo thẩm quyền nhưng các cá nhân, tổ chức lấy lý do hạn chế tập trung, tiếp xúc nên xin dời, hoãn buổi làm việc khiến công việc của thanh tra viên cũng bị gián đoạn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, cho biết, từ khi có Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng, UBND phường đã dán thông báo về việc không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến đồng thời hướng dẫn người dân khi có hồ sơ cấp bách cần giải quyết thì nộp hồ sơ qua bưu điện, sau đó sẽ chuyển lên phường. Sau khi giải quyết xong, UBND phường sẽ chuyển cho người dân qua đường bưu điện. Trong trường hợp bổ sung hồ sơ, người dân để lại số điện thoại, cán bộ UBND phường sẽ liên hệ qua điện thoại hoặc qua Zalo để thông báo, không phải giải quyết hồ sơ trực tiếp.
“Hiện nay, hồ sơ nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công mà UBND phường Hiệp Bình Chánh giải quyết chủ yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch, khai sinh, khai tử, báo tử, trích lục. UBND phường bố trí 1/3 lực lượng làm việc tại trụ sở hành chính, còn lại làm việc ở nhà. Một số công việc vẫn phải có nhân viên trực tiếp ra ngoài như kiểm tra trật tự đô thị, lấn chiếm lòng lề đường, nhắc nhở và xử phạt các cơ sở, hàng quán tụ tập đông người và người dân vẫn ra các khu vui chơi, công viên nhưng không đeo khẩu trang…”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết thêm.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin
Trên đây chỉ là một số công việc, lĩnh vực hàng ngày được thực hiện thông qua mạng internet do cán bộ, công nhân viên chức đơn vị nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Thời gian qua, bên cạnh việc triển khai hàng loạt biện pháp y tế phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, chỉ đạo và các công việc hành chính hàng ngày nhằm hạn chế tập trung đông người, chủ động bố trí nhân lực trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo công việc trôi chảy, không bị đình trệ, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp chính quyền thành phố càng triển khai quyết liệt việc thay đổi phương thức làm việc, chuyển dần sang làm việc trực truyến qua mạng với hệ thống dịch vụ công trực tuyến cũng như nhiều phương thức khác trên nền tảng công nghệ thông tin.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao đông sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới đến làm việc tại công sở.
UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện, phường xã, thị trấn đẩy mạnh giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạm thời không nhận hồ sơ trực tiếp của người dân, doanh nghiệp.
Các đơn vị bố trí nhân sự trực đường dây nóng cần đảm bảo kịp thời tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị và hướng dẫn, hỗ trợ, giải thích cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc trực tiếp đến trụ sở cơ quan đơn vị.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo Bưu điện thành phố chủ trì, phối hợp với BHXH thành phố, UBND quận huyện, phường xã, thị trấn thực hiện chi trả lương hưu tháng 4 và tháng 5/2020 vào cùng một kỳ trả. Việc chi trả thông qua hệ thống bưu điện trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng và các chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nội vụ đã có hướng dẫn các sở ban ngành, UBND quận huyện, phường xã thị trấn phân công, giao việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động qua hệ thống văn phòng điện tử, quản lý hồ sơ công việc qua môi trường mạng, giải quyết xử lý công việc bằng chữ ký số. Kết quả tiến độ công việc được phân công khi làm việc ở nhà là cơ sở quan trọng để đánh giá, phân loại theo hiệu quả công việc đối với công chức, người lao động trong quý II năm 2020.
Để hạn chế tiếp xúc trực tiếp khi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Nội vụ thành phố yêu cầu các đơn vị, cơ quan chỉ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tất cả các hồ sơ thủ tục hành chính đã được công bố dịch vụ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và các hồ sơ thủ tục hành chính trong trường hợp đặc biệt, cấp bách như khai sinh, khai tử, công chứng, chứng thực di chúc, hợp đồng để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, các thủ tục liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời, Sở Nội vụ thành phố yêu cầu các đơn vị, cơ quan chủ động trao đổi việc trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, khuyến khích các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với các đơn vị bưu điện trả kết quả miễn phí qua bưu chính hoặc các hình thức chuyển trả đảm bảo khác.
Triển khai một số công việc cấp sở ngành, từ ngày 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố thực hiện việc nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình thành phố tổ chức thực hiện dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố, trong đó có chương trình học cho học sinh lớp 9, lớp 12.
Sở Y tế cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nhà đối với các thủ tục hành chính đã được sở triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.medinet.org.vn với 18 dịch vụ trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm, khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế.
Tương tự, Cục Hải quan thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử để phòng ngừa dịch COVID-19 lây lan.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thông tin tình hình dịch bệnh cũng như các giải pháp y tế vô cùng quan trọng. Theo ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, hai kênh thông tin của sở gồm trang fanpage hoạt động thông tin đối ngoại thành phố và tài khoản Zalo đã lan tỏa sâu rộng hơn, kịp thời cung cấp thông tin chính xác về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là vào thời điểm bùng phát của tin tức giả (fake news), thông tin thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội về dịch COVID-19 dễ gây tâm lý hoang mang./.
Với những ngày không lên cơ quan, sau khi lo việc gia đình, từ 8 giờ hàng ngày, chị Trần Thị Thúy Hoa (trú ở Quận 9), công tác ở Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội – thuộc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh bật máy tính và thao tác nghiệp vụ để giải quyết hồ sơ về chế độ cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. Công việc diễn ra bình thường, sau khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ ban đầu theo thẩm quyền, phần giải quyết công việc của chị được trình duyệt (trực tuyến) lên lãnh đạo phòng để phê duyệt.
Nhân viên BHXH Thành phố Hồ Chí Minh làm việc tại nhà qua cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Chị Hoa cho biết, hiện nay phần làm việc ở nhà chiếm 70-80% thời gian, khi có việc cần xử lý trực tiếp thì mới đến cơ quan. Hiệu quả xử lý công việc từ xa nhìn chung khá tốt, tuy nhiên do đôi lúc đường truyền internet yếu, không ổn định nên tiến độ giải quyết hồ sơ bị ảnh hưởng ít nhiều.
Theo ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH Thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành BHXH thành phố đẩy mạnh thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực thu, cấp sổ, thẻ, giải quyết chế độ BHXH, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trả kết quả qua bưu điện, hạn chế tối đa doanh nghiệp và người dân đến giao dịch. Trong trường hợp đơn vị, người lao động đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH thì cơ quan tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua dịch vụ chuyển phát của bưu điện, chi phí sẽ do BHXH thành phố chi trả.
Hiện trên địa bàn thành phố có gần 114.000 đơn vị sử dụng lao động thực hiện hình thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu, cấp sổ thẻ (đạt 98%); tỷ lệ giao dịch điện tử trong giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe đạt 80%.
Một cán bộ thuộc Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Thông tin Truyền thông đã sử dụng phần mềm tác nghiệp nội bộ cho cán bộ, nhân viên của sở để làm việc ở nhà.
Theo đó, nhân viên đăng nhập vào hệ thống, xử lý vụ việc theo thẩm quyền rồi gửi báo cáo cho lãnh đạo phòng xem xét, phê duyệt. Do đặc thù lĩnh vực thanh tra chuyên ngành thường xuyên nhận được đơn thư nên thanh tra viên vẫn phải thụ lý hồ sơ giấy rồi viết báo cáo công việc trên hệ thống tác nghiệp của cơ quan.
Vừa qua, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã thông báo đến một số cá nhân, tổ chức lên làm việc theo thẩm quyền nhưng các cá nhân, tổ chức lấy lý do hạn chế tập trung, tiếp xúc nên xin dời, hoãn buổi làm việc khiến công việc của thanh tra viên cũng bị gián đoạn.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, cho biết, từ khi có Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng, UBND phường đã dán thông báo về việc không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến đồng thời hướng dẫn người dân khi có hồ sơ cấp bách cần giải quyết thì nộp hồ sơ qua bưu điện, sau đó sẽ chuyển lên phường. Sau khi giải quyết xong, UBND phường sẽ chuyển cho người dân qua đường bưu điện. Trong trường hợp bổ sung hồ sơ, người dân để lại số điện thoại, cán bộ UBND phường sẽ liên hệ qua điện thoại hoặc qua Zalo để thông báo, không phải giải quyết hồ sơ trực tiếp.
“Hiện nay, hồ sơ nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công mà UBND phường Hiệp Bình Chánh giải quyết chủ yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch, khai sinh, khai tử, báo tử, trích lục. UBND phường bố trí 1/3 lực lượng làm việc tại trụ sở hành chính, còn lại làm việc ở nhà. Một số công việc vẫn phải có nhân viên trực tiếp ra ngoài như kiểm tra trật tự đô thị, lấn chiếm lòng lề đường, nhắc nhở và xử phạt các cơ sở, hàng quán tụ tập đông người và người dân vẫn ra các khu vui chơi, công viên nhưng không đeo khẩu trang…”, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND phường Hiệp Bình Chánh cho biết thêm.
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin
Trên đây chỉ là một số công việc, lĩnh vực hàng ngày được thực hiện thông qua mạng internet do cán bộ, công nhân viên chức đơn vị nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Thành phố thực hiện chi trả lương hưu và các kết quả giải quyết hồ sơ qua đường bưu điện. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Thời gian qua, bên cạnh việc triển khai hàng loạt biện pháp y tế phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, chỉ đạo và các công việc hành chính hàng ngày nhằm hạn chế tập trung đông người, chủ động bố trí nhân lực trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo công việc trôi chảy, không bị đình trệ, ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, sau khi có Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp chính quyền thành phố càng triển khai quyết liệt việc thay đổi phương thức làm việc, chuyển dần sang làm việc trực truyến qua mạng với hệ thống dịch vụ công trực tuyến cũng như nhiều phương thức khác trên nền tảng công nghệ thông tin.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao đông sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà, chỉ những trường hợp thật sự cần thiết mới đến làm việc tại công sở.
UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận huyện, phường xã, thị trấn đẩy mạnh giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạm thời không nhận hồ sơ trực tiếp của người dân, doanh nghiệp.
Các đơn vị bố trí nhân sự trực đường dây nóng cần đảm bảo kịp thời tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị và hướng dẫn, hỗ trợ, giải thích cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế tối đa việc trực tiếp đến trụ sở cơ quan đơn vị.
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo Bưu điện thành phố chủ trì, phối hợp với BHXH thành phố, UBND quận huyện, phường xã, thị trấn thực hiện chi trả lương hưu tháng 4 và tháng 5/2020 vào cùng một kỳ trả. Việc chi trả thông qua hệ thống bưu điện trong thời gian phòng chống dịch COVID-19.
Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng và các chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Nội vụ đã có hướng dẫn các sở ban ngành, UBND quận huyện, phường xã thị trấn phân công, giao việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động qua hệ thống văn phòng điện tử, quản lý hồ sơ công việc qua môi trường mạng, giải quyết xử lý công việc bằng chữ ký số. Kết quả tiến độ công việc được phân công khi làm việc ở nhà là cơ sở quan trọng để đánh giá, phân loại theo hiệu quả công việc đối với công chức, người lao động trong quý II năm 2020.
Để hạn chế tiếp xúc trực tiếp khi giải quyết thủ tục hành chính, Sở Nội vụ thành phố yêu cầu các đơn vị, cơ quan chỉ tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả tất cả các hồ sơ thủ tục hành chính đã được công bố dịch vụ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và các hồ sơ thủ tục hành chính trong trường hợp đặc biệt, cấp bách như khai sinh, khai tử, công chứng, chứng thực di chúc, hợp đồng để vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, các thủ tục liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đồng thời, Sở Nội vụ thành phố yêu cầu các đơn vị, cơ quan chủ động trao đổi việc trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, khuyến khích các cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với các đơn vị bưu điện trả kết quả miễn phí qua bưu chính hoặc các hình thức chuyển trả đảm bảo khác.
Triển khai một số công việc cấp sở ngành, từ ngày 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố thực hiện việc nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của thành phố. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình thành phố tổ chức thực hiện dạy học qua internet, trên truyền hình trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố, trong đó có chương trình học cho học sinh lớp 9, lớp 12.
Sở Y tế cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại nhà đối với các thủ tục hành chính đã được sở triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dichvucong.medinet.org.vn với 18 dịch vụ trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm, khám, chữa bệnh, trang thiết bị y tế.
Tương tự, Cục Hải quan thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến, giao dịch điện tử để phòng ngừa dịch COVID-19 lây lan.
Trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thông tin tình hình dịch bệnh cũng như các giải pháp y tế vô cùng quan trọng. Theo ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, hai kênh thông tin của sở gồm trang fanpage hoạt động thông tin đối ngoại thành phố và tài khoản Zalo đã lan tỏa sâu rộng hơn, kịp thời cung cấp thông tin chính xác về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là vào thời điểm bùng phát của tin tức giả (fake news), thông tin thiếu kiểm chứng trên mạng xã hội về dịch COVID-19 dễ gây tâm lý hoang mang./.
Trần Xuân Tình