Ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri, cho biết: Ba Tri là huyện ven biển, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách chiếm tỷ lệ cao. Thiệt hại sơ bộ tại địa phương do ảnh hưởng hạn mặn đến thời điểm hiện tại khoảng 151 tỷ đồng, hàng trăm ha lúa, hoa màu bị thiệt hại. Chính quyền và nhân dân huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre gửi lời cảm ơn trân trọng về món quà ý nghĩa, thiết thực mà Công ty Cổ phần Green Speed ủng hộ cho nhân dân huyện Ba Tri.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 5.100 ha lúa vụ đông xuân 2019-2020 thiệt hại do người dân tự ý xuống giống không theo khuyến cáo của tỉnh. Có khoảng 20.000 ha cây trái, 72.320 ha dừa, 1.490 ha rau màu, hơn 1.000 ha cây giống, hoa cây cảnh có nguy cơ bị thiệt hại nặng do thiếu nước tưới. Cùng với đó là trên 700 ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị thiệt hại dưới 30%, khoảng 1.100 tấn nghêu bị chết. Phần lớn diện tích vườn cây trái, cây giống, hoa kiểng bị thiếu nguồn nước tưới, nếu tình hình mặn tiếp tục kéo dài thì thiệt hại càng nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê của các ngành và các địa phương của tỉnh Bến Tre, thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra từ đầu mùa khô 2019-2020 đến nay trên địa bàn tỉnh này là rất lớn. Ước tính giá trị thiệt hại có thể cao hơn nhiều so với đợt xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã thiệt hại trên 1.800 tỷ đồng.
Tiêng tại huyện Ba Tri trong vụ Thu Đông 2019, tổng diện tích đã xuống giống 11.394 ha, năng suất ước đạt 47 tạ/ha. Tuy nhiên, một số diện tích lúa Thu Đông muộn tại khu vực cuối nguồn bị thiệt hại do hạn mặn 104,7 ha tại 2 xã Bảo Thạnh, Tân Xuân, trong đó: thiệt hại từ 30 - 70% (36 ha), thiệt hại trên 70 % (68,7 ha).
Đặc biệt là trong thời gian qua người dân tự ý xuống giống vụ lúa Đông Xuân ở huyện không theo khuyến cáo khoảng 4.427,5 ha. Đến nay, diện tích lúa thiệt hại do hạn mặn là 4.058 ha; hoa màu thiệt hại 218 ha.Về chăn nuôi, huyện Ba Tri có tổng đàn bò là 100.775 con, tổng đàn heo là 17.200 con. tổng đàn gia cầm là 788.000 con và đàn dê là 26.571 con.
Nguồn nước phục vụ chăn nuôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải tìm nguồn nước ngọt tại các giồng cát, nước dự trữ trong các ao hồ phục vụ chăn nuôi. Về thủy sản, toàn huyện Ba Tri có diện tích nuôi thủy sản là 5.585 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh 1.850 ha đã xuống giống khoảng 367,8 ha và một số ao cũng đang cải tạo để tảh giống; Tôm quảng canh: 1.935 ha, tôm phát triển bình thường; diện tích nuôi cá nước ngọt: 620 ha, trong đó có 17,6 ha nuôi cá da trơn ở Tân Xuân, 1 khu sinh sản cá giống ở Tân Mỹ diện tích 15 ha.
Diện tích thủy sản bị thiệt hại giảm năng suất là 656 ha.Diện tích nuôi nghêu của 3 Hợp tác xã ở Be Tri khoảng 1.080 ha với 9.435 hộ xã viên, hiện nay nghêu có hiện tượng chết, các cơ quan chức năng đã đi khảo sát tình hình.Về nước sinh hoạt, trên địa bàn huyện Ba Tri có 12 nhà máy, trạm cấp nước cung cấp cho hơn 31.000 hộ/tổng số 52.000 hộ của huyện đạt 60,47%.
Tuy nhiên nguồn nước cấp vào nhà máy đang bị nhiễm mặn dẫn đến nguồn nước cung cấp cho các hộ dân cũng bị nhiễm mặn từ 2,6-8,3g/l. Theo thống kê, có hơn 20.000 hộ dân trên địa bàn thiếu nước ngọt sinh hoạt, trong đó 10.000 hộ dân thiếu nước dùng trong ăn uống.
Dù trước đó, người dân Ba Tri đã chủ động dự trữ nước mưa, ngăn mương trữ nước ngọt nhưng do hạn mặn kéo dài nên tình trạng thiếu nước ngọt là điều không thể tránh khỏi, thời điểm này, đa phần người dân phải đi mua, đổi nước ngọt về để ăn uống, sinh hoạt.
Cùng với thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất, đời sống người dân ở Bến Tre cũng bị ảnh hưởng rất lớn do nhiều ngày qua không đủ nước sinh hoạt do nguồn nước của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh này đều bị nhiễm mặn vượt mức cho phép.
Việc Công ty Cổ phần Green Speed hỗ trợ dụng cụ trữ nước ngọt cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Ba Tri là góp phần cùng chính quyền địa phương chăm lo, giúp đỡ cho người dân chủ động dự trữ nước mưa, nước ngọt, nhằm đảm bảo đủ nước uống, sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô hạn 2020 và các năm tiếp theo.
Phát biểu tại lễ trao bồn trữ nước, ông Lê Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green Speed cho biết, Công ty đang cung cấp các giải pháp nhân sự và dịch vụ gia công đóng gói cho hơn 100 khách hàng trên khắp cả nước với hơn 30 văn phòng tuyển dụng trải dài từ Bắc đến Nam. Qua thông tin được biết, tình hình hạn mặn năm 2020 đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân ở huyện Ba Tri nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.
Công ty rất cảm động khi được đến tận nơi chứng kiến khó khăn thực tế của người dân và được đóng góp một phần nhỏ bé cùng địa phương khắc phục khó khăn, hạn mặn. Trở về địa phương, công ty sẽ tiếp tục vận động bạn bè, đối tác tiếp tục có những đóng góp, hỗ trợ Bến Tre khắc phục hạn mặn, khôi phục lại sản xuất trong thời gian tới.
Trước mắt, Công ty Greeen Speed tặng 500 bồn chứa nước (loại 500 lít) tổng trị giá 500 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre phân phối lại cho các địa phương, hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước. Theo đó, công ty sẽ chuyển trực tiếp đến bà con còn khó khăn do hạn mặn 2020 tại các huyện trong tỉnh Bến Tre, gồm: Chợ Lách, Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại, Mỏ Cày Nam và Bến Tre.
Ông Trần Ngọc Tam (thứ 3 từ trái sang), Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre và ông Lê Văn Hoàng (thứ 2 từ phải sang), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green Speed tặng bồn chứa nước cho người dân xã Phước Ngãi, huyện Ba Tri, Bến Tre. |
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 5.100 ha lúa vụ đông xuân 2019-2020 thiệt hại do người dân tự ý xuống giống không theo khuyến cáo của tỉnh. Có khoảng 20.000 ha cây trái, 72.320 ha dừa, 1.490 ha rau màu, hơn 1.000 ha cây giống, hoa cây cảnh có nguy cơ bị thiệt hại nặng do thiếu nước tưới. Cùng với đó là trên 700 ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị thiệt hại dưới 30%, khoảng 1.100 tấn nghêu bị chết. Phần lớn diện tích vườn cây trái, cây giống, hoa kiểng bị thiếu nguồn nước tưới, nếu tình hình mặn tiếp tục kéo dài thì thiệt hại càng nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê của các ngành và các địa phương của tỉnh Bến Tre, thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra từ đầu mùa khô 2019-2020 đến nay trên địa bàn tỉnh này là rất lớn. Ước tính giá trị thiệt hại có thể cao hơn nhiều so với đợt xâm nhập mặn mùa khô 2015-2016, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã thiệt hại trên 1.800 tỷ đồng.
Tiêng tại huyện Ba Tri trong vụ Thu Đông 2019, tổng diện tích đã xuống giống 11.394 ha, năng suất ước đạt 47 tạ/ha. Tuy nhiên, một số diện tích lúa Thu Đông muộn tại khu vực cuối nguồn bị thiệt hại do hạn mặn 104,7 ha tại 2 xã Bảo Thạnh, Tân Xuân, trong đó: thiệt hại từ 30 - 70% (36 ha), thiệt hại trên 70 % (68,7 ha).
Đặc biệt là trong thời gian qua người dân tự ý xuống giống vụ lúa Đông Xuân ở huyện không theo khuyến cáo khoảng 4.427,5 ha. Đến nay, diện tích lúa thiệt hại do hạn mặn là 4.058 ha; hoa màu thiệt hại 218 ha.Về chăn nuôi, huyện Ba Tri có tổng đàn bò là 100.775 con, tổng đàn heo là 17.200 con. tổng đàn gia cầm là 788.000 con và đàn dê là 26.571 con.
Nguồn nước phục vụ chăn nuôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải tìm nguồn nước ngọt tại các giồng cát, nước dự trữ trong các ao hồ phục vụ chăn nuôi. Về thủy sản, toàn huyện Ba Tri có diện tích nuôi thủy sản là 5.585 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh 1.850 ha đã xuống giống khoảng 367,8 ha và một số ao cũng đang cải tạo để tảh giống; Tôm quảng canh: 1.935 ha, tôm phát triển bình thường; diện tích nuôi cá nước ngọt: 620 ha, trong đó có 17,6 ha nuôi cá da trơn ở Tân Xuân, 1 khu sinh sản cá giống ở Tân Mỹ diện tích 15 ha.
Diện tích thủy sản bị thiệt hại giảm năng suất là 656 ha.Diện tích nuôi nghêu của 3 Hợp tác xã ở Be Tri khoảng 1.080 ha với 9.435 hộ xã viên, hiện nay nghêu có hiện tượng chết, các cơ quan chức năng đã đi khảo sát tình hình.Về nước sinh hoạt, trên địa bàn huyện Ba Tri có 12 nhà máy, trạm cấp nước cung cấp cho hơn 31.000 hộ/tổng số 52.000 hộ của huyện đạt 60,47%.
Tuy nhiên nguồn nước cấp vào nhà máy đang bị nhiễm mặn dẫn đến nguồn nước cung cấp cho các hộ dân cũng bị nhiễm mặn từ 2,6-8,3g/l. Theo thống kê, có hơn 20.000 hộ dân trên địa bàn thiếu nước ngọt sinh hoạt, trong đó 10.000 hộ dân thiếu nước dùng trong ăn uống.
Dù trước đó, người dân Ba Tri đã chủ động dự trữ nước mưa, ngăn mương trữ nước ngọt nhưng do hạn mặn kéo dài nên tình trạng thiếu nước ngọt là điều không thể tránh khỏi, thời điểm này, đa phần người dân phải đi mua, đổi nước ngọt về để ăn uống, sinh hoạt.
Cùng với thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất, đời sống người dân ở Bến Tre cũng bị ảnh hưởng rất lớn do nhiều ngày qua không đủ nước sinh hoạt do nguồn nước của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh này đều bị nhiễm mặn vượt mức cho phép.
Việc Công ty Cổ phần Green Speed hỗ trợ dụng cụ trữ nước ngọt cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Ba Tri là góp phần cùng chính quyền địa phương chăm lo, giúp đỡ cho người dân chủ động dự trữ nước mưa, nước ngọt, nhằm đảm bảo đủ nước uống, sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô hạn 2020 và các năm tiếp theo.
Người dân khó khăn ở vùng hạn mặn Ba Tri, Bến Tre vui mừng được nhận bồn trữ nước |
Phát biểu tại lễ trao bồn trữ nước, ông Lê Văn Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Green Speed cho biết, Công ty đang cung cấp các giải pháp nhân sự và dịch vụ gia công đóng gói cho hơn 100 khách hàng trên khắp cả nước với hơn 30 văn phòng tuyển dụng trải dài từ Bắc đến Nam. Qua thông tin được biết, tình hình hạn mặn năm 2020 đang ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân ở huyện Ba Tri nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.
Công ty rất cảm động khi được đến tận nơi chứng kiến khó khăn thực tế của người dân và được đóng góp một phần nhỏ bé cùng địa phương khắc phục khó khăn, hạn mặn. Trở về địa phương, công ty sẽ tiếp tục vận động bạn bè, đối tác tiếp tục có những đóng góp, hỗ trợ Bến Tre khắc phục hạn mặn, khôi phục lại sản xuất trong thời gian tới.
Trước mắt, Công ty Greeen Speed tặng 500 bồn chứa nước (loại 500 lít) tổng trị giá 500 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bến Tre phân phối lại cho các địa phương, hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước. Theo đó, công ty sẽ chuyển trực tiếp đến bà con còn khó khăn do hạn mặn 2020 tại các huyện trong tỉnh Bến Tre, gồm: Chợ Lách, Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Bình Đại, Mỏ Cày Nam và Bến Tre.
Bài và ảnh: Nguyễn Đất Việt
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN