Từ đầu năm đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, thời tiết diễn biến bất thường nhưng ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn đạt nhiều kết quả khả quan. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tăng cao giai đoạn cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội đang đẩy mạnh sản xuất.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, thành phố Hà Nội tới đây sẽ tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức...
Hiện nay, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tập trung triển khai xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuỗi sản xuất tiêu thụ sản phẩm... gắn với phát triển du lịch sinh thái.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 70% tổng sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, tỷ lệ giá trị sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao đạt từ 45% trở lên, chăn nuôi đạt từ 80%, thủy sản đạt từ 60% trở lên.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội hiện đang phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng hiệu quả, bền vững, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Hà Nội duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 24.200 ha, nâng sản lượng nuôi trồng thủy sản lên 122 nghìn tấn, sản lượng khai thác 1,8 nghìn tấn...
Chiều 7/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, lực lượng lao động trong ngành Nông nghiệp Hà Nội hiện nay chủ yếu vẫn là người lớn tuổi (đa số trên 45 tuổi), khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội hiện xây dựng được 14 vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế, diện tích 15.500ha, tập trung ở các huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Phúc Thọ… với các loại cây chủ lực là bưởi, chuối, nhãn… cho thu nhập 300 - 800 triệu đồng/ha.
Từ một huyện có xuất phát điểm thấp và khó khăn, đến nay diện mạo nông thôn huyện Mê Linh (Hà Nội) đã đổi thay nhiều với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao và điều đáng mừng là người dân hài lòng với kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới…
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 15/8/2022 về phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030...
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội hiện có 11 trang trại nông nghiệp sinh thái hoạt động theo mô hình giáo dục, du lịch trải nghiệm; 4 hợp tác xã nông nghiệp khai thác mô hình trang trại đồng quê. Các mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch cho hiệu quả kinh tế cao, qua đó nâng cao đời sống người dân và tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn.
Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội), Hà Nội hiện có 145 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi, 93 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc từ trồng trọt...
Hiện nay, để đẩy mạnh đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, các hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ nhằm giới thiệu các mặt hàng nông sản đến đông đảo người tiêu dùng.
Ngày 20/9, tại Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị”.
Với khoảng 10,7 triệu cư dân đang sinh sống, làm việc và học tập, hằng năm lại đón thêm hàng triệu du khách trong và ngoài nước tới tham quan thì nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Hà Nội đã và đang bắt tay với các tỉnh, thành trên cả nước, đưa các loại nông sản còn thiếu vào phân phối tại hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ… phục vụ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân.
Ngày 16/9, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị về triển khai công tác kiểm tra, giám sát Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
Những năm vừa qua, Hà Nội đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Qua đó, không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc tiếp cận nông sản an toàn với giá cả hợp lý…
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, trong đó có kỹ thuật tưới tiết kiệm nước. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để triển khai kế hoạch tưới tiết kiệm nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố Hà Nội đã giao đơn vị thực hiện thiết kế mẫu, thí điểm việc ứng dụng tại một số địa phương.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến theo phương thức SRI lên tới hơn 90% diện tích lúa. Qua đó hạn chế đáng kể lượng khí metan thải vào không khí, cũng như tiết kiệm nước..., góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 nông nghiệp phát triển xanh, sạch, chất lượng và bền vững.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, Hà Nội sẽ tập trung phát triển tại các vùng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với cây trồng chủ lực là rau, đậu, cây ăn quả, hoa và cây cảnh...
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những công nghệ mới đã tác động đến đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực và đang phát huy được những ưu thế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cơ hội tốt thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã từ cấp Trung ương đến địa phương.
Hiện nay, các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, xa khu dân cư nhằm kiểm soát dịch bệnh và tạo nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng...
Theo định hướng phát triển từ này đến năm 2025, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển 3 vùng chăn nuôi hữu cơ gia cầm và hai nhóm gia súc là bò và lợn. Hà Nội phấn đấu tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 1 - 2% tổng sản phẩm chăn nuôi...
Những năm vừa qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn hướng tới một nền nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường. Nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi theo hướng hữu cơ bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân.
Thời gian qua, Hà Nội đã đầu tư mạnh cho xuất khẩu, trong đó phải nói tới việc phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là giải pháp căn cơ của Hà Nội nhằm hướng tới xuất khẩu chính ngạch những mặt hàng nông sản chủ lực.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm nay, diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội ước đạt 21,3 nghìn ha, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2022 giá trị sản xuất nông nghiệp của Thủ đô đạt 21.454 tỷ đồng, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành nông nghiệp chịu nhiều tác động của dịch bệnh cũng như những biến động từ thị trường…
Hà Nội hiện có 7.528 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ, bao gồm 110 trang trại lớn, 1.609 trang trại vừa, 5.809 trang trại nhỏ. Mặc dù gặp nhiều thách thức song ngành chăn nuôi Hà Nội vẫn nắm bắt được thời cơ, xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022 đạt 21.454 tỷ đồng, tăng 2,39% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn.