Xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền là địa chỉ cung ứng rau sạch và các loại nông phẩm nổi tiếng của cả tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP đã góp phần nâng cao chất lượng, chuỗi giá trị nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên địa bàn.
Sản xuất rau an toàn đang là một trong những hướng đi được các hợp tác xã ở tỉnh Sơn La lựa chọn làm mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Cùng với đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản chất lượng rau sau thu hoạch đang được các hợp tác xã quan tâm.
Thời gian qua, việc phát triển sản xuất rau an toàn gắn với xây dựng sản phẩm OCOP Hà Nội (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đã góp phần nâng cao chất lượng, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho các chủ thể, đơn vị, hộ sản xuất, qua đó giúp cải thiện thu nhập và đời sống của bà con nông dân…
Những năm vừa qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn hướng tới một nền nông nghiệp xanh, an toàn và thân thiện với môi trường. Nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi theo hướng hữu cơ bảo đảm an toàn cho sức khỏe người dân.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết, sau hơn 4 năm triển khai áp dụng mô hình: Hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm nông sản an toàn (PGS), Hà Nội đã hình thành cho bà con nông dân trồng rau an toàn thói quen làm việc nhóm, ghi chép nhật ký đồng ruộng, lên kế hoạch sản xuất...
Công ty cổ phần đầu tư An Hòa là một trong những doanh nghiệp tiên phong của Hà Nội cung ứng thực phẩm an toàn theo chuỗi, được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cấp xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn...
Huyện Thường Tín (Hà Nội) hiện có khoảng 900ha đất trồng rau màu các loại, trong đó tập trung chủ yếu ở các xã Thư Phú, Hà Hồi, Tân Minh, trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường hàng chục tấn rau màu. Để phát huy thế mạnh địa phương và phát triển kinh tế nông nghiêp, huyện Thường Tín đã tập trung sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bà con nông dân.
“Tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong thời gian tới” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho biết.
Sau gần 6 năm thực hiện, Dự án rau an toàn Bình Định đã giúp cho nông dân các giải pháp sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quảng bá thương hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin; từ đó sản lượng rau an toàn cung ứng ra thị trường tăng qua hàng năm, thu nhập từ việc sản xuất rau an toàn được cải thiện.
Với khí hậu lạnh, thổ nhưỡng màu mỡ… là những điều kiện lý tưởng cho người làm nông nghiệp ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phát triển rau an toàn. Từ nhiều năm nay, thương hiệu rau an toàn Mộc Châu đã đến được với người tiêu dùng các thành phố lớn thông qua việc xây dựng chuỗi sản xuất từ đồng ruộng tới siêu thị.
Vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội) trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17/CT-UBND đã cung cấp ra thị trường trung bình mỗi ngày khoảng 30 tấn sản phẩm củ - quả và rau ăn lá trái vụ, góp phần đáp ứng nhu cầu về rau xanh cho người dân Thủ đô...
Ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị "Tổng kết Chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020". Dự và chỉ đạo hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu…
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh phát triển hơn 3.000 ha sản xuất rau an toàn theo hướng canh tác bền vững, nâng cao thu nhập cho người nông dân; cung ứng sản phẩm rau sạch đến tay người tiêu dùng, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân sản xuất rau an toàn. Theo đó, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Trong những năm gần đây, với nhu cầu tiêu thụ lớn, sản xuất rau an toàn đang là mảnh đất “màu mỡ” để các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực được nhận định sẽ thúc đẩy ngành hàng này phát triển hơn nữa trong thời gian tới, nhất là các dự án sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn.
Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Trước thực trạng thực phẩm bẩn, không đảm bảo, tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các huyện xây dựng đề án trồng rau an toàn và coi đây là một biện pháp thiết thực để giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Văn Đức nằm tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Những năm gần đây, HTX đã có những bước đi vững chắc trong việc sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, được nông dân ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đến tham quan và học tập...
Phát triển vùng sản xuất rau an toàn và bền vững, đưa sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng là những mục tiêu quan trọng của Ngành nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát xuất xứ, nguồn gốc, chất lượng nông sản, đồng thời tạo mối quan hệ hài hòa lợi ích hai chiều giữa sản xuất và tiêu dùng…
Tận dụng lợi thế đất phù sa màu mỡ dọc bờ sông Hồng, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã hình thành vùng chuyên canh rau an toàn theo hướng VietGAP, cung ứng nguồn thực phẩm có chất lượng cho thị trường.
Thành phố Hà Nội đang tập trung mở rộng diện tích trồng rau an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng rau trên địa bàn.