Trong những năm gần đây, với nhu cầu tiêu thụ lớn, sản xuất rau an toàn đang là mảnh đất “màu mỡ” để các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực được nhận định sẽ thúc đẩy ngành hàng này phát triển hơn nữa trong thời gian tới, nhất là các dự án sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn.
Trồng rau an toàn mang về bạc tỷ
Nhận thấy nhu cầu thị trường về sản phẩm rau an toàn ngày càng lớn, nên ngay từ khi bắt đầu đầu tư, anh Trần Phúc Hậu ở ấp 6, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định ngay mô hình trồng rau thủy canh, tập trung sản xuất rau xà lách và một số loại rau ăn lá khác.
Được đầu tư từ năm 2015, hệ thống trồng rau thủy canh NFT của gia đình anh Hậu có quy mô sản xuất khoảng 3.000 m2 đến nay đã cho sản lượng tiêu thụ ổn định, bình quân trên 50kg/ngày.
Với giá bán trung bình 50.000 - 60.000 đồng/kg chủ yếu tiêu thụ tại các khách sạn 5 sao, các cửa hàng thực phẩm ở những khu dân cư cao cấp, vườn rau đã mang lại doanh thu cho gia đình anh Hậu trên 1 tỷ đồng/năm. Hiện gia đình anh Hậu cũng đang mở rộng thêm 1.000 m2 đất sản xuất dưa lưới thủy canh.
Ở quy mô lớn hơn, Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất – thương mại và dịch vụ Phước An trong những năm gần đây được xem là một trong những mô hình điển hình của Thành phố Hồ Chí Minh về sản xuất rau an toàn. Được thành lập từ năm 2006, nhưng đến năm 2012 khi hợp tác xã này được chứng nhận VietGAP thì doanh số bán ra mới tăng lên đáng kể.
Theo ông Đào Thanh Đức, Phó Giám đốc Hợp tác xã Phước An, trong thời gian qua, Ban giám đốc hợp tác xã đã hợp đồng chặt chẽ với thành viên theo nguyên tắc “an toàn cho người tiêu dùng là trên hết’’. Do vậy, hợp tác xã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. Đến nay, qua kiểm tra nhanh chưa có lô hàng nào có dư lượng phân bón phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
Hiện các sản phẩm của hợp tác xã được phân phối tại hệ thống các siêu thị như SaigonCoop, BigC, Lotte và các công ty, trường học, bếp ăn tập thể... trên địa bàn. Trung bình mỗi ngày hợp tác xã này cung cấp cho các đơn vị từ 4 – 6 tấn rau các loại, với doanh thu từ 2,2 – 2,3 tỷ đồng/tháng. Thu nhập của các xã viên từ đó cũng ổn định, bình quân từ 50- 70 triệu người/năm.
Với thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, những mô hình sản xuất rau an toàn như hộ anh Trần Phúc Hậu hay Hợp tác xã Phúc An đã góp phần tạo nên một nguồn cung thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, nhất là thực phẩm an toàn ở thành phố là rất lớn. Trong khi đó, sản phẩm nông sản trên địa bàn ra chỉ mới đáp ứng khoảng 20 – 30% nhu cầu tiêu thụ, còn lại phải mua thêm nông sản nơi khác. Đây được xem là động lực rất lớn để các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là mặt hàng rau an toàn.
Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, diện tích gieo trồng rau an toàn liên tục tăng trong thời gian gần đây. Tính đến hết tháng 9/2018, diện tích gieo trồng rau an toàn của thành phố đạt gần 13.000ha, tăng 19% so cùng kỳ năm 2017. Sản lượng thu hoạch đạt được khoảng 357.780 tấn, tăng 19,4 % so cùng kỳ. Phần lớn sản phẩm đều được liên kết tiêu thụ với các siêu thị, cửa hàng, bếp ăn… trên địa bàn thành phố.
Tại các vùng trồng rau đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau tập trung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (thuộc huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Quy Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn). Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao cho thu nhập khá tốt. Trong đó, nhóm rau ăn lá bình quân cho thu nhập khoảng từ 1 – 1,4 tỷ đồng/ha/năm; nhóm rau ăn quả bình quân khoảng 0,6 tỷ - 0,7 tỷ đồng/ha/năm.
Đưa vào danh mục sản phẩm chủ lực
Nhằm tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất rau an toàn phát triển, đầu năm 2016, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giao đoạn 2016-2020.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm; trong đó, trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.
Nhờ định hướng trên, việc sản xuất rau trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã đi vào ổn định, nhiều hộ nông dân đã tham gia thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, số đơn vị sản xuất rau quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 1.128 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 950ha, sản lượng dự kiến đạt trên 123.000 tấn/năm.
Diện tích rau, quả được chứng nhận VietGAP tăng đã góp phần tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp. Với giá bán rau VietGAP cao hơn so với rau bình thường khoảng 13% (từ 1.000-2.000 đồng/kg), giá trị tăng thêm của sản lượng đã là trên 160 tỷ đồng.
Đáng chú ý, một số dự án chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá và ăn quả ứng dụng công nghệ cao đã đi vào sản xuất. Do vậy, diện tích trồng các loại rau ăn lá và ăn quả ứng dụng công nghệ cao của thành phố tính đến cuối năm 2017 đã là 389,8 ha, tăng 385,5% so với cùng kỳ. Đưa diện tích rau có ứng dụng công nghệ cao của thành phố lên 1.301 ha, chiếm 37% so với tổng diện tích rau thành phố; tăng 60,8% so với năm 2010.
Đồng thời, giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 1.102 tỷ đồng, chiếm tới 78% so với tổng giá trị sản xuất rau thành phố, tăng 269,8% so với năm 2010.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, để hỗ trợ sản xuất, đơn vị này đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ở các vùng rau an toàn. Cụ thể, xây dựng bản đồ số hoá các vùng sản xuất rau; các lớp cơ sở dữ liệu bổ sung một số thông tin như: vùng rau, vùng rau VietGAP, hộ sản xuất rau, điều kiện sản xuất (mẫu đất, nước), cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng… Đồng thời, xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý và cập nhật dữ liệu các vùng sản xuất rau an toàn.
Mặt khác, để hỗ trợ tiêu thụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai đề án truy xuất nguồn gốc tại 7 đơn vị sản xuất rau an toàn, với sản lượng rau quả dán tem truy xuất nguồn gốc đạt khoảng 14,3 tấn/ngày. Đồng thời, định kỳ tổ chức một số chợ phiên nông sản an toàn vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần nhằm giới thiệu, kết nối cung cầu sản phẩm an toàn cho đông đảo người dân được biết.
Với lợi thế về mặt giá trị cũng như lợi nhuận tốt, mới đây UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố sản phẩm rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố, với nhiều ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, tiêu thụ. Đây được xem là đòn bẩy thúc đẩy mặt hàng này phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp về vốn, đất đai, vấn đề đào tạo chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao và phát triển giống mới… nhằm thu hút nông dân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất rau an toàn./.
Mô hình dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Xuân Dự - TTXVN |
Với giá bán trung bình 50.000 - 60.000 đồng/kg chủ yếu tiêu thụ tại các khách sạn 5 sao, các cửa hàng thực phẩm ở những khu dân cư cao cấp, vườn rau đã mang lại doanh thu cho gia đình anh Hậu trên 1 tỷ đồng/năm. Hiện gia đình anh Hậu cũng đang mở rộng thêm 1.000 m2 đất sản xuất dưa lưới thủy canh.
Ở quy mô lớn hơn, Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất – thương mại và dịch vụ Phước An trong những năm gần đây được xem là một trong những mô hình điển hình của Thành phố Hồ Chí Minh về sản xuất rau an toàn. Được thành lập từ năm 2006, nhưng đến năm 2012 khi hợp tác xã này được chứng nhận VietGAP thì doanh số bán ra mới tăng lên đáng kể.
Theo ông Đào Thanh Đức, Phó Giám đốc Hợp tác xã Phước An, trong thời gian qua, Ban giám đốc hợp tác xã đã hợp đồng chặt chẽ với thành viên theo nguyên tắc “an toàn cho người tiêu dùng là trên hết’’. Do vậy, hợp tác xã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng và đối tác. Đến nay, qua kiểm tra nhanh chưa có lô hàng nào có dư lượng phân bón phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép.
Hiện các sản phẩm của hợp tác xã được phân phối tại hệ thống các siêu thị như SaigonCoop, BigC, Lotte và các công ty, trường học, bếp ăn tập thể... trên địa bàn. Trung bình mỗi ngày hợp tác xã này cung cấp cho các đơn vị từ 4 – 6 tấn rau các loại, với doanh thu từ 2,2 – 2,3 tỷ đồng/tháng. Thu nhập của các xã viên từ đó cũng ổn định, bình quân từ 50- 70 triệu người/năm.
Với thị trường tiêu thụ ổn định và đem lại giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây, những mô hình sản xuất rau an toàn như hộ anh Trần Phúc Hậu hay Hợp tác xã Phúc An đã góp phần tạo nên một nguồn cung thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, nhất là thực phẩm an toàn ở thành phố là rất lớn. Trong khi đó, sản phẩm nông sản trên địa bàn ra chỉ mới đáp ứng khoảng 20 – 30% nhu cầu tiêu thụ, còn lại phải mua thêm nông sản nơi khác. Đây được xem là động lực rất lớn để các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là mặt hàng rau an toàn.
Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, diện tích gieo trồng rau an toàn liên tục tăng trong thời gian gần đây. Tính đến hết tháng 9/2018, diện tích gieo trồng rau an toàn của thành phố đạt gần 13.000ha, tăng 19% so cùng kỳ năm 2017. Sản lượng thu hoạch đạt được khoảng 357.780 tấn, tăng 19,4 % so cùng kỳ. Phần lớn sản phẩm đều được liên kết tiêu thụ với các siêu thị, cửa hàng, bếp ăn… trên địa bàn thành phố.
Tại các vùng trồng rau đã hình thành được một số vùng chuyên canh rau tập trung tại các xã Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Phú Trung (thuộc huyện Củ Chi); xã Tân Quý Tây, Hưng Long, Bình Chánh, Quy Đức (huyện Bình Chánh); xã Xuân Thới Thượng, Xuân Thới Sơn, Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn). Một số mô hình ứng dụng công nghệ cao cho thu nhập khá tốt. Trong đó, nhóm rau ăn lá bình quân cho thu nhập khoảng từ 1 – 1,4 tỷ đồng/ha/năm; nhóm rau ăn quả bình quân khoảng 0,6 tỷ - 0,7 tỷ đồng/ha/năm.
Đưa vào danh mục sản phẩm chủ lực
Nhằm tạo điều kiện cho các mô hình sản xuất rau an toàn phát triển, đầu năm 2016, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giao đoạn 2016-2020.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2020 diện tích gieo trồng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn đạt 16.319 ha, giá trị sản xuất đạt trên 800 triệu đồng/ha/năm; trong đó, trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được giám sát kiểm tra, đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.
Nhờ định hướng trên, việc sản xuất rau trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đã đi vào ổn định, nhiều hộ nông dân đã tham gia thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, số đơn vị sản xuất rau quả trên địa bàn thành phố đã được chứng nhận VietGAP là 1.128 tổ chức, cá nhân với tổng diện tích 950ha, sản lượng dự kiến đạt trên 123.000 tấn/năm.
Diện tích rau, quả được chứng nhận VietGAP tăng đã góp phần tăng giá trị ngành sản xuất nông nghiệp. Với giá bán rau VietGAP cao hơn so với rau bình thường khoảng 13% (từ 1.000-2.000 đồng/kg), giá trị tăng thêm của sản lượng đã là trên 160 tỷ đồng.
Đáng chú ý, một số dự án chuyển đổi sang trồng các loại rau ăn lá và ăn quả ứng dụng công nghệ cao đã đi vào sản xuất. Do vậy, diện tích trồng các loại rau ăn lá và ăn quả ứng dụng công nghệ cao của thành phố tính đến cuối năm 2017 đã là 389,8 ha, tăng 385,5% so với cùng kỳ. Đưa diện tích rau có ứng dụng công nghệ cao của thành phố lên 1.301 ha, chiếm 37% so với tổng diện tích rau thành phố; tăng 60,8% so với năm 2010.
Đồng thời, giá trị sản xuất có ứng dụng công nghệ cao đạt 1.102 tỷ đồng, chiếm tới 78% so với tổng giá trị sản xuất rau thành phố, tăng 269,8% so với năm 2010.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh, để hỗ trợ sản xuất, đơn vị này đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ở các vùng rau an toàn. Cụ thể, xây dựng bản đồ số hoá các vùng sản xuất rau; các lớp cơ sở dữ liệu bổ sung một số thông tin như: vùng rau, vùng rau VietGAP, hộ sản xuất rau, điều kiện sản xuất (mẫu đất, nước), cửa hàng kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng… Đồng thời, xây dựng phần mềm phục vụ công tác quản lý và cập nhật dữ liệu các vùng sản xuất rau an toàn.
Mặt khác, để hỗ trợ tiêu thụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai đề án truy xuất nguồn gốc tại 7 đơn vị sản xuất rau an toàn, với sản lượng rau quả dán tem truy xuất nguồn gốc đạt khoảng 14,3 tấn/ngày. Đồng thời, định kỳ tổ chức một số chợ phiên nông sản an toàn vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần nhằm giới thiệu, kết nối cung cầu sản phẩm an toàn cho đông đảo người dân được biết.
Với lợi thế về mặt giá trị cũng như lợi nhuận tốt, mới đây UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố sản phẩm rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố, với nhiều ưu tiên, ưu đãi trong sản xuất, tiêu thụ. Đây được xem là đòn bẩy thúc đẩy mặt hàng này phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp về vốn, đất đai, vấn đề đào tạo chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao và phát triển giống mới… nhằm thu hút nông dân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất rau an toàn./.
H.Chung
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN