Huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được thiên nhiên ban tặng cho nhiều vùng chè Shan tuyết cổ thụ như: Mồ Sì San, Hoang Thèn, Sì Lở Lầu… Người dân nơi đây đã biến món quà quý này thành sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Sáng 20/9, Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trường cao đẳng kinh tế đối ngoại tổ chức Hội thảo Phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm)– sản phẩm chủ lực của tỉnh Hậu Giang.
UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Kế hoạch số 507/KH-UBND “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận gạo An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gạo An Giang” là sản phẩm chủ lực của tỉnh.
Tỉnh Cà Mau đang chú trọng khai thác, phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương. Hiện, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đang xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ cho 5 sản phẩm: cá bớp Hòn Chuối, lúa sạch Thới Bình, mực Sông Đốc, cá thòi lòi Đất Mũi và chuối xiêm sinh thái Cà Mau.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa chọn và ban hành danh mục sản phẩm chủ lực giai đoạn 2019 - 2020 để hỗ trợ phát triển. Theo đó, có 16 sản phẩm được hỗ trợ trong giai đoạn này gồm: Bưởi thanh trà (Thanh trà Huế); lúa, gạo chất lượng cao; rau má tươi, trà rau má; sen Huế; bò, thịt bò; tinh dầu tràm, tinh dầu sả và các loại tinh dầu từ dược liệu; áo dài Huế; vải zèng; mây tre, mộc mỹ nghệ; đúc đồng; cá vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; tôm (tôm thẻ chân trắng, tôm sú); tôm chua và nước mắm, ruốc, mắm các loại.
Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp, những năm qua, Hà Giang đã triển khai có hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại gắn với xây dựng thương hiệu và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều sản phẩm của Hà Giang đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý và được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”.
Trong những năm gần đây, với nhu cầu tiêu thụ lớn, sản xuất rau an toàn đang là mảnh đất “màu mỡ” để các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp ưu tiên đầu tư ở Thành phố Hồ Chí Minh. Do vậy, việc UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố rau là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực được nhận định sẽ thúc đẩy ngành hàng này phát triển hơn nữa trong thời gian tới, nhất là các dự án sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn.
Ngành dịch vụ giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng cả nước nói chung cũng như của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng; trong đó, ngành thương nghiệp bán buôn và bán lẻ là ngành có mức đóng góp lớn nhất của ngành dịch vụ.