Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng danh mục sản phẩm Thương mại – Dịch vụ chủ lực của thành phố” do Sở Công Thương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03/8.
Hướng đến bán lẻ văn minh hiện đại
Theo báo cáo của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, ngành thương nghiệp bán lẻ có vai trò vị trí vô cùng quan trọng (chiếm khoảng 7,3%). Đặc biệt, ngành bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển theo hướng văn minh hiện đại và hòa vào xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia đang phát triển trong khu vực, cũng như thế giới.
Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất nhiều tiềm năng vì kênh phân phối bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn.
Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng sẽ tăng lên trên 300 và cửa hàng tiện ích lên đến hàng nghìn hay hàng chục nghìn...
Để khai thác hiệu quả thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam, đại diện Liên hiệp Hợp hiệp tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, một sản phẩm chủ lực của thành phố, đó là “ngành bán lẻ hiện đại”. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng của người dân thành phố trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, tiêu chí bình chọn doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực phát triển tốt nhất phải đảm bảo mạng lưới của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ 4.0, thương mại điện tử; đa dạng hóa mô hình kinh doanh; lượng khách hàng đến mua sắm trong năm…
Mặt khác, trong bối cảnh các cam kết hiệp định thương mại tự do (FTA) thúc đẩy mở cửa thị trường, các biện pháp bảo hộ trực diện ngành bán lẻ nội địa trước các nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hẹp đáng kể, cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung vào các khía cạnh liên quan tới quy định pháp luật về mở cửa thị trường, cam kết đầu tư và hỗ trợ trực tiếp cho ngành bán lẻ nội địa.
Đồng thời, chú trọng các chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến các chi phí về mặt bằng, về tiếp cận nguồn vốn giá hợp lý, các vấn đề về thuế, phí... sẽ tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, bồi thường giải phóng mặt. Qua đó, hỗ trợ nâng cao năng lực của các nhà bán lẻ nội địa trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng đối với khu vực Asean. Thế nhưng, hiện chưa có trung tâm thương mại tự do phục vụ cho Việt Nam và các nước Asean. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã rất căng thẳng. Do vậy, những trung tâm thương mại tại Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc sẽ có hướng dịch chuyển sang khu vực lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh đang rất có lợi thế để thu hút dòng chảy đầu tư này.
Ngoài ra, thành phố cần tính đến tăng cường sản phẩm du lịch kết hợp đẩy mạnh đầu tư thanh toán điện tử để tăng giá trị gia tăng của hoạt động du lịch tại thành phố.
Theo ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (Satra), lựa chọn ngành bán lẻ hiện đại là sản phẩm chủ lực là hết sức cần thiết; trong đó, nên tập trung mạnh vào phát triển chuỗi cung ứng hậu cần cho bán lẻ. Vì đây là 1 trong 6 ngành thu hút lớn nhất vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo sự khác biệt trong hoạt động giao thương của Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là ngành rất cần sự định hướng phát triển của thành phố. Tiêu chí để đánh giá là điều kiện kho bãi đủ lớn để xây dựng trung tâm bán hàng, tiếp theo sau đó là kho lạnh, chợ đầu mối tập trung có sàn giao dịch hàng hoá và trung tâm điều hành điều phối hàng hoá…
Cần dịch vụ thương mại logistic
Ở góc độ đơn vị dịch vụ thương mại logistic, bà Phạm Thị Thuý Vân, Phó giám đốc Maketing Công ty Cồ phần Tân Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, hàng hoá chiếm 92% hàng hoá vào thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống cảng do Tân Cảng quản lý. Thống kê hàng năm cho thấy, tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá bình quân tại cảng do Tân Cảng quản lý 10% - 12%. Cảng Cát Lái được đối tác nước ngoài lựa chọn đưa hàng về Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện quỹ đất thành phố đang ngày càng khan hiếm cũng đang gây quá tải cho hệ thống cảng hiện tại. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch dịch chuyển đầu tư cảng về phía Nam, nhưng khách hàng không lựa chọn vì không có dịch vụ logistic hỗ trợ đi kèm đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Nếu Thành phố Hồ Chí Minh không xây dựng sớm thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Bởi các tỉnh Long An và Bình Dương đang đầu tư mạnh xây dựng cảng quốc tế và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất nguồn thu này.
Ngoài ra, để có thể phát triển hệ thống cảng, kho bãi cần thiết phải sử dụng quỹ đất của thành phố, còn nếu phải sử dụng quỹ đất của tư nhân thì sẽ không có nhà đầu tư nào có thể tham gia đầu tư vì trong những năm gần đây giá đất của Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng rất cao.
Cùng quan điểm, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu phân nhóm và xây dựng tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP) có ý nghĩa quan trọng đặc biệt nhằm góp phần phân nhóm dịch vụ. Đặc biệt, trong phân nhóm doanh nghiệp theo vị trí trên thị trường như doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp thách thức thị trường, doanh nghiệp theo sau, doanh nghiệp nép góc.
Điều này sẽ giúp cho chính các LSP có căn cứ xác định vị trí của mình trên thị trường, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết kiệm nguồn lực và hợp tác trong ngành để chia sẻ thị trường. Song song đó, bảng xếp hạng cũng giúp cho các chủ hàng có một cách nhìn tổng thể và bao quát thị trường và ra quyết định lựa chọn LSP phù hợp cho mục tiêu của doanh nghiệp.
Việc phân nhóm và xếp hạng LSP giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ rõ ràng để ra các quyết định và chính sách nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn ngành theo đúng hướng, đúng đối tượng và nhóm ngành.
Hiện đang có 3.000 doanh nghiệp có khả năng cung ứng toàn bộ dịch vụ logistic và hàng trăm ngàn doanh nghiệp cung ứng một phần dịch vụ logicstic.
Còn với lĩnh vực bán lẻ, theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 1/3 siêu thị, trung tâm thương mại tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có 194 siêu thị, 100 trung tâm thương mại và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi. Với công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, hoạt động mua bán trực tuyến dự báo sẽ bùng nổ mạnh phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đánh giá cao các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, doanh nghiệp, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, khu vực thương mại - dịch vụ hiện đóng góp 63,2% GRDP của thành phố, là khu vực phát triển năng động và cao nhất trong các khu vực kinh tế. Tăng trưởng bình quân đạt 8,15%/năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân của cả nền kinh tế thành phố. Việc xác định ngành, sản phẩm chủ lực sẽ tạo cơ sở để thành phố có định hướng đầu tư phù hợp hơn.
Do vậy, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, chuyên gia về phân nhóm tiêu chí, đồng thời tái đầu tư hạ tầng, tạo động lực cho các ngành nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng phát triển, Sở Công Thương sẽ ghi nhận và có những đề xuất giải pháp cải thiện trong thời gian tới./.
Đông đảo người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống siêu thị Saigon Co.op. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Hướng đến bán lẻ văn minh hiện đại
Theo báo cáo của Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, ngành thương nghiệp bán lẻ có vai trò vị trí vô cùng quan trọng (chiếm khoảng 7,3%). Đặc biệt, ngành bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phát triển theo hướng văn minh hiện đại và hòa vào xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia đang phát triển trong khu vực, cũng như thế giới.
Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá vẫn còn rất nhiều tiềm năng vì kênh phân phối bán lẻ hiện đại mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ và phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn.
Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, số trung tâm thương mại cũng sẽ tăng lên trên 300 và cửa hàng tiện ích lên đến hàng nghìn hay hàng chục nghìn...
Để khai thác hiệu quả thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam, đại diện Liên hiệp Hợp hiệp tác Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, một sản phẩm chủ lực của thành phố, đó là “ngành bán lẻ hiện đại”. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng của người dân thành phố trong hiện tại và tương lai.
Tuy nhiên, tiêu chí bình chọn doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực phát triển tốt nhất phải đảm bảo mạng lưới của hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại. Dịch vụ tiện ích cho người tiêu dùng, ứng dụng công nghệ 4.0, thương mại điện tử; đa dạng hóa mô hình kinh doanh; lượng khách hàng đến mua sắm trong năm…
Mặt khác, trong bối cảnh các cam kết hiệp định thương mại tự do (FTA) thúc đẩy mở cửa thị trường, các biện pháp bảo hộ trực diện ngành bán lẻ nội địa trước các nhà đầu tư nước ngoài đang bị thu hẹp đáng kể, cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung vào các khía cạnh liên quan tới quy định pháp luật về mở cửa thị trường, cam kết đầu tư và hỗ trợ trực tiếp cho ngành bán lẻ nội địa.
Đồng thời, chú trọng các chính sách hỗ trợ tài chính liên quan đến các chi phí về mặt bằng, về tiếp cận nguồn vốn giá hợp lý, các vấn đề về thuế, phí... sẽ tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, bồi thường giải phóng mặt. Qua đó, hỗ trợ nâng cao năng lực của các nhà bán lẻ nội địa trong cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài.
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng đối với khu vực Asean. Thế nhưng, hiện chưa có trung tâm thương mại tự do phục vụ cho Việt Nam và các nước Asean. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đã rất căng thẳng. Do vậy, những trung tâm thương mại tại Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc sẽ có hướng dịch chuyển sang khu vực lân cận và Thành phố Hồ Chí Minh đang rất có lợi thế để thu hút dòng chảy đầu tư này.
Ngoài ra, thành phố cần tính đến tăng cường sản phẩm du lịch kết hợp đẩy mạnh đầu tư thanh toán điện tử để tăng giá trị gia tăng của hoạt động du lịch tại thành phố.
Theo ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH MTV (Satra), lựa chọn ngành bán lẻ hiện đại là sản phẩm chủ lực là hết sức cần thiết; trong đó, nên tập trung mạnh vào phát triển chuỗi cung ứng hậu cần cho bán lẻ. Vì đây là 1 trong 6 ngành thu hút lớn nhất vốn đầu tư nước ngoài, góp phần tạo sự khác biệt trong hoạt động giao thương của Thành phố Hồ Chí Minh và cũng là ngành rất cần sự định hướng phát triển của thành phố. Tiêu chí để đánh giá là điều kiện kho bãi đủ lớn để xây dựng trung tâm bán hàng, tiếp theo sau đó là kho lạnh, chợ đầu mối tập trung có sàn giao dịch hàng hoá và trung tâm điều hành điều phối hàng hoá…
Cần dịch vụ thương mại logistic
Ở góc độ đơn vị dịch vụ thương mại logistic, bà Phạm Thị Thuý Vân, Phó giám đốc Maketing Công ty Cồ phần Tân Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, hàng hoá chiếm 92% hàng hoá vào thị trường Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hệ thống cảng do Tân Cảng quản lý. Thống kê hàng năm cho thấy, tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng hoá bình quân tại cảng do Tân Cảng quản lý 10% - 12%. Cảng Cát Lái được đối tác nước ngoài lựa chọn đưa hàng về Việt Nam.
Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Tân Cảng Sài Gòn. Ảnh: Thế Anh-TTXVN |
Tuy nhiên, hiện quỹ đất thành phố đang ngày càng khan hiếm cũng đang gây quá tải cho hệ thống cảng hiện tại. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có quy hoạch dịch chuyển đầu tư cảng về phía Nam, nhưng khách hàng không lựa chọn vì không có dịch vụ logistic hỗ trợ đi kèm đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Nếu Thành phố Hồ Chí Minh không xây dựng sớm thì sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Bởi các tỉnh Long An và Bình Dương đang đầu tư mạnh xây dựng cảng quốc tế và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất nguồn thu này.
Ngoài ra, để có thể phát triển hệ thống cảng, kho bãi cần thiết phải sử dụng quỹ đất của thành phố, còn nếu phải sử dụng quỹ đất của tư nhân thì sẽ không có nhà đầu tư nào có thể tham gia đầu tư vì trong những năm gần đây giá đất của Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng rất cao.
Cùng quan điểm, PGS. TS. Hồ Thị Thu Hòa, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam cho rằng, việc nghiên cứu phân nhóm và xây dựng tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (LSP) có ý nghĩa quan trọng đặc biệt nhằm góp phần phân nhóm dịch vụ. Đặc biệt, trong phân nhóm doanh nghiệp theo vị trí trên thị trường như doanh nghiệp dẫn đầu thị trường, doanh nghiệp thách thức thị trường, doanh nghiệp theo sau, doanh nghiệp nép góc.
Điều này sẽ giúp cho chính các LSP có căn cứ xác định vị trí của mình trên thị trường, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết kiệm nguồn lực và hợp tác trong ngành để chia sẻ thị trường. Song song đó, bảng xếp hạng cũng giúp cho các chủ hàng có một cách nhìn tổng thể và bao quát thị trường và ra quyết định lựa chọn LSP phù hợp cho mục tiêu của doanh nghiệp.
Việc phân nhóm và xếp hạng LSP giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ rõ ràng để ra các quyết định và chính sách nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn ngành theo đúng hướng, đúng đối tượng và nhóm ngành.
Hiện đang có 3.000 doanh nghiệp có khả năng cung ứng toàn bộ dịch vụ logistic và hàng trăm ngàn doanh nghiệp cung ứng một phần dịch vụ logicstic.
Còn với lĩnh vực bán lẻ, theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 1/3 siêu thị, trung tâm thương mại tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có 194 siêu thị, 100 trung tâm thương mại và hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi. Với công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, hoạt động mua bán trực tuyến dự báo sẽ bùng nổ mạnh phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đánh giá cao các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, doanh nghiệp, ông Nguyễn Phương Đông, Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, khu vực thương mại - dịch vụ hiện đóng góp 63,2% GRDP của thành phố, là khu vực phát triển năng động và cao nhất trong các khu vực kinh tế. Tăng trưởng bình quân đạt 8,15%/năm, tương đương mức tăng trưởng bình quân của cả nền kinh tế thành phố. Việc xác định ngành, sản phẩm chủ lực sẽ tạo cơ sở để thành phố có định hướng đầu tư phù hợp hơn.
Do vậy, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, chuyên gia về phân nhóm tiêu chí, đồng thời tái đầu tư hạ tầng, tạo động lực cho các ngành nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng phát triển, Sở Công Thương sẽ ghi nhận và có những đề xuất giải pháp cải thiện trong thời gian tới./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN