Đắk Lắk: Thu hồi hơn 600 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm

Ngày 10/1, UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung.

potal-dak-lak-thu-hoi-hon-600-ha-dat-lam-nghiep-bi-lan-chiem-tai-huyen-ea-sup-7800787.jpg
Tháo dỡ công trình lấn chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Ea Bung, huyện Ea Súp. Ảnh: TTXVN phát

Theo báo cáo, tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung có tổng diện tích 1.877,37 ha, cách vành đai biên giới khoảng 16 km. Đây là khu vực “vùng đệm” có vị trí quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, quân sự, bảo vệ an ninh, trật tự trên tuyến biên giới.

Tháng 12/2012, UBND tỉnh Đắk Lắk cho Công ty Cổ phần địa ốc Thái Bình Phát (Công ty Thái Bình Phát) thuê 714,37 ha đất tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung để thực hiện Dự án đầu tư cải tạo rừng, khoanh nuôi quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do thực hiện dự án không hiệu quả và doanh nghiệp để xảy ra vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, quản lý, bảo vệ rừng và bị lấn chiếm trái pháp luật, tháng 2/2017, UBND tỉnh quyết định thu hồi, giao toàn bộ diện tích dự án của Công ty Thái Bình Phát về UBND huyện Ea Súp quản lý.

Ông Đỗ Xuân Dũng, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, sau khi hoàn thành đo đạc ngoài thực địa, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, rà soát đầy đủ tính pháp lý của các quyết định xử phạt thì đã đủ điều kiện để tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất…

Năm 2024, UBND huyện đã chỉ đạo tập trung, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, kiên trì thực hiện bằng nhiều biện pháp, giải pháp để thu hồi toàn bộ diện tích đất bị lấn chiếm. Đặc biệt, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động kết hợp biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an; kịp thời chăm lo đời sống của người dân; tạo điều kiện giải quyết thủ tục hành chính về hộ tịch, hộ khẩu, đất đai, giải quyết nhu cầu chính đáng của từng đối tượng… để người dân tin tưởng, đồng thuận với chính quyền và tự nguyện trả lại đất mà không phải tổ chức cưỡng chế.

Theo đó, từ ngày 19/6/2024 đến ngày 11/10/2024, UBND huyện Ea Súp đã vận động 129 hộ lấn chiếm tự nguyện trả lại đất.

Bí thư Huyện ủy Ea Súp Bùi Hồng Quý nhận định, việc thu hồi hơn 600 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung là phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị với những giải pháp vừa mềm dẻo vừa cứng rắn đã hoàn thành công tác thu hồi đất mà không phải tổ chức cưỡng chế. Đây cũng là cơ sở, kinh nghiệm để chính quyền địa phương tiếp tục công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

potal-dak-lak-thu-hoi-hon-600-ha-dat-lam-nghiep-bi-lan-chiem-tai-huyen-ea-sup-7800789.jpg
UBND huyện Ea Súp thu hồi hơn 622 đất lâm nghiệm bị lấn chiếm tại các tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung mà không phải tổ chức cưỡng chế. Ảnh: TTXVN phát

Ông Lưu Minh Đức, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho rằng, tại tỉnh nói chung và huyện Ea Súp nói riêng, tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp. Do đó, việc tổ chức thu hồi hơn 600 ha đất lâm nghiệp mà không phải cưỡng chế như huyện Ea Súp là chưa có tiền lệ trên địa bàn tỉnh.

Những kết quả tích cực của UBND huyện Ea Súp đạt được vừa qua trong thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm sẽ là bài học kinh nghiệm quan trọng để các địa phương vận dụng, thực hiện hiệu quả trong thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và lĩnh vực quản lý đất đai thời gian tới.

Tại hội nghị, ông Đỗ Xuân Dũng, Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cũng chỉ đạo UBND xã Ea Bung tăng cường quản lý chặt chẽ quỹ đất đã thu hồi, không để tình trạng tái lấn, chiếm; bổ sung vào phương án, kế hoạch sử dụng đất của xã. Công an huyện tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng trong các hộ dân đã đồng thuận và tự nguyện trả lại đất, ngăn ngừa trường hợp bị các thế lực thù địch, đối tượng xấu lôi kéo, kích động quay lại gây rối, đòi lại đất.

UBND huyện Ea Súp cũng kiến nghị, UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét, ưu tiên tăng cường nguồn lực bố trí đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, bảo tồn, phát huy văn hóa, ngành nghề truyền thống, du lịch văn hóa cộng đồng… cho đồng bào 5 buôn ở thị trấn Ea Súp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập tại chỗ cho người dân, hạn chế tình trạng du canh, du cư xâm chiếm đất đai. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm kêu gọi nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện dự án tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung để nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo vệ đất lâm nghiệp.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Khẩn trương khắc phục ách tắc trên Quốc lộ 15D đoạn qua Quảng Trị

Tối 10/1, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị đang phối hợp các lực lượng chức năng liên quan triển khai giải pháp khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên Quốc lộ 15D lên Cửa khẩu quốc tế La Lay nhằm giải phóng hàng trăm phương tiện đang bị mắc kẹt tại đây.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số tại Thái Nguyên

Ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Chương trình "Tết ấm tình thân - Xuân thêm hạnh phúc và Ngày hội Văn hóa thể thao thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên, tín đồ tôn giáo năm 2025" tại xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai).

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Xét tuyển lớp 6: Giao các Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ tiêu chí xét tuyển minh bạch, công bằng

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2024 quy định Quy chế tuyển sinh Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông, áp dụng từ năm 2025 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều phụ huynh, nhà trường tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ băn khoăn, lo lắng về quy định tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển.

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Lạng Sơn kiểm dịch chặt chẽ, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập ngay tại cửa khẩu

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn là Cửa khẩu đường bộ có lưu lượng lớn người và hàng hóa lưu thông, ra vào khu vực thực hiện hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu mỗi ngày. Vì vậy, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Lực lượng kiểm dịch y tế tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chủ động triển khai biện pháp phòng ngừa các loại dịch bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ hành khách xuất nhập cảnh cũng như hàng hóa và phương tiện lưu thông qua đây.

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Ngày 10/1, lực lượng chức năng thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra đám cháy rừng, tuy nhiên, do trời hanh khô kèm gió lớn nên gây khó khăn cho việc khống chế đám cháy. Các lực lượng chức năng tích cực phối hợp để dập tắt đám cháy.

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" tại Bình Phước

Chương trình "Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản" năm 2025 được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Nông dân thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Ủy ban nhân dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tổ chức tại xã Bù Gia Mập, nhằm chăm lo cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trong dịp Tết, mang lại cái Tết đầy đủ và ấm áp.

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho thiếu nhi xã Chiềng Ngàm (Sơn La)

Ngày 9/1, tại Trường Tiểu học Chiềng Ngàm, xã Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Hội đồng đội tỉnh Sơn La phối hợp với một số đơn vị, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, một trận động đất có độ lớn 4.2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.