Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì công cuộc xây dựng nông thôn mới phải vừa kế thừa thành quả đã đạt được vừa tháo gỡ khó khăn hiện tại, có giải pháp đột phá trong tương lai, từ đó góp phần đưa buôn làng Tây Nguyên tiến bước cùng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhiều điểm nghẽn

Thực tế cho thấy, quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới dù đem lại những thành tựu nổi bật nhưng cũng gặp phải nhiều khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách và đặc thù khu vực.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hoài Dương, tỉnh Đắk Lắk có điểm xuất phát thấp; điều kiện kinh tế - xã hội của nhiều vùng khó khăn. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới từ Trung ương giai đoạn 2021- 2025 giảm bằng 2/3 so với giai đoạn trước.

potal-dak-lak-phan-dau-luy-ke-86-xa-dat-chuan-nong-thon-moi-trong-nam-2023-7040020.jpg
Lễ công bố xã Ea Na, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Phải thẳng thắn thừa nhận, những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới đa phần có đều có nền tảng tốt hơn. Đối với những xã đang xây dựng nông mới sau này là những địa phương gặp nhiều khó khăn hơn. Do đó, năm 2024, lũy kế toàn tỉnh có 81/149 xã đạt chuẩn nông thôn mới và không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm (có 85 xã đạt chuẩn nông thôn mới); quá trình xây dựng nông thôn mới vừa qua cũng gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách và chậm được tháo gỡ. Do đó, chặng đường xây dựng nông thôn mới của tỉnh trong thời gian tới còn gian nan, đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của cả hệ thống chính trị.

Tính đến cuối tháng 11/2024, Kon Tum là một trong hai tỉnh của cả nước chưa có đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; cũng là tỉnh có huyện trắng xã nông thôn mới là huyện Tu Mơ Rông. Điều này cho thấy, công cuộc xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn, thách thức khi giai đoạn 2021 – 2025 đã sắp kết thúc.

potal-niem-vui-ngay-xuan-cua-nguoi-xe-dang-o-kon-tum-7219504.jpg
Chị em Y Đinh ở thôn Tân Ba, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, chăm sóc số cây sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng. Ảnh: Cao Nguyên-TTXVN

Theo UBND tỉnh Kon Tum, mặc dù thời gian thực hiện chương trình đã bước sang năm thứ tư của giai đoạn 2021 - 2025, tuy nhiên đến nay một số cơ chế, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương vẫn chưa kịp thời và thiếu đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Hầu hết các xã còn lại của tỉnh chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới là những xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập thấp. Trong khi đối với xã thuộc khu vực III, khu vực II sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới thì sẽ là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách an sinh xã hội gây khó khăn cho các địa phương, phần nào ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong việc phấn đấu xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, một số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí cũ nên hiện không giữ vững và duy trì được các tiêu chí. Các địa phương chưa có các giải pháp thiết thực để huy động, tăng cường nguồn lực đầu tư. Một số địa phương, nhất là cấp xã chưa thật sự vào cuộc một cách quyết liệt, chỉ đạo còn chung chung, chưa phát huy sức mạnh của tập thể, hệ thống chính trị để vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới; đặc biệt có tâm lý chưa muốn xã đạt chuẩn nông thôn mới vì lo sợ ảnh hưởng đến chế độ hỗ trợ của Nhà nước.

Hướng đến giai đoạn mới

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Để khắc phục những khó khăn, tiếp tục phát huy hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới phải kiên định, kiên trì lan tỏa mô hình hay, các làm tốt, đồng thời tập trung vào nhiều giải pháp.

Trước hết, cả hệ thống chính trị cần ý thức cao về vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng nông thôn mới và cụ thể hóa bằng những chương trình, kế hoạch để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của hằng năm và cả giai đoạn; cần phát huy vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành của tỉnh là những đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình nông thôn mới; tuyên truyền và phát huy vai trò chủ thể của người dân vùng nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, với vai trò vừa tham gia trực tiếp vừa là đối tượng thụ hưởng.

potal-nong-thon-moi-dak-nong-xay-dung-nong-thon-moi-no-luc-nang-cao-thu-nhap-nguoi-dan-4165589.jpg
Trung tâm xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, một trong những xã đi đầu cả tỉnh Đắk Nông về xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN

Đầu tư kết cấu hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Do đó, các địa phương phải lựa chọn xây dựng các công trình phù hợp, mang tính lan tỏa, ngoài vốn Nhà nước phải huy động sức dân, doanh nghiệp… để góp phần có thêm nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng vùng nông thôn.

Phát triển kinh tế nông thôn là vấn đề cốt lõi để xây dựng nông thôn mới bền vững. Do đó, các địa phương cần tập trung tái cơ cấu nông nghiệp của vùng theo hướng chuyên canh, tập trung những sản phẩm chủ lực, có thế mạnh của địa phương theo chuỗi giá trị. Đặc biệt, phát triển mạnh mẽ các hợp tác xã để gắn kết người nông dân, tạo ra sản phẩm chất lượng và liên kết hợp tác với các doanh nghiệp. Từ đó có những sản phẩm chất lượng, thị trường tiêu thụ ổn định, tạo nền tảng phát triển nông nghiệp địa phương bền vững và hiệu quả, ông Nguyễn Hoài Dương nhận định.

Theo UBND tỉnh Kon Tum, để tháo gỡ các điểm nghẽn của hiện tại và tạo thuận lợi trong giai đoạn mới, tỉnh cũng đưa ra một số giải pháp như: tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa cơ quan chủ trì chương trình và các địa phương trong quá trình tổ chứcthực hiện; kịp thời có giải pháp xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Các địa phương đã được công nhận đạt chuẩn phải đảm bảo duy trì tiêu chí và hoàn thành các chỉ tiêu về xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới…

Tỉnh kiến nghị Chính phủ có cơ chế linh động trong việc quy định ngân sách địa phương đối ứng thực hiện chương trình, nên quy định tỷ lệ đối ứng tối thiểu 10% bằng với tỷ lệ đối ứng của hai chương trình mục tiêu quốc gia còn lại; có cơ chế đặc thù hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn; đối với các mô hình thí điểm thuộc các chương trình chuyên đề cần bố trí kinh phí riêng cho từng mô hình…

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, để thuận lợi trong quá trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của ba chương trình mục tiêu quốc gia cũng như huy động vốn đóng góp của người dân, doanh nghiệp, cần quy định chung một cơ chế quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tránh mỗi chương trình một cơ chế, quy định riêng như hiện nay.

Tỉnh Đắk Nông cũng kiến nghị các bộ, ngành liên quan sớm rà soát sửa đổi, hoàn thiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo hướng tăng cường phân quyền, phân cấp đối với các tiêu chí mang tính đặc thù của địa phương; tích hợp, lượng hóa các tiêu chí để thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt, sớm tháo gỡ, hướng dẫn tỉnh các nội dung vướng mắc liên quan tới việc xây dựng, cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu vực quy hoạch mỏ bô xít. Tình trạng chồng lấn hiện nay đang khiến các dự án này không thể triển khai dù được thực hiện trên mặt bằng hiện hữu và gắn trực tiếp với khu dân cư. Đây đều là các dự án quy mô nhỏ, thuộc diện thiết yếu, như đường giao thông, nhà văn hóa, trường học… và có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện đời sống người dân cũng như thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Có thể nói, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành phong trào thi đua sôi nổi của toàn Đảng, toàn dân, làm thay đổi đáng kể diện mạo cũng như nâng cao đời sống nhân dân ở khắp các buôn làng Tây Nguyên.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình cũng bộc lộ nhiều khó khăn trở thành những điểm nghẽn và chưa được khơi thông. Trước khi kết thúc giai đoạn 2021-2025, các bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình nhằm có sự điều chỉnh về cơ chế, chính sách, đồng thời đề ra giải pháp đột phá, phù hợp với thực tiễn để nâng cao hiệu quả đầu tư của giai đoạn tiếp theo.

Hơn lúc nào hết, Tây Nguyên đang cần được khơi thông các điểm nghẽn để tạo sức bật mới cho toàn vùng trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tạo bước chuyển mình mạnh mẽ để Tây Nguyên cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhóm PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa.

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Với chủ đề “Quân dân Kiên Giang mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025”, các hoạt động “Tết Quân - Dân” của tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch, với tổng kinh phí thực hiện hơn 12 tỷ đồng.

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Đối thoại chính sách xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam

Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Diện mạo mới nơi vùng cao Nậm Pì

Từng là một xã khó khăn nhất của huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), ngày nay, Nậm Pì đã có nhiều khởi sắc. Đồng bào các dân tộc đã có cuộc sống ổn định hơn, biết làm kinh tế; nhiều hủ tục lạc hậu đang dần bị loại bỏ.

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Xuất hiện thêm hố sụt gần "hố tử thần" tại Bắc Kạn

Trưa 11/4, Bí thư Chi bộ thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) Lý Đức Hoàng cho biết, cách hố sụt lớn tại Km80+050 Quốc lộ 3B khoảng 50m vừa xuất hiện thêm một hố sụt nữa. Hố sụt này ở ruộng, có hình tròn, đường kính khoảng 2m, sâu 6m.

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Đồng bào Khmer góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển

Kiên Giang là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 13% với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Đồng bào Khmer đã nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp phần đưa Kiên Giang ngày càng phát triển.

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường từ 12/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nhiều hình thái thời tiết xuất hiện trong những ngày tới tại các khu vực. Tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng không khí lạnh sẽ gây lạnh, rét kèm theo mưa dông ở khu vực này. Trong khi đó, khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng có khả năng kéo dài trong những ngày tới.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 11/4/2025: Không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Bản tin Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát đi ngày 11/4 dự báo: Trên đất liền, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ kể từ ngày 12/4.

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Cà Mau phát huy tinh thần “có gì góp nấy” trong đảng viên

Để đạt mục tiêu đến cuối tháng 6/2025 hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh, chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân dẫn đầu đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại địa bàn huyện Phú Tân.

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Cầu nối quan trọng của báo chí tiếng Khmer

Chiều 10/4, Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Cần Thơ Phạm Văn Hiểu làm trưởng đoàn đã thăm và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến viên chức Phòng báo Khmer, Báo Cần Thơ.

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Phước thực hiện yêu cầu “3 không” trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Bình Phước đang phấn đấu đến ngày 30/6/2025 hoàn thành xây dựng, sửa chữa 797 căn nhà cho người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo, cận nghèo. Do đó, các địa phương ưu tiên hỗ trợ sớm cho những hộ có đủ điều kiện, không vướng các thủ tục về pháp lý, nhất là vấn đề đất đai để triển khai xây dựng nhà theo phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”. Trước mắt, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh sẽ phân bổ kinh phí hỗ trợ các hộ có đất xây nhà.

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Ứng phó hạn mặn, hạn chế ảnh hưởng đời sống người dân

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu, trong đó xâm nhập mặn là một trong rất nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên. Tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn biến khó lường, đòi hỏi cần phải tiếp tục có những giải pháp ứng phó hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân tại các địa phương khu vực nêu trên.

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Gia Lai xây mới, sửa chữa hơn 5.000 căn nhà

Tính đến ngày 6/4, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây mới, sửa chữa 5.043 căn nhà, đạt 59,43% so với tổng số 8.485 căn theo kế hoạch; trong đó, 1.556 căn đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.