Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với thực tế khi xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm năm 2025 với mục tiêu phấn đấu 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 91 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới.

potal-gia-lai-chat-vat-giai-ngan-von-dau-tu-cong-7373431.jpg
Một tuyến đường ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đang dần hoàn thiện. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Ngoài ra, tỉnh cũng phấn đấu đưa huyện Phú Thiện và Ia Grai đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới lên 5 địa phương. Giai đoạn 2026-2030, Gia Lai định hướng 148 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt trên 82%, 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn.

Các giải pháp cụ thể được tỉnh Gia Lai đưa ra là tập trung vào việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo khả thi và hiệu quả trong quá trình thực hiện, tăng cường phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các sở, ban, ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án. Ngoài ra, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực hiện chương trình một cách bài bản, khoa học và hiệu quả.

potal-du-an-tuyen-duong-binh-yen-tai-gia-lai-lan-toa-nhung-viec-lam-tu-te-7385976.jpg
Các tình nguyện viên tham gia Dự án "Tuyến đường bình yên" sửa chữa tuyến đường tại tỉnh Gia Lai. Ảnh: TTXVN phát

Ngoài ra, giải ngân 100% vốn Chương trình mục tiêu quốc gia theo kế hoạch được giao và lồng ghép, bố trí, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ thực hiện các bộ tiêu chí nông thôn mới; nâng cao quyết tâm chính trị tại các địa phương, nhất là các huyện, xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, hình thành chuỗi liên kết sản xuất chủ lực giúp nâng cao thu nhập cho người dân để giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Tỉnh Gia Lai đặt mục tiêu có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 57 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các địa phương này vẫn chưa hoàn thành các tiêu chí theo yêu cầu đã đề ra.

potal-clb-cong-chieng-buon-ama-djong-gia-lai-to-chuc-le-cung-don-nhan-mot-bo-chieng-moi-7547145.jpg
Các thành viên CLB Cồng chiêng buôn Ama Djơng, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) làm lễ cúng chiêng mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, tính đến tháng 11/2024, tỉnh có 94/180 xã đạt chuẩn nông thôn mới, với tiêu chí bình quân đạt 15,11 tiêu chí/xã. Về số thôn, làng đã có 160 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có 129 làng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng chú ý, Gia Lai chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu có 7 huyện đạt chuẩn nhưng đến nay mới chỉ có 3 đơn vị là thành phố Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Để đạt được mục tiêu này, năm 2024, tỉnh Gia Lai đã tập trung nguồn lực ưu tiên cho 12 xã với nguồn lực huy động ước tính gần 1.800 tỷ đồng, bao gồm gần 400 tỷ đồng ngân sách Trung ương và hơn 188 tỷ đồng ngân sách địa phương. Con số này thể hiện nỗ lực lớn từ chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận của người dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

potal-phat-huy-hieu-qua-cac-cong-trinh-nuoc-sach-o-vung-sau-gia-lai-7563028.jpg
Nước sạch đã về tới từng hộ dân khu vực xã Đông và xã Nghĩa An, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Mặc dù vậy, tỉnh Gia Lai vẫn đối mặt với nhiều thách thức do xuất phát điểm thấp, địa hình phức tạp, dân cư phân tán và nguồn lực đầu tư còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Thêm vào đó, những năm qua, ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm suy giảm thu nhập của người dân và tác động đến khả năng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Các dự án về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh triển khai còn chậm, hiệu quả chưa cao và còn nhiều sai sót. Tỷ lệ hộ nghèo, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao đặt ra bài toán khó về mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng vẫn còn đó nhiều khó khăn, thách thức. Với quyết tâm của chính quyền địa phương, sự chung sức đồng lòng của người dân và các giải pháp phù hợp, tỉnh Gia Lai kỳ vọng sẽ sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra, góp phần cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực nông thôn trong thời gian tới./.

Hoài Nam – Xuân Huy

Có thể bạn quan tâm

Ninh Bình: Đã dập tắt được cháy rừng ở Tràng An

Ninh Bình: Đã dập tắt được cháy rừng ở Tràng An

Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa, đám cháy rừng đặc dụng ở Tràng An, Ninh Bình đã được dập tắt trong đêm 23, rạng sáng 24/1. Hiện các lực lượng chức năng đang khám nghiệm hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.

Thời tiết ngày 24/1/2025: Bắc Bộ nhiều sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 24/1/2025: Bắc Bộ nhiều sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống nước ta. Dự báo, khoảng đêm 25 và sáng 26/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 6.

Cháy rừng tại Tràng An: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực tiếp cận hiện trường

Cháy rừng tại Tràng An: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực tiếp cận hiện trường

Chiều 23/1, trên núi Phủ Khống, thuộc xã Trường Yên, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình xảy ra vụ cháy rừng đặc dụng. Khu vực này nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An. Ngay sau khi phát hiện có cháy, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với lực lượng tại chỗ triển khai phương án chữa cháy.

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Ứng phó với rét đậm, rét hại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.

 Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Đồng bào Bru - Vân Kiều ở bản Dốc Mây được trao nhà đại đoàn kết

Ngày 23/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Khánh thành và bàn giao 8 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại bản Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh).

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Xuân ấm áp nghĩa tình quân dân nơi vùng biên giới Gia Lai

Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, ngoài nhiệm vụ giữ vững bình yên biên giới, những người lính Biên phòng còn lan tỏa nghĩa tình, mang niềm vui Tết cổ truyền đến với đồng bào vùng biên. Với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", chương trình "Xuân Biên phòng - Ấm lòng dân bản" đã trở thành một trong những điểm sáng trong công tác chăm lo đời sống người dân vùng biên giới và là cầu nối yêu thương, gắn kết nghĩa tình quân dân.

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Thời tiết ngày 23/1/2025: Bắc Bộ lạnh về đêm, Nam Bộ trời nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 23/1, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8. Ngoài ra, ngày và đêm 23/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 1,5-2,5m. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động ở các khu vực trên đều có nguy cơ chịu tác động của lốc xoáy, gió giật mạnh và sóng lớn.

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết tại Hà Giang

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Xuân Ất Tỵ 2025, trong hai ngày 21 và 22/1, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã có chuyến thăm, làm việc và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.