Chính quyền và nhân dân huyện Ea Súp đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác ở địa bàn đặc biệt khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ea H’leo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk) không chỉ xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia mà còn tiên phong trong hỗ trợ, “tiếp sức” cho nhân dân khu vực biên giới xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Ngày 10/1, UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung.
Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 4/1, Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025 được Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức tại xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk với nhiều hoạt động.
Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo khu vực biên giới có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao. Trên “con đường” xây dựng vùng biên ngày càng giàu đẹp in đậm “dấu chân” của những già làng, trưởng buôn, người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có những cá nhân tiêu biểu đã trở thành “điểm tựa” của buôn làng.
Sáng 10/8, tại xã Ia Rvê, huyện Ea Súp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk tổ chức Lễ khởi công công trình nâng cấp đường cơ động vào biên giới đến Đồn Biên phòng Ea H’Leo và Đồn Biên phòng Ia Rvê (Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk).
Thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ bám cơ sở, từ năm 2019, Công an huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã tiến hành rà soát, đánh giá cán bộ, chiến sĩ đủ các tiêu chí, điều kiện theo Đề án bố trí công an chính quy đảm nhận các chức danh công an xã. Chủ trương này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai đợt cao điểm tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Với sự vào cuộc tích cực và những cách làm hay, công tác thu hồi vũ khí đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn kéo dài những ngày qua đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực trũng thấp ở các huyện: Lắk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông của tỉnh. Tính đến 17 giờ ngày 31/7, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 128 ngôi nhà, 4.478 ha cây trồng bị ngập; một số công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Thực hiện nhiệm vụ cao điểm tuần tra, kiểm soát bảo vệ an ninh biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai lực lượng 24/24 giờ, tuần tra, chốt chặn trên tuyến biên giới trong dịp Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023.
Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, địa bàn biên giới có 4 xã thuộc hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Hàng năm, khi Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk lại lên đường, mang những suất quà vừa mang đậm sắc Xuân vừa thiết thực với đời sống đến san sẻ cho bà con vùng biên. Đây không chỉ đơn thuần là những mòn quà ngày Tết mà còn là tình cảm, sự sẻ chia của người lính "quân hàm xanh" đối với đồng bào khu vực biên giới.
Nhằm tạo điều kiện cho trẻ em nghèo vùng biên giới được đón Trung Thu vui tươi, ý nghĩa, tối 9/9, tại Quảng trường trung tâm huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, UBND huyện Buôn Đôn tổ chức Đêm hội Trăng rằm năm 2022.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 16/8, mưa lớn trong nhiều ngày đã gây ra ngập lụt cục bộ ở một số địa phương, khiến hơn 5.000 cây trồng bị ngập và có nguy cơ mất trắng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk (CDC), hiện trên địa bàn, một số bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng... đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương và ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế sự lây lan của bệnh truyền nhiễm.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, từ ngày 15-16/10, địa bàn huyện Ea Súp, Ea H’leo có mưa to, gây ngập lụt cục bộ và thiệt hại. Chính quyền địa phương cùng người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra để sớm ổn định cuộc sống.
Từ đêm 15 đến sáng 16/10, trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có mưa vừa, mưa to đến rất to khiến hàng chục nhà dân bị ngập sâu, nhiều người dân bị cô lập trong các chòi rẫy và gây chia cắt cục bộ tại một số địa phương.
Tỉnh Đắk Lắk có đường biên giới dài hơn 73 km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người lính mang “quân hàm xanh”, đời sống nhân dân khu vực biên giới được cải thiện đáng kể, góp phần thắt chặt nghĩa tình quân - dân, giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới.
Ngày 29/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tham vấn đánh giá thực trạng và xây dựng chiến lược giảm thiểu xung đột giữa voi và người tại tỉnh Đắk Lắk.
Chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 13/4, “ATM gạo nghĩa tình” ở Đắk Lắk nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp chính quyền, các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm xa gần và nhân dân trên địa bàn. Từ một trạm "ATM gạo nghĩa tình" đầu tiên ở đường sách cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột), hiện nay, Ban Tổ chức đã xây dựng được thêm 10 "ATM gạo nghĩa tình" khác để đưa gạo đến tận tay người nghèo, người yếu thế vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vào tận buôn đồng bào dân tộc.
Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương (từ ngày 22 – 24/11/2019) tại tỉnh Đắk Lắk, chiều 23/11, các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị thuộc Khối đã tặng tỉnh Đắk Lắk hơn 14 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hiện vật) để thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Từ ngày 6/8 đến ngày 8/8, tại tỉnh Đắk Lắk, mưa lớn đã gây ngập lụt trên diện rộng gây thiệt hại nhiều tài sản, ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Trong đó, huyện biên giới Ea Súp bị thiệt hại nặng nề nhất. Hiện nước đã rút nhưng người dân, chính quyền nơi đây vẫn bộn bề nỗi lo sau lũ dữ.
Nhắc đến ẩm thực Tây Nguyên, du khách đã được nghe, thưởng thức nhiều món ăn đậm chất núi rừng như gà nướng sa lửa, gỏi lá, lẩu lá rừng, cá bống thác kho riềng, lẩu cá lăng… Ít ai biết rằng có những món ăn dân dã nhưng lại là “hàng hiếm”, “đặc sản” mà gia chủ để dành thết đãi khách quý được chế biến từ các loại thịt, cá gác trên bếp lâu ngày.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, ca sởi đầu tiên trên địa bàn được phát hiện tại huyện Buôn Đôn vào đầu tháng 10/2018, đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 44 trường hợp mắc sởi, tập trung tại các huyện Buôn Đôn 34 trường hợp, Ea Kar 5 trường hợp, Ea Súp 2 trường hợp …
Giờ đây, mỗi khi đau ốm, người dân ở hai xã biên giới Ia R’vê, Ia Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có thể đến khám chữa bệnh ngay tại Bệnh xá Quân dân y 737-Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 (Quân khu V) đóng chân trên địa bàn, không phải đi xa như trước.
Trong hai ngày 8-9/9, tại xã biên giới Ia Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2018.
Theo ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng tỉnh Đắk Lắk, hiện nay, số ca mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu tăng nhanh nhưng ngành Y tế Đắk Lắk đang gặp khó khăn trong công tác phòng chống và kiểm soát bệnh sốt rét.
Đắk Lắk đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng nên số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 735 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 69 vụ so với cùng kỳ này năm ngoái; trong đó, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật xảy ra 30 vụ, diện tích thiệt hại hơn 40,5 ha, tập trung nhiều nhất ở các huyện Buôn Đôn, Ea H’leo, M’Đ’rắk, Ea Súp, Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô…
Qua kiểm tra, rà soát của địa phương, hiện tỉnh Đắk Lắk không còn quỹ đất hoặc còn nhưng lại "vướng" các thủ tục về thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên không thể hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ.