Mang Tết sớm về vùng biên Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk có 4 xã biên giới, thuộc 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn với 22 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó dân tộc thiểu số chiếm 39,3%. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm giúp nhân dân vùng biên đón Tết đầm ấm, đủ đầy. Đồng thời, thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới, góp phần xây dựng và củng cố thế trận lòng dân trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797562.jpg
Tổ chức gói bánh chưng tặng gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã biên giới Ia Lốp (Ea Súp, Đắk Lắk). Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Xuân biên phòng đong đầy yêu thương

Từ ngày 4 - 10/1/2025, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại 4 xã biên giới. Đây là hoạt động ý nghĩa, thường niên của những người lính nơi vùng biên của Tổ quốc.

Năm nay, xã Ia Lốp (huyện Ea Súp) là đơn vị đầu tiên trong các xã biên giới diễn ra chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”. Vượt quãng đường hơn 100 km, Bộ đội Biên phòng mang hàng trăm phần quà Tết cùng nhiều nhu yếu phẩm đến với xã vùng biên xa xôi.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797550.jpg
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ do Bộ đội biên phòng tổ chức góp phần thắt chặt tình quân dân trên tuyến biên giới Đắk Lắk. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Xúc động trước nghĩa tình của Bộ đội Biên phòng, chị Nguyễn Thị Việt (thôn Đoàn, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) chia sẻ, nơi đây là xã biên giới với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không thuận lợi, đời sống kinh tế còn khó khăn. Trong những ngày Tết đến Xuân về, sự quan tâm đặc biệt của Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương với những phần quà Tết, nhu yếu phẩm… giúp nhân dân thấy rất ấm lòng và yên tâm đón mùa xuân mới. Cùng với tặng quà Tết là nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc cũng tạo không khí phấn khởi, vui tươi và động viên người dân lao động sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế trong năm mới.

Cùng chung niềm vui, chị Y Đông (thôn Lập Nghiệp, xã Ia Lốp, huyện Ea Súp) chia sẻ, những phần quà Tết, nhu yếu phẩm thiết yếu của Bộ đội Biên phòng vào dịp này là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với nhân dân vùng biên giới. Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng còn “lặn lội” đưa bác sĩ, máy móc hiện đại đến xã để tổ chức khám, chữa bệnh, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho người dân… Qua đó khẳng định tình cảm gắn bó đặc biệt của quân với dân ở khu vực biên giới.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797553.jpg
Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân vùng biên Ea Súp. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Theo Đại tá Rơ Lan Ngân, Phó Chính ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã vận động các nhà hảo tâm, phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện nhiều chương trình, phần việc ý nghĩa với hàng ngàn phần quà cho những hộ khó khăn, gia đình chính sách. Bên cạnh đó thời gian qua, các chương trình: Con nuôi đồn biên phòng, Nâng bước em đến trường, Hũ gạo tình thương, Mái ấm biên cương… cũng được thực hiện hiệu quả.

Phát huy thế trận lòng dân trên tuyến biên giới

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quân với dân như cá với nước”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk luôn gần dân, sát dân, chăm lo đời sống nhân dân và thắt chặt tình quân dân để cùng bảo vệ Tổ quốc.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797560.jpg
Phụ nữ dân tộc Thái ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) trong trang phục truyền thống tham gia trò chơi nhảy sạp. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Già làng Y Mosk Hra (buôn Drang Phốk, xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn) cho biết, buôn Drang Phốk có 8 dân tộc cùng sinh sống với 144 hộ, hơn 500 nhân khẩu. Nơi đây có khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, đất sản xuất hạn hẹp, đời sống người dân còn khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương, đời sống nhân dân dần được cải thiện.

Đặc biệt, nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở, học bổng, cây con giống… được Bộ đội Biên phòng triển khai bài bản, giúp đồng bào yên tâm sản xuất, bám trụ vùng biên. Trong mỗi dịp Tết đến Xuân về, Bộ đội Biên phòng lại tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, tặng quà Tết, nhu yếu phẩm và các hoạt động văn hóa, thể thao tạo không khí phấn khởi trong nhân dân. Từ đó, người dân buôn làng một lòng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước cùng với Bộ đội Biên phòng bảo vệ đường biên, cột mốc trên lãnh thổ quốc gia - Già làng Y Mosk Hra cho hay.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797556.jpg
Phát thuốc miễn phí trong Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại xã biên giới Ia Lốp (Ea Súp, Đắk Lắk). Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Theo ông Ngô Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, nhân dân khu vực biên giới luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Bộ đội Biên phòng trong phát triển kinh tế - xã hội và mỗi dịp Tết cổ truyền. Người dân nơi đây cũng ngày càng ý thức hơn trong việc tích cực tham gia các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới. Đây cũng là sự khẳng định về tình quân dân bền chặt và góp phần củng cố thế trận lòng dân vững chắc ở các xã biên giới. Chính quyền địa phương cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ đội Biên phòng đứng chân trên địa bàn và nhân dân các xã biên giới thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm từng bước xây dựng vùng biên ngày càng giàu đẹp.

Đại tá Đỗ Quang Thấm, Chính ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk cho rằng, chăm lo đời sống nhân dân khu vực biên giới, nhất là trong dịp Tết đến Xuân về là hoạt động cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước. Các hoạt động vui Xuân đón Tết của Bộ đội Biên phòng tổ chức không chỉ mang Tết sớm đến với nhân dân vùng biên mà còn góp phần gắn kết tình quân dân. Từ đó, đồng bào vùng biên quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ biên phòng trong làm nhiệm vụ và trở thành những “cột mốc sống” trên tuyến biên giới phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

potal-mang-tet-som-den-voi-vung-bien-dak-lak-7797555.jpg
Phụ nữ dân tộc Thái và chiến sĩ biên phòng tham gia trò chơi khua luống cùng nhau vui Xuân đón Tết. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, dù đời sống còn những khó khăn nhưng nhân dân vùng biên ở Đắk Lắk đã đón không khí ấm áp của mùa Xuân, sắc màu của Tết cổ truyền. Những phần quà, hoạt động của người lính quân hàm xanh đã góp phần củng cố tình quân dân, động viên tinh thần, tạo không khí phấn khởi để mọi người dân chung sức lao động sản xuất, xây dựng quê hương, bảo vệ vững chắc vùng biên của Tổ quốc.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Động đất có độ lớn 4.2 tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, một trận động đất có độ lớn 4.2 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và tài sản.

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Nỗi lo bệnh dại của ngành y tế Đắk Lắk

Trong năm 2024, tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 7 trường hợp tử vong do bệnh dại, đứng vào nhóm các tỉnh có số ca tử vong cao của cả nước. Đến đầu năm 2025, một trường hợp tử vong nghi do bệnh này vừa xảy ra tại huyện Krông Ana tiếp tục dấy lên nỗi lo về nguy cơ lây lan bệnh.

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Xuân Biên phòng ấm lòng người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị

Từ ngày 7 - 8/1, Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã phối hợp tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người dân các xã Hướng Việt, Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Xuân ấm cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn về nhà ở ở Thái Nguyên

Thái Nguyên đang dồn lực triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng trăm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thái Nguyên đã có nhà mới, kiên cố để đón mùa xuân mới thêm vui.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Người dân bất an khi cồn Thanh Long (Vĩnh Long) bị sạt lở

Cồn Thanh Long thuộc ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được hình thành giữa dòng sông Cổ Chiên. Từ năm 2016 đến nay, nơi đây thường xuyên xảy ra sạt lở, sụt lún đất. Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nông thôn mới ở Tây Nguyên

Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, những thành tựu đạt được trong trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên sẽ là nền tảng quan trọng để tiếp tục công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Hỗ trợ đồng bào vùng cao tỉnh Điện Biên tiếp cận với dịch vụ trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, đặc biệt là người yếu thế. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ pháp lý vẫn còn hạn chế do rào cản về ngôn ngữ và địa lý. Để xóa bỏ rào cản này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên và chính quyền địa phương đã không ngừng nỗ lực truyền thông, cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình. Nhờ vậy, người dân, đặc biệt là các nhóm yếu thế được bảo vệ quyền lợi hợp pháp và củng cố niềm tin vào hệ thống pháp luật.

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Thời tiết ngày 7/1/2025: Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 21-24 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi.

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Bắt đối tượng Sùng A Di mua bán trái phép chất ma túy

Thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên) cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ gồm 6 bánh heroin và 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hóa kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Chương trình mục tiêu quốc gia từng bước nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kiên Giang

Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Hiện thực ước mơ an cư cho hộ nghèo ở Long An

Những năm qua, với quan điểm “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Mỗi người dân Long An đều được hưởng thành quả tăng trưởng”, tỉnh đã và đang tập trung cân đối nguồn lực cùng với vận động xã hội hóa để chăm lo tốt nhất đời sống cho nhân dân, trong đó có chính sách về nhà ở.

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Thời tiết ngày 6/1/2025: Bắc Bộ sáng sớm sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày 6/1, khu vực Bắc Bộ có nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Sáng và đêm trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 22-25 độ C. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Lễ trao Giải Diên Hồng - Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ ba

Tối 5/1, Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba năm 2025 đã được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2025).