Theo quy hoạch đến năm 2030, tỉnh Nghệ An sẽ có 1.148.476 ha đất lâm nghiệp (gồm: 171.062 ha rừng đặc dụng; 370.405 ha rừng phòng hộ; 607.009 ha rừng sản xuất). Qua đó, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trước tình hình thời tiết hanh khô kéo dài, độ ẩm không khí xuống thấp, cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn đang ở cấp IV (cấp nguy hiểm), UBND tỉnh Lai Châu vừa ban hành Công văn chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp cấp bách trong quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Ngày 10/1, UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung.
Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.
Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Sáng 9/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việt Nam hiện có 14,8 triệu ha rừng và đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42 - 43% đến năm 2030. Dự kiến, mỗi năm, cả nước sẽ trồng thêm khoảng 238.000 hecta rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu.Theo số liệu từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2018, bình quân rừng Việt Nam giảm phát thải khí nhà kính đạt 18,3 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ)/năm do ngăn ngừa suy thoái và mất rừng. Cùng với đó, phát triển rừng tăng cả diện tích và chất lượng giúp tăng hấp thụ bình quân khoảng 38,5 triệu tấn CO2tđ. Như vậy, tổng cộng cả hấp thụ và phát thải ròng từ rừng đạt 56,8 triệu tấn CO2 tđ.
Là tỉnh miền núi, diện tích đất có rừng của Lào Cai chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, Lào Cai đã từng bước thay đổi tư duy nhận thức cho người dân về phát triển ngành lâm nghiệp từ trồng rừng khai thác lâm sản sang phát triển rừng để thu lợi từ giá trị đa dụng của rừng, khiến rừng thực sự trở thành "vàng". Đây là hướng đi hiệu quả vừa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vừa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày 14/5, đại diện UBND tỉnh Bình Phước cho biết, Kế hoạch số 155/KH-UBND về phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh vừa được ban hành nhằm nâng cao đời sống, giá trị thu nhập của người dân từ trồng rừng sản xuất.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành công văn về quản lý, phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Theo đó có nội dung, thực hiện nghiêm việc quản lý, theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng; xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng carbon của rừng để quản lý rừng bền vững, nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BTNMT quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp.
Huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có hơn 29.600 ha đất nông nghiệp, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè. Phát huy lợi thế này, đến nay, huyện đã phát triển được hơn 4.100 ha chè, trở thành địa phương có diện tích chè lớn thứ hai toàn tỉnh, với sản lượng bình quân đạt trên 45.000 tấn/năm, doanh thu bình quân ước đạt từ 310 - 330 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất đạt trên 1.300 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần so với giá trị sản xuất lúa gạo trên địa bàn.
Tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Mục tiêu của tỉnh phát triển rừng ngập mặn đến năm 2025 đạt diện tích khoảng 12.250 ha, đạt độ che phủ rừng 4,2%, tạo môi trường sinh thái tốt và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới biển.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, tỉnh đang đặt mục tiêu phấn đấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 6%/năm từ nay đến năm 2030. Diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2025 sẽ đạt trên 10.000 ha, đến năm 2030 đạt trên 15.000 ha.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn ảm đạm với tăng trưởng âm. Trong khi đó, nhóm rau quả vẫn có được sự tăng trưởng khá với mức hai con số. Cùng với việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới thì việc tập trung xây dựng nhiều mã số vùng trồng mới, nâng cao chất lượng mã đã có là hướng đi quan trọng để cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn, tận dụng thời cơ thị trường.
Ngày 4/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội thảo "Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng".
Sau hơn 10 năm giao đất, giao rừng cho doanh nghiệp quản lý, bảo vệ và thực hiện dự án nông lâm kết hợp, UBND tỉnh Đắk Nông ra quyết định thu hồi, bàn giao lại cho chủ cũ là một Công ty lâm nghiệp nhà nước quản lý. Đáng chú ý, hàng trăm hécta rừng, đất rừng đã bị tàn phá, lấn chiếm và hệ lụy không biết sẽ còn kéo dài tới bao giờ.
Là địa phương có tiềm năng về phát triển lâm nghiệp, hiện nay, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp hơn 30.200 ha; trong đó, đất rừng đặc dụng trên 7.500 ha, đất rừng phòng hộ gần 9.000 ha và trên 13.700 ha đất rừng sản xuất.
Chiều tối 27/8, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức buổi làm việc nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các nghị quyết, đề án, chính sách phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và trao giấy Chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lai Châu đợt 1 năm 2021.
Nhờ tham gia vào Tổ hợp tác Ươm cây giống lâm nghiệp ấp Số 8, bà con nông dân xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua không chỉ có thu nhập ổn định mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Gần 3.800 ha rừng phòng hộ ít xung yếu ở tỉnh Trà Vinh sẽ được chuyển sang rừng sản xuất; trong đó huyện Châu Thành chuyển hơn 58 ha, huyện Duyên Hải hơn 2.666 ha và thị xã Duyên Hải hơn 1.066 ha. Đây là chủ trương vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX quyết nghị tại Kỳ họp thứ 16, nhằm cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho những hộ được giao khoán bảo vệ, chăm sóc rừng, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
Sáng 24/6, Trung tá Nguyễn Đức Hoàng - Trưởng Công an huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Trong quá trình mở rộng điều tra chuyên án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kbang đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 7 đối tượng liên quan đến vụ án phá rừng trên địa bàn vào hồi đầu tháng 6. Hiện công tác điều tra đang được Công an huyện tích cực triển khai.
Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng) hiện có khoảng 2,55 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng 2,206 triệu ha, còn lại là rừng trồng; độ che phủ rừng bình quân là 46,19%. Hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn là vấn đề “nóng” ở Tây Nguyên làm giảm cả về diện tích, trữ lượng rừng.
Ngày 18/11, tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên và các bên liên quan tổ chức hội nghị ra mắt Hợp tác xã Lâm nghiệp công nghệ cao tỉnh Phú Yên. Đây là mô hình kinh tế hợp tác có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển ngành lâm nghiệp bền vững theo định hướng của Chính phủ.
Tại hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, sáng 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện và hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2020.
Những năm qua, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) đã thực nhiều đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với chế biến (giai đoạn 2015-2020) nhằm giúp người dân giảm nghèo và phát triển rừng bền vững. Tới nay, đề án này đang mang lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là việc giúp nhiều người dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 6% vào mức tăng trưởng chung. Mặc dù vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá nhưng cuối năm thường xảy ra thiên tai bất thường, dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến khó lường… đòi hỏi toàn ngành phát huy hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 3% trong năm 2019.