Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.

potal-gia-lai-quyet-liet-xu-ly-an-diem-pha-rung-7777015.jpg
Lô 22, khoảnh 4 và lô 9, lô 12, khoảnh 6 tiểu khu 1005 thuộc lâm phần UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) quản lý bị các đối tượng dùng cưa điện chặt phá 330 cây. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Nhiều điểm nóng phá rừng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, tại ba huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê đã xảy ra tổng cộng 49 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đáng chú ý, huyện Chư Prông là điểm nóng nhất với 33 vụ (tăng 11 vụ so với cùng kỳ năm 2023), gồm: 9 vụ phá rừng, 5 vụ khai thác rừng, 15 vụ vận chuyển lâm sản trái phép và 4 vụ tàng trữ lâm sản. Tiếp đến là huyện Chư Sê với 11 vụ (tăng 9 vụ so với cùng kỳ 2023). Huyện Ia Grai xảy ra 5 vụ làm thiệt hại hơn 10 ha rừng và hơn 30 m3 gỗ.

Một số vụ phá rừng nghiêm trọng điển hình như vụ ngày 23/10/2024 tại xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, lực lượng chức năng phát hiện 330 cây rừng bị các đối tượng dùng cưa điện để ken phá tại lô 22, khoảnh 4; lô 9, lô 12, khoảnh 6 tiểu khu 1005, thuộc lâm phần UBND xã Ia Mơ quản lý. Hay vụ 124 cây rừng bị khai thác trái phép, khối lượng thiệt hại hơn 30 m3 tại xã Ia Grăng, huyện Ia Grai thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý đã được khởi tố vụ án và chuyển sang công an huyện để điều tra, xử lý.

Trong khi đó, tại huyện Chư Sê, gần 6,5 ha đất thuộc lô 26, khoảnh 6; lô 6, lô 8, lô 10 và lô 17 khoảnh 8, tiểu khu 1049 do Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý ngang nhiên bị đào xới, san ủi. Cơ quan chức năng đang xác minh, xử lý theo quy định về đất đai.

potal-gia-lai-quyet-liet-xu-ly-an-diem-pha-rung-7777044.jpg
Lực lượng chức năng phát hiện vụ phá rừng ở huyện Chư Prông (Gia Lai). Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, dù chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo và triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do công tác quản lý rừng tại gốc chưa hiệu quả, dẫn đến việc phát hiện và ngăn chặn vi phạm còn chậm trễ. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh để nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, tạo kẽ hở cho việc lấn chiếm.

Quyết liệt xử lý “án điểm” để răn đe

Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện và các đơn vị chức năng thống nhất triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó ưu tiên xây dựng “án điểm” với các vụ việc nghiêm trọng, có đối tượng cụ thể để điều tra, xử lý nghiêm, tạo sức răn đe.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Hoan khẳng định, việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng để điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm và xử lý nghiêm các vụ việc theo đúng pháp luật là rất cần thiết. Về các vụ phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật tại huyện Chư Prông và Ia Grai, đề nghị chính quyền hai địa phương tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực phối hợp với Hạt Kiểm lâm điều tra làm rõ đối tượng vi phạm, củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, xử lý theo Luật Đất đai đối với vụ việc đào bới, san ủi đất tại xã Ayun, huyện Chư Sê.

potal-gia-lai-quyet-liet-xu-ly-an-diem-pha-rung-7777020.jpg
Lực lượng chức năng phát hiện 330 cây rừng bị các đối tượng dùng cưa điện để ken phá tại lô 22, khoảnh 4 và lô 9, lô 12, khoảnh 6 tiểu khu 1005 thuộc lâm phần UBND xã Ia Mơ quản lý. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng tại các địa phương thời gian tới, tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện Chư Prông, Ia Grai, Chư Sê cùng các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt Chương trình số 38-CTr/TU ngày 29/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triền khai Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

UBND các huyện chủ động xây dựng kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp với các cấp chính quyền và chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng tại khu vực biên giới, vùng giáp ranh; xử lý, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại; tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các đơn vị Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh trong tuần tra, kiểm soát và điều tra làm rõ đối tượng vi phạm đưa ra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Riêng các Ban Quản lý rừng phòng hộ cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, phối hợp hiệu quả với chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

Thượng tá Phạm Chính Nghĩa, Phó Trưởng Công an huyện Ia Grai khẳng định, đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ các vụ phá rừng đã xác định được đối tượng, đưa ra làm “án điểm” với mục tiêu răn đe để giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật về lâm luật.

Ông Trương Thanh Hà, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai cũng cho biết, đối với các vụ phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép..., đơn vị sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan và chủ rừng khẩn trương điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm và xử lý nghiêm.

Gia Lai quyết liệt xử lý “án điểm” phá rừng để răn đe. Video-clip: Hoài Nam

Là đơn vị chủ rừng quản lý gần 14.000 ha rừng và cũng là điểm nóng về phá rừng, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông cho rằng, để làm tốt công tác bảo vệ rừng thời gian tới, ngành chức năng cần nghiên cứu bố trí, phân công kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đủ năng lực, trình độ hỗ trợ địa phương. Cùng với đó, Bộ đội Biên phòng cũng cần tăng cường giám sát người và phương tiện ra vào khu vực biên giới.

Để đạt được hiệu quả bền vững trong công tác bảo vệ rừng, ngoài việc triển khai quyết liệt các giải pháp từ ngành chức năng, rất cần sự chung tay và tích cực tố giác các hành vi vi phạm từ người dân giúp giữ vững những cánh rừng trước áp lực xâm hại ngày một gia tăng.

Hoài Nam – Xuân Huy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Công trình "Sao sáng buôn, làng" thắp sáng vùng biên Gia Lai

Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Cuộc sống mới của những cư dân Lào nhập quốc tịch Việt Nam

Kon Tum là tỉnh có trên 292 km đường biên giới, tiếp giáp nước bạn Lào và Campuchia. Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp, quyết tâm gắn bó và xây dựng quê hương Việt Nam.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Bình ổn thị trường, không lo thiếu hàng cho dịp Tết

Để đảm bảo cho người dân vui Xuân, đón Tết, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung triển khai kế hoạch theo dõi, tổng hợp, kiểm tra diễn biến giá cả thị trường và thực hiện nhiều giải pháp bảo đảm cung ứng hàng hóa, cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Người dân lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Dinh

Cứ hễ mùa mưa lũ đến, người dân ở xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) lại không khỏi lo lắng trước nguy cơ ảnh hưởng, mất an toàn tính mạng và tài sản do sạt lở bờ sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lo lắng của người dân là bởi trong những năm qua, bờ sông Dinh thường xuyên xảy ra sạt lở. Mới đây nhất, trên 5 km bờ sông này lại tiếp tục sạt lở, lấn sâu vào khu dân cư và đất sản xuất của người dân.

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những kỳ thi trước. Vì vậy, việc công bố đề thi tham khảo, quy chế thi, các công tác chuẩn bị khác cho kỳ thi đều được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện sớm hơn, xa hơn với tinh thần tích cực và kỹ lưỡng.

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Áp thấp nhiệt đới gây mưa ở Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu, gây mưa ở Trung Bộ.

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk tìm hướng phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao

Đắk Lắk là một trong những tỉnh có dân số trẻ đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số. Với các giải pháp đồng bộ, địa phương đang từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo đà phát triển bền vững.

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông đặt mục tiêu xóa gần 1.800 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Đắk Nông có gần 1.800 hộ dân thuộc diện nghèo đủ điều kiện hỗ trợ về nhà ở. Bên cạnh nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, tỉnh đã phát động nhiều phong trào vận động, bố trí kinh phí từ ngân sách để hỗ trợ các hộ dân thuộc diện nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài cuối)

Yên Bái là tỉnh miền núi với địa hình phức tạp. Mùa mưa thường xảy ra ngập sâu tại vùng trũng, sạt lở đất ở khu vực đồi núi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Do vậy, để cuộc sống người dân ổn định, tỉnh chủ động những giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

“Điểm tựa” của người dân vùng lũ Yên Bái (Bài 1)

Bão số 3 (Yagi) hồi tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái. Ngay trong thời khắc khó khăn nhất, luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau bão, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái triển khai “thần tốc” các phương án, giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm phục hồi sản xuất nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

100% số xã của tỉnh Lâm Đồng đã đạt chuẩn nông thôn mới

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành các quyết định, công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện và 106/106 xã đạt chuẩn nông thôn mới.