Ngày 6/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về vụ việc phá rừng quy mô tương đối lớn tại khu vực rừng vành đai biên giới, thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký văn bản yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng dịp lễ, Tết. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, giảm thiểu thiệt hại về rừng trong thời điểm lễ, Tết và cùng với đó là bắt đầu cao điểm mùa khô.
Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ phá rừng trái phép xảy ra tại các huyện Chư Prông, Ia Grai và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) gây xôn xao dư luận. Chỉ trong vòng 1 năm (từ ngày 11/12/2023 đến 17/12/2024), hàng chục vụ phá rừng đã xảy ra trên các địa bàn này gây thiệt hại lớn về diện tích rừng và tài nguyên gỗ. Trước tình hình này, chính quyền tỉnh Gia Lai đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp mạnh, trong đó có việc xử lý “án điểm” để răn đe các đối tượng vi phạm.
Liên quan đến bài viết “Nóng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk”, do phóng viên TTXVN phản ánh vào ngày 21/11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 4920/SNN-CCKL, ngày 10/12/2024 phản hồi thông tin báo chí. Đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông.
UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo chính thức về vụ việc khai thác rừng trái phép tại lô 9, khoảnh 7, tiểu khu 317, thuộc lâm phần Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai.
Thời gian gần đây, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy diễn biến phức tạp trên lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông (Công ty Lâm nghiệp Krông Bông). Mặc dù, chính quyền địa phương và chủ rừng đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn chưa thể “hạ nhiệt” tình hình. Trong khi đó, việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra ngày càng tinh vi, âm ỉ kéo dài khiến tài nguyên rừng luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại.
Tình trạng phá rừng trên địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai đang nóng lên từng ngày, khi hàng loạt các vụ phá rừng liên tiếp được phát hiện trong thời gian ngắn. Đáng chú ý, không chỉ có người dân địa phương phá rừng mở rộng đất canh tác, mà còn có sự xuất hiện của các nhóm “lâm tặc” chuyên nghiệp có tổ chức, sử dụng phương tiện cơ giới để khai thác và vận chuyển gỗ trái phép.
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng ở một số “điểm nóng”, như các huyện Krông Bông, Buôn Đôn, M’Đrắk, Ea Kar... Do đó, lực lượng kiểm lâm đang triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Ngày 30/8, tại Hội trường Nhà văn hóa Ủy ban nhân dân xã Đăk Long, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động Phạm Văn Nhuệ (56 tuổi, trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) cùng 4 đồng phạm về tội: “Vi phạm quy định về khai thác bảo vệ rừng và lâm sản” quy định tại khoản 2 Điều 232 Bộ luật Hình sự.
Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Mơ, tình trạng phá rừng trên địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai những năm gần đây diễn ra thường xuyên.
Theo thông tin từ người dân tại xã Đôn Phong (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn), từ khoảng tháng 5, tháng 6/2024 đã có nhiều đối tượng đến phá, múc đất và xây dựng lán trại xâm hại rừng tại khu vực Khuổi Lò, thôn Bản Đán và Khuổi Kẹn, thôn Nà Đán, xã Đôn Phong.
Ngày 18/6, UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng và UBND các xã, thị trấn có rừng tăng cường quản lý và bảo vệ rừng. Đáng chú ý, lực lượng Công an được đề nghị thành lập chuyên án điều tra, triệt phá các băng, nhóm chuyên phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, mua bán, sang nhượng đất lâm nghiệp mà các cơ quan báo chí phản ánh thời gian qua.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ra Quyết đinh xử phạt hành chính 162,5 triệu đồng với Nguyễn Quốc Vương (sinh năm 1985, trú tại Thôn 3, xã Trà Đa, thành phố Pleiku, Gia Lai) vì hành vi phá rừng trái pháp luật quy định tại điểm B, khoản 9, điều 20, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, đã được sửa đổi bổ sung năm 2022.
Bảo tồn rừng đã trở thành ưu tiên toàn cầu. Tuy nhiên, nạn phá rừng và buôn bán gỗ bất hợp pháp vẫn là những vấn đề dai dẳng đe dọa các hệ sinh thái này.
Trong thời gian giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de, ông Lê Văn Thủy đã để xảy ra các vụ vi phạm lâm luật, gây thiệt hại 218,654m3 gỗ các loại (định giá thiệt hại về tiền gần 2,3 tỷ đồng), khiến nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật phải khởi tố, xem xét kỷ luật. Huyện ủy Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã ra quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối Chi bộ Công ty và cá nhân ông Lê Văn Thủy.
Ngày 21/2, Hạt Kiểm lâm huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) cho biết đã khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ vụ việc nhóm đối tượng phá rừng quy mô lớn xảy ra tại Tiểu khu 1003, thuộc địa phận xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông.
Ngày 24/1, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam Giàng Văn Bằng (sinh năm 1999, trú tại thôn 5, xã Rô Men, huyện Đam Rông) để điều tra về hành vi phá hơn 1,6 ha rừng phòng hộ trái pháp luật.
Ngày 10/10, ông Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên xác nhận, lực lượng chức năng vừa xử lý một vụ phá rừng trên lâm phần được giao cho Công ty quản lý, thuộc địa giới hành chính xã biên giới Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Một vụ phá rừng tự nhiên trái phép với diện tích gần 5 ha (trong đó có khoảng 3 ha diện tích rừng có cây gỗ) vừa xảy ra tại tiểu khu 793 thuộc lâm phần quản lý của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Kông H’de.
Ngày 01/8/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 5179/BNN-HTQT về việc triển khai Khung Kế hoạch hành động thích ứng với Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR).
Từ sau ngày 31/12/2024 các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác muốn vào được thị trường châu Âu thì phải lọt qua cánh cửa hẹp là Quy định không gây mất rừng của Liên minh châu Âu (EUDR – EU Deforestation-free Regulation).
Ngày 21/8, UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ phá gần 1 ha rừng tự nhiên có tính chất phức tạp tại Tiểu khu 775 thuộc xã Cam Thành. Huyện đã giao các lực lượng liên quan điều tra, xác minh, làm rõ vụ việc, xử lý đúng quy định của pháp luật.
Ngày 22/7, UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết đã tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Mê Linh trong vòng 15 ngày do để xảy ra phá rừng gây thiệt hại gần 3.000 mét vuông đất rừng trên địa bàn.
Chỉ trong chưa đầy một tháng, liên tục xảy ra các vụ đầu độc, cưa hạ rừng thông trái phép trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gây nhiều thiệt hại về lâm sản và diện tích rừng.
Ngày 19/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã yêu cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với UBND huyện Bảo Lâm cùng các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm hành vi phá rừng tại tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm).
Chiều 15/7, Công an huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin vụ triệt hạ rừng thông ở xã Mê Linh, cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc và sau 24 giờ đã xác định nhanh được hai đối tượng tham gia thực hiện vụ phá rừng nêu trên.
Ngày 9/6, thông tin từ UBND huyện Đăk Pơ (Gia Lai) cho biết, Hạt Kiểm lâm huyện đã khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Đây là vụ việc 52 cây gỗ rừng tự nhiên với gần 50 m3 bị cưa hạ tại rừng phòng hộ Ya Hội mà phóng viên Thông tấn xã Việt Nam mới phản ánh.
Lực lượng chức năng tỉnh Gia Lai đang mở rộng điều tra, làm rõ vụ việc 52 cây gỗ rừng tự nhiên bị cưa hạ tại rừng phòng hộ Ya Hội (xã Ya Hội, huyện Đăk Pơ).
Chiều 13/4, ông Trần Hiệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị cho biết, đang chỉ đạo các lực lượng chuyên môn của đơn vị làm rõ vụ phá rừng tự nhiên xảy ra tại huyện Đakrông.