Quyết liệt ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông

Liên quan đến bài viết “Nóng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk”, do phóng viên TTXVN phản ánh vào ngày 21/11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 4920/SNN-CCKL, ngày 10/12/2024 phản hồi thông tin báo chí. Đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông.

vna_potal_“nong”_tinh_trang_pha_rung_lan_chiem_dat_rung_tai_dak_lak_7715725.jpg
Một mặt của ngọn đồi thuộc tiểu khu 1138, lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị “cạo trọc” để làm nương rẫy. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Văn bản phản hồi nêu rõ, để chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện Krông Bông, đặc biệt tại lâm phần do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều biện pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Krông Bông.

Tuy nhiên, trước áp lực về dân số tăng nhanh, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn diễn biến phức tạp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các đối tượng phá rừng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để đối phó lại các lực lượng chức năng, như: sử dụng hóa chất để đầu độc cây rừng; phát luỗng cây nhỏ, ken chết cây lớn một thời gian sau thì cưa cắt cây lớn và để nhiều năm mới tiến hành canh tác. Việc phá rừng, lấn chiếm rừng thường được thực hiện vào ban đêm tại khu vực tiếp giáp với nương rẫy cũ, thực hiện mỗi năm một ít. Các đối tượng sử dụng cưa điện, cưa tay để cắt cây không phát tiếng động, cây được cắt ba phần tư thân rồi chờ gió thổi đổ cây mới đến đốt dọn, trồng tỉa; rải chông đinh, căng dây cước ngang tầm mặt nhằm cản trở, gây thương tích cho lực lượng chức năng…

Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.

vna_potal_“nong”_tinh_trang_pha_rung_lan_chiem_dat_rung_tai_dak_lak_7715720.jpg
Diện tích rừng sau khi bị phá tại tiểu khu 1138, lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Krông Bông bị lấn chiếm để trồng cây ngắn ngày. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Krông Bông, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông tăng cường các giải pháp quyết liệt để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế thấp nhất tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp nói chung, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện Krông Bông nói riêng.

Trong đó, Sở tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Krông Bông triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, đặc biệt phối hợp với các lực lượng chức năng, chủ rừng tổ chức mật phục, tuần tra, truy quét tại các điểm nóng về phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại các tiểu khu 1138, 1140,1141,1148… thuộc lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông quản lý. Sở lập hồ sơ xử lý, bảo vệ, xác minh hiện trường, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm các vụ việc theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Sở đề nghị UBND huyện Krông Bông chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện các biện pháp cấp bách về quản lý, bảo vệ rừng…

Sở chỉ đạo kiểm lâm địa bàn tham mưu Chủ tịch UBND các xã họp dân nhằm tuyên truyền, ký cam kết với các hộ dân sống gần rừng, ven rừng, vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

Trước đó, phóng viên TTXVN đã phản ánh về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn biến phức tạp tại lâm phần của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Krông Bông. Theo đó, tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024, công ty phát hiện và lập hồ sơ 478 vụ vi phạm.Trong số đó, có 341 vụ phá rừng với diện tích 90,819ha; 118 vụ lấn, chiếm rừng trái phép với diện tích 44,520ha. Đây là những con số đáng báo động về tình hình phá rừng trên lâm phần do công ty quản lý. Năng lực của chủ rừng còn hạn chế, trong khi số vụ phá rừng liên tục tăng. Thực tế này khiến tài nguyên rừng tại huyện Krông Bông luôn đứng trước nguy cơ bị xâm hại.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp đón một đợt không khí lạnh cực mạnh, dự kiến ảnh hưởng từ ngày 21/1, khiến nhiệt độ giảm sâu và rét đậm trên diện rộng. Nhiều khu vực vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và sương muối, tạo nên những khung cảnh đặc trưng của mùa đông khắc nghiệt.

Bà Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước tặng quà Tết cho hộ nghèo. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Ấm áp Tết nhân ái tại vùng sâu Bình Phước

Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.