Từ ngày 13 - 16/3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với các lực lượng chức năng xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm, vị trí tại các khoảnh 7, 8 và 11 Tiểu khu 443 (xã Lộc Phú) để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, bảo vệ theo quy định. Lực lượng chức năng đã chặt bỏ toàn bộ số cây cà phê người dân trồng trái phép trên diện tích đất rừng lấn chiếm. Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và xã Lộc Phú đã có mặt đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình công ty giải tỏa cây trồng.
Ngày 10/1, UBND huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn, chiếm tại tiểu khu 267, 268 xã Ea Bung.
Ngày 17/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 24 hồ chứa nước, kênh mương thủy lợi đang bị người dân và tổ chức lấn chiếm với nhiều hình thức nhưng đến nay chưa được xử lý dứt điểm.
Thời gian qua, việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Đắk Nông diễn ra phức tạp nhưng chưa được các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm.
Tối 22/3/2017, đoàn kiểm tra quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận dẫn đầu phối hợp với các lực lượng công an, quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát giao thông và lực lượng PCCC ra quân kiểm tra và lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Mặc dù là năm thứ 3 Hà Nội triển khai “Năm trật tự văn minh đô thị” nhưng thực tế tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn ở nhiều nơi, nhất là những con phố tập trung kinh doanh buôn bán như phố cổ, phố cũ; hoặc những nơi gần trường học, khu chung cư, tập thể.
Việc lấn chiếm không gian chung tại các khu chung cư để bán hàng, trông giữ xe ô tô, họp chợ... không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây bức xúc trong cư dân trong thời gian dài vừa qua. Các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã quyết định vào cuộc, xử lý nghiêm tình trạng này.